Khoai@
Sáng nay 11/2/2023, tàu điện Cát Linh - Hà Đông lần đầu tiên gặp sự cố cảnh báo tín hiệu ghi tại khu vực ga Cát Linh nên phải tạm dừng đón khách ở 4 nhà ga. Sự cố không mong muốn xảy ra đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của hành khách và vận hành chạy tàu. Theo đó, tàu buộc phải dừng chạy tàu từ ga Cát Linh đến ga Thượng Đình trong thời gian xử lý sự cố và vẫn chạy một số lượt từ ga Thượng Đình tới ga Yên Nghĩa và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ mất 60 phút, sự cố đã được khắc phục và việc vận hành tàu trở lại bình thường, đảm bảo an toàn.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã kích hoạt phương án xử lý theo các quy trình vận hành nằm trong 62 tình huống xử lý khẩn cấp và thông tin đến các đơn vị liên quan để tổ chức chạy tàu giao lộ nhỏ từ Yên Nghĩa đến Thượng Đình và ngược lại. Đồng thời liên hệ với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội để điều xe buýt đến hỗ trợ giải toả hành khách đoạn tuyến Thượng Đình đến Cát Linh và ngược lại theo kịch bản đã thống nhất.
Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng ngay lập tức thông tin đến hành khách và hỗ trợ hành khách tiếp chuyển bằng xe buýt tăng cường. Những hành khach đã mua vé nhưng không có nhu cầu đi tiếp đã được hoàn trả lại vé theo quy định.
Rà soát lại toàn bộ quá trình vận hành từ khi đưa vào hoạt động, đây là lần đầu tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông gặp sự cố.
Tuy nhiên, ngay sau khi sự cố xảy ra, có tờ báo đã loan tải thông tin rằng, "Tàu điện Cát Linh - Hà Đông lại gặp sự cố đột ngột dừng giữa đường".
Bài báo viết rằng: "Đây không phải lần đầu tiên tàu điện Cát Linh - Hà Đông phát sinh sự cố khiến tàu phải dừng đột ngột" (mời xem ảnh chụp màn hình tiêu đề và nội dung chú ý của bài báo phía trên). Đây là thông tin không chính xác bởi hôm nay mới chỉ là lần đầu tiên tàu này gặp sự cố. Bài viết liệt kê 2 ví dụ:
Lần thứ nhất là vào "Tối 7/12/2021, nhiều hành khách có mặt tại ga Cát Linh để đi tàu điện bất ngờ nhận được thông báo đoàn tàu gặp sự cố, không thể phục vụ hành khách".
Lần thứ hai là "vào tháng 5/2022, trong lúc vận hành, đoàn tàu metro Cát Linh - Hà Đông cũng bất ngờ dừng lại giữa đường khi trời đang mưa khiến hành khách nhốn nháo".
Lần thứ hai là "vào tháng 5/2022, trong lúc vận hành, đoàn tàu metro Cát Linh - Hà Đông cũng bất ngờ dừng lại giữa đường khi trời đang mưa khiến hành khách nhốn nháo".
Những liệt kê nói trên của bài báo là không chính xác. Tôi không hiểu tác giả lấy đâu ra 2 lần tàu này gặp sự cố để viết rằng đây không phải lần đầu tiên tàu điện Cát Linh - Hà Đông phát sinh sự cố khiến tàu phải dừng đột ngột.
Kết quả tra cứu lại là:
- Ví dụ thứ nhất mà tác giả nhắc đến là vụ diễn tập xử lý các tình huống bất ngờ diễn ra vào tối 7/12/2021. Nội dung diễn tập là xử lý sự cố bất ngờ về tín hiệu khiến các đoàn tàu không thể hoạt động tại ga Cát Linh trong khoảng thời gian 30 phút. Đây là tình huống của Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra trong quá trình vận hành khai thác và đơn vị vận hành phải xử lý.
- Ví dụ thứ nhất mà tác giả nhắc đến là vụ diễn tập xử lý các tình huống bất ngờ diễn ra vào tối 7/12/2021. Nội dung diễn tập là xử lý sự cố bất ngờ về tín hiệu khiến các đoàn tàu không thể hoạt động tại ga Cát Linh trong khoảng thời gian 30 phút. Đây là tình huống của Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra trong quá trình vận hành khai thác và đơn vị vận hành phải xử lý.
- Ví dụ thứ hai mà tác giả liệt kê là lần ê kíp lái tàu xử lý tình huống tàu chạy trên đường trơn trượt do mưa lớn vào sáng 23/5/2022. Đây chỉ là một tình huống kỹ thuật bình thường và ê kip vận hành chỉ mất 17 giây để chuyển đổi từ hệ thống lái tự động sang hệ thống lái thủ công. Việc chuyển đổi hệ thống lái khi trời mưa là một quy trình bắt buộc trong vận hành của bất kể hệ thống tàu điện nội đô nào, và Tàu Cát Linh - Hà Đông không phải là ngoại lệ.
Như vậy cả 2 ví dụ mà tác giả nhắc đến đều không phải sự cố. Do đó, không có chuyện đây là lần thứ ba tàu Cát Linh - Hà Đông gặp sự cố. Việc gọi đó là sự cố và "không phải lần đầu" khiến người dân lo lắng và là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng bỉ bôi, chê bai, làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền.
Câu hỏi là, liệu rằng việc gặp sự như tàu điện Cát Linh - Hà Đông có phải là duy nhất trên thới giới không, thì câu trả lời là không. Trên thực tế, đường sắt đô thị tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc... dù có lịch sử phát triển lâu đời, nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và vận hành cũng khó tránh được sự (mời xem ảnh chụp màn hình kết quả tra cứu).
Do đó, sẽ là hoàng đường nếu đòi hỏi tàu điện Cát Linh - Hà Đông không được phép gặp sự cố. Hiểu rõ được điều này, các nhà quản lý, vận hành đã có quy trình xử lý 62 tình huống khẩn cấp như đơn vị vận hành đã xử lý ngày hôm nay.
Sự cố kỹ thuật khiến tàu điện Cát Linh - Hà Đông phải dừng chạy đoạn từ ga Thượng Đình đến ga Cát Linh khoảng một giờ. 9h43 ngày 11/2, tàu điện Cát Linh - Hà Đông xuất hiện sự cố kỹ thuật khiến các đoàn tàu đang đi từ hướng Yên Nghĩa về Cát Linh buộc phải dừng khẩn cấp tại ga Thượng Đình. Tình huống xảy ra bất ngờ khiến nhiều hành khách phải rời tàu để đi xe buýt.
Trả lờiXóagặp sự cố là chuyện hết sức bình thường đối với những phương tiện di chuyển công cộng giống như tàu điện hay xe bus, không thể không tránh khỏi hững sự cố bất ngờ xảy ra, quan trọng là sự cố đó nằm trong tầm kiểm soát của phía đơn vị vận hành
Xóađúng, sự cố là chuyện hết sức bình thường, đã có đơn vị vận hành, họ sẽ kiểm tra và xử lí nhanh nhất có thể, còn cánh nhà báo thì chỉ biết bắt bẻ, ăn không nói có, viết như thế thì được ích gì, không người này đi thì người khác đi, tàu không thiếu khách nhé
XóaTheo thông tin từ Hanoi Metro, sự cố cảnh báo tín hiệu ghi được phát đi tại khu vực ga Cát Linh. Sau khi phát hiện sự việc, đơn vị vận hành đã kích hoạt phương án xử lý theo quy trình vận hành 62 tình huống khẩn cấp. Có thể thấy đây là động thái rất kịp thời
Trả lờiXóađơn vị vận hành đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các phương án có thể xảy ra, các sự cố và cách xử lí nhanh và hiệu quả nhất, đây mới là lần đầu tiên mà còn dám nói nhố nhăng là nhiều lần, báo chí càng ngà càng luyên thuyên, không thể tin được
XóaHanoi Metro đã dừng chạy tàu từ ga Thượng Đình đến ga Cát Linh, chỉ chạy tàu giao lộ nhỏ từ ga Yên Nghĩa đến Thượng Đình và ngược lại. Khu gian phải tạm dừng hoạt động gồm các ga Thượng Đình - Láng - Thái Hà - La Thành - Cát Linh.
Trả lờiXóaGặp sự cố mà xử lý được chuẩn bài, không làm nguy hiểm đến bất cứ hành khách nào là điểm sáng của hệ thống tàu cát linh hà đông đó, điều này cho thấy ban lãnh đạo đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình vận hành.
Xóagiao thông nước nhà đang ngày càng phát triển không ngừng với những phương tiện hiện đại, cùng với đó là sự nỗ lực cố gắng của bao nhiêu nhân lực, đang ngày ngày vận hành, quản lí, kiểm soát rất tốt và chặt chẽ hoạt động của những chuyến tàu này
XóaCông ty đã liên hệ với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội để điều xe buýt đến hỗ trợ giải tỏa hành khách đoạn từ Thượng Đình đến Cát Linh và ngược lại. Các hành khách đã mua vé được trung chuyển bằng xe buýt. Hành khách đã mua vé nhưng không có nhu cầu đi tiếp được hoàn trả tiền.Đến 10h45, sau một giờ xảy ra sự cố, Hanoi Metro khôi phục vận hành tàu bình thường trên toàn tuyến.
Trả lờiXóaĐây không phải lần đầu tiên tàu điện Cát Linh - Hà Đông phát sinh sự cố khiến tàu phải dừng đột ngột. Tối 7/12/2021, nhiều hành khách có mặt tại ga Cát Linh để đi tàu điện bất ngờ nhận được thông báo đoàn tàu gặp sự cố, không thể phục vụ hành khách.
Trả lờiXóaNgày 22-23/5/2022, tàu điện lại xuất hiện tình huống dừng đột ngột giữa đường khi chuẩn bị cập vào nhà ga. Lãnh đạo Hanoi Metro giải thích bình thường tàu được lái theo chế độ tự động, nhưng trời mưa, trơn trượt nên tàu dừng đỗ không đúng điểm, phải chuyển sang chế độ lái thủ công.
XóaKhi diễn tập sự cố thì ngay cả Metro Hà Nội cũng không được thông báo trước, việc này do cơ quan nhà nước kích hoạt bất ngờ để kiểm tra phản ứng của đơn vị vận hành.Giám đốc Metro Hà Nội khẳng định “việc diễn tập không ảnh hưởng tới tính mạng hay an toàn của hành khách đi tàu”; “tình huống diễn tập có thể xảy ra bất ngờ, nhưng chúng tôi sẽ thông báo cho hành khách ngay sau đó”.
Trả lờiXóaTháng 4/2021, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được Tư vấn độc lập ACT (Pháp) cấp chứng nhận an toàn hệ thống, trong 166 quy trình vận hành, có đưa ra 63 tình huống sự cố giả định. Trong quá trình vận hành thử đợt tháng 12/2020, các đơn vị liên quan đã diễn tập đủ 63 tình huống, nhưng lúc đó không có hành khách.
Trả lờiXóa“Quá trình vận hành thương mại khác với trước là có hành khách. Việc không báo trước chỉ là thời điểm xảy ra diễn tập, còn kịch bản các sự cố như thế nào, các bên đều đã nắm được hết, chứ không phải muốn làm thế nào thì làm”, ông Trường nói thêm.
Trả lờiXóaNgay sau khi phát hiện sự cố Công ty đã thông tin đến các đơn vị, cơ quan có liên quan để phối hợp xử lý, khắc phục sự cố, kích hoạt phương án vận hành khi có sự cố. Bên cạnh đó, vẫn tổ chức chạy tàu giao lộ nhỏ từ Yên Nghĩa đến Thượng Đình và ngược lại.
Trả lờiXóaToàn bộ quá trình xử lý sự cố được thực hiện theo các quy trình vận hành, thời gian khắc phục sự cố trong vòng 60 phút, công tác an toàn được đảm bảo, làm tốt công tác thông tin phục vụ hành khách
Trả lờiXóaGặp sự cố là chuyện thường tình. Các cơ sở, hệ thống tàu không chỉ trong nước mình mà còn ở nước ngoài ví dụ như Mỹ (New York) hay Hàn Quốc (Seoul) vẫn có nhiều sự cố, hiện tượng xảy ra. Tình huống trên là hy hữu, không có chủ đích nên thay vì khiển trách thì hãy dành lời khen cho cơ quan vận hành hệ thống đường sắt, với cách thức xử lí tình huống nhanh chóng, chu đáo, tận tâm và đã đưa đường sắt hoạt động quay trở lại quỹ đạo ban đầu.
Trả lờiXóaNhững lần xảy ra sự cố trước đó đã được chứng minh là hành động cố ý, phục vụ cho công tác diễn tập của bên quản lí đường sắt rồi. Vậy nên, có lời khen cho sự chuẩn bị cũng như công tác phục vụ, khắc phục hậu quả của ban quản lí đường sắt. Biết rằng sự cố trên chỉ là hy hữu, sai lầm, trục trặc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, công tác khắc phục, xử lí tình huống đúng là không thể chê vào đâu được
Trả lờiXóa