Ủy ban châu Âu (EC) cấm cài đặt ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok trên các thiết bị chính thức mà các quan chức và nhân viên của Ủy ban sử dụng vì lý do an ninh mạng. EC là thể chế đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh cấm này.
Thứ sáu, ngày 24/02/2023 - 09:21
Thời gian qua, TikTok bị chính phủ và cơ quan quản lý ở một số nước giám sát chặt chẽ do lo ngại nguy cơ không bảo mật dữ liệu của người dùng. (Ảnh: Reuters)
Thông tin trên được ông Thierry Breton, Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của EU đưa ra tại một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 23/2.
Theo đó, lệnh cấm được áp dụng đối với cả các thiết bị cá nhân cũng như các thiết bị được sử dụng trong công việc.
“Để tăng cường tính bảo mật dữ liệu, EC quyết định cấm sử dụng ứng dụng TikTok trên các thiết bị làm việc cũng như các thiết bị cá nhân đã đăng ký dịch vụ liên lạc chính thức của Ủy ban” - thông báo của EC cho biết.
Thông báo cũng nêu rõ, biện pháp này nhằm bảo vệ EC chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và những hành động có thể bị lợi dụng để tiến hành các vụ tấn công mạng vào môi trường làm việc của Ủy ban.
Hiện chưa có thông tin về việc liệu các thể chế khác của EU như Hội đồng châu Âu hay Nghị viện châu Âu có thực hiện các biện pháp tương tự hay không.
Về phần mình, người phát ngôn của TikTok cho biết công ty “thất vọng” về lệnh cấm của EC, một quyết định mà phía TikTok cho là “không thỏa đáng và dựa trên những quan niệm sai lầm cơ bản”.
TikTok nêu rõ công ty này đang bảo vệ dữ liệu của 125 triệu người dùng hằng tháng tại EU trên ứng dụng cùng tên, đồng thời đang triển khai các bước nhằm tăng cường bảo mật dữ liệu.
Thời gian qua, TikTok - thuộc sở hữu của tập đoàn ByteDance (trụ sở tại Bắc Kinh) - bị chính phủ và cơ quan quản lý ở một số nước giám sát chặt chẽ do lo ngại nguy cơ không bảo mật dữ liệu của người dùng.
Hồi năm ngoái, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật cấm nhân viên liên bang sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ sở hữu.
HOÀI VĂN
Theo Reuters
hiện nền tảng giải trí có nguồn gốc từ xứ Trung Hoa này cũng đang bị hạn chế, thậm chí là cấm vận trên một số quốc gia và liên minh trên thế giới, tính năng lưu trữ thông tin người dùng của tiktok có khả năng bị rò rỉ và lộ lọt ra bên ngoài, nó có thể kiểm soát người dùng ngay cả khi nó không hoạt động trong thiết bị, chỉ cần thiết bị có tiktok thì cũng có phần nào đó ảnh hưởng, vì vậy những cơ quan liên quan tới bí mật nhà nước đều có những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của nền tảng này
Trả lờiXóaTikTok là ứng dụng cho phép người dùng tạo và chia sẻ các video ngắn với những hiệu ứng đặc biệt, rất phổ biến nhưng bị một số chính trị gia cho rằng nội dung của nó không phù hợp với văn hóa nước này.
Trả lờiXóaKhông phù hợp chỉ là cái lý do, còn không muốn Trung Quốc bành trướng văn hóa của họ, đồng thời họ hiểu rằng tóp tóp có 1 thuật toán để gợi ý cho người phương tây những clip hướng về sự ăn chơi hưởng thụ, ngược lại hướng người Trung Quốc vào sự nỗ lực cố gắng, về lâu về dài sẽ rất bất lợi cho phương tây
XóaHơn hai năm sau khi TikTok thoát được lệnh cấm ở Mỹ, ứng dụng video ngắn này đang phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng không chỉ tại các bang của Mỹ, mà còn ở nhiều quốc gia khác.
Trả lờiXóaTikTok được xem là “ứng dụng có nguy cơ cao do nhiều vấn đề liên quan đến an ninh”. Vì thế, ứng dụng không thể tồn tại và phải bị xóa khỏi toàn bộ các thiết bị
Trả lờiXóaCác lệnh cấm này có thể khiến TikTok mất đi danh tiếng và đặc biệt là các khoản thu khổng lồ từ quảng cáo và kinh doanh thương mại.
XóaCác nghiên cứu gần đây cho thấy, ứng dụng TikTok có khả năng truy cập vào các mục như vị trí, danh bạ và lịch trên thiết bị của người dùng. Mặc dù một số dữ liệu mà TikTok thu thập cũng tương tự như một số nền tảng khác ví dụ như Google, Facebook…
Trả lờiXóaứng dụng này có thể chia sẻ dữ liệu với Chính phủ Trung Quốc, có nguy cơ trở thành phần mềm gián điệp theo dõi người dùng, đăng tải những thông tin sai lệch can thiệp nội bộ…
Trả lờiXóa