Chia sẻ

Tre Làng

Chuyện vỉa hè cho người đi bộ: Vỉa hè không có trong sổ đỏ của các hộ kinh doanh mặt phố

Lâm Trực@

Thật ngạc nhiên, hôm nay báo điện tử VTCNews có bài viết "Dẹp kinh doanh vỉa hè cho người đi bộ là cực đoan, phi thực tiễn?", trong đó trích ý kiến của "chuyên gia" cho rằng, "giành lại vỉa hè cho người đi bộ là cực đoan, không có giá trị thực tiễn". Xem ảnh chụp màn hình bên dưới đây:


Trong số các chuyên gia mà VTCNews dẫn lời, chỉ xin bàn về ý kiến của TS Nguyễn Minh Phong, nguyên trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội. Toàn bộ phát biểu của anh được chụp màn hình dưới đây:


Tôi cho rằng, TS Nguyễn Minh Phong chỉ nói đúng là "vỉa hè lộn xộn như hôm nay không chỉ do lỗi của người dân mà chính quyền cũng có trách nhiệm không nhỏ". Và anh cũng có thể đúng khi nói với VTCNews rằng: "Nói đúng hơn, chính quyền yếu kém, buông lỏng trong quản lý, một số nơi bảo kê, làm luật cũng là một nguyên nhân dẫn đến loạn vỉa hè".

Vỉa hè thật ra đã bị các hộ kinh doanh mặt phố lấy mất từ rất lâu. Đến năm 1995, Nghị định 36-CP về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ra đời, quy định cấm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Đây là cơ sở pháp lý để người dân cũng như chính quyền lấy lại vỉa hè bằng các quy phạm pháp luật cụ thể. Hà Nội cũng đã nhiều lần ra quân nhằm lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, mà bản chất của nó là một nội dung cốt lõi của công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn Thành phố, nhưng tình hình vẫn không chuyển biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có phần nguyên nhân như TS Nguyễn Minh Phong nói với VTCNews.

Mới đây, trong nỗ lực giành lại vỉa hè cho người đi bộ, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023, theo đó, Hà Nội sẽ kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép. Tôi cho rằng đây là chủ trương đúng, trước hết và chủ yếu là vì lợi ích của người dân. Chủ trương này sẽ thành sự thật nếu như chính quyền các cấp vào cuộc quyết liệt trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật, không cảm tính.

Tôi không đồng ý với TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, giành lại vỉa hè cho người đi bộ là cực đoan, là "quan điểm chính trị" không có giá trị thực tế. Không có chuyện vỉa hè sẽ không có người đi bộ nếu không có kinh doanh trên vỉa hè như anh nói. Bởi hoạt động kinh doanh là nằm trong không gian hợp pháp của các hộ dân cư và ở đây có một thói quen kém văn minh là người kinh doanh thường lấn chiếm vỉa hè để mở rộng diện tích kinh doanh của mình, bất chấp các quy định của pháp luật, bất chấp quyền lợi của người đi bộ và nó chính là nguồn cơn của tệ tham nhũng vặt, tức bảo kê.

Cần nói rõ rằng, không có ai, không có thế lực nào o ép hoạt động kinh tế của người dân như anh Phong nói. Thực tế là mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước đều vì dân, đều khuyến khích người dân làm kinh tế trên cơ sở tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền của người khác. 

Không thể lấy lý do dùng vỉa hè để "hỗ trợ hoạt động kinh tế của người dân trong bối cảnh thất nghiệp đang rất nhiều, các hoạt động kinh tế đang khó khăn… không có vỉa hè thì kinh tế thương mại kém hiệu quả". Bởi không có cơ sở khoa học nào để anh kết luận như thế. Trên thực tế, các hộ kinh doanh trong nhà có mặt phố vẫn hoạt động bình thường mà không cần phải lấn chiếm vỉa hè. 

Thêm nữa, bản thân từ "lấn chiếm vỉa hè" đã nói lên rằng, đó là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, không thể dùng hành vi vi phạm pháp luật để hỗ trợ hoạt động kinh tế được. 

Cuối cùng, để kết thúc bài viết, xin dẫn lời Fb Xuân Lê: "Nói trắng phớ và đơn giản, vỉa hè không có trong sổ đỏ của các hộ kinh doanh mặt phố. Tham lam chiếm cái không phải của mình làm của riêng là cái sai thứ nhất. Chiếm của công làm của riêng phục vụ lợi ích riêng là cái sai thứ hai. Lấy cái nghèo, thất nghiệp để biện minh cho hành vi vi phạm pháp luật là cái sai thứ ba. Cố tình bao biện cho người kinh doanh lấn chiếm vỉa hẻ, bất chấp quyền lợi của người đi bộ là cái sai thứ tư. Đó là chưa kể đến việc làm đó ảnh hưởng đến trật tự giao thông, mỹ quan đô thị và đi ngược lại mong mỏi của đại đa số người dân.

18 nhận xét:

  1. biết là nếu giải phóng vỉa hè thì sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế của một số hộ dân kinh doanh, nhưng không thể lấy đó làm lí do để chần chứ mãi được, trước sau gì vỉa hè ẫn là của nhà nước, của chung chứ không thể mở rộng kinh doanh cá nhân như thế được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng vậy, ai mà cũng như người đàn bà côn đồ đánh người như kia thì thu hồi vỉa hè là đúng, nhởn nhơ xong cứ tưởng vỉa hè là của mình rồi quay ra khăng khăng chửi mắng người ta, đúng là không biết điều

      Xóa
  2. Cái gì mà cực đoan , lãng phí ? Cứ vĩa hè thông thoáng đi rồi người ta sẻ có thói quen di bộ như hầu hết các nước phát triển trên TG .Sao biết là kg mấy ai đi bô ? Đó chỉ là sự nguy biện của nhửng người giàu có ở nhà mặt phố muốn níu kéo quyền lợi bất hợp pháp mà thôi .

    Trả lờiXóa
  3. Hè phố là đất công, tài sản công, dùng sử dụng cho sự đi lại của cộng đồng là đúng. Cá nhân chiếm dung hè làm nơi bán hàng, gữi giữ xe là vô lý? Vì thế việc làm cho hè phố thông thoáng là rất cần thiết để tránh người đi bộ phải đi xuống lòng đường vừa nguy hiểm vừa vi phạm trật tự an toàn giao thông

    Trả lờiXóa
  4. để giải quyết vấn đề này, trước hết phải có quy hoạch rõ ràng, nhìn vào thực tế khách quan của đô thị Việt Nam, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công việc kinh doanh trên hè phố và quyền lợi của người bộ hành.

    Trả lờiXóa
  5. Thay vì phải lao vào một cuộc chiến giành và giữ vỉa hè, thành phố có thể cho lắp camera và các thiết bị nhận diện thông minh để phạt nguội trên các tuyến phố.

    Trả lờiXóa
  6. Nếu chiếm dụng vỉa hè mà bị phạt 100 triệu mỗi ngày, chây ỳ không nộp phạt bị rút giấy phép kinh doanh, thì sẽ không còn hộ kinh doanh nào muốn chiếm dụng khoảng không vài mét trước nhà nữa.

    Trả lờiXóa
  7. Vỉa hè lộn xộn như ngày hôm nay không chỉ do lỗi của người dân mà chính quyền cũng có trách nhiệm không nhỏ. Nói đúng hơn, chính quyền yếu kém, buông lỏng trong quản lý, một số nơi bảo kê, "làm luật" cũng là một nguyên nhân dẫn đến "loạn" vỉa hè.

    Trả lờiXóa
  8. Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường, bày hàng hóa, biển quảng cáo, bàn ghế kinh doanh ăn uống, ảnh hưởng đến lối đi của người đi bộ... đã trở thành vấn đề nhức nhối trong nhiều năm. Trước đó, nhiều chiến dịch giành lại vỉa hè đã được triển khai nhưng thực trạng trên vẫn diễn ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sắp xếp lại hoạt động kinh doanh của các hộ dân đang lấn chiếm vỉa hè theo đề án đang triển khai của UBND Hà Nội hiện nay là phù hợp, cần sự đồng thuận, ủng hộ của người dân và chuyên gia để người đi bộ có không gian an toàn, cảnh quan đô thị được đảm bảo phong quang, văn minh.

      Xóa
  9. và xin nói thêm là tôi vẫn chưa hiểu “kinh doanh vỉa hè” được đưa vào hệ thống nền kinh tế bao giờ, và nó đóng góp to lớn ra sao đối với nền kinh tế, để đến một vị tiến sĩ phải than rằng: không có vỉa hè thì kinh tế thương mại kém hiệu quả; dẹp kinh doanh vỉa hè là cực đoan, phi thực tiễn???

    Trả lờiXóa
  10. Việc nhiều hàng quán ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè thành nơi buôn bán buộc người dân, du khách phải đi xuống lòng đường trước cảnh ô tô, xe máy nườm nượp qua lại. Điều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn tai nạn giao thông.

    Trả lờiXóa
  11. Sử dụng vỉa hè, dù là tạm thời, cũng là một hoạt động sử dụng đất. Các vật thể lắp dựng lên để kinh doanh vỉa hè sẽ làm thay đổi môi trường cảnh quan phố. Do đó không thể thay đổi cảnh quan một tuyến phố bằng hành động đơn phương từ phía chính quyền hoặc một số nhà đầu tư, mà cần thông qua quy trình thiết kế đô thị có sự tham gia của cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  12. Quyền không gian có quyền trực tiếp và gián tiếp. Một công trình hạ tầng đặc biệt như điểm lấy nước của nhà máy nước chẳng hạn, có yêu cầu phạm vi cách ly xung quanh với những hoạt động không được phép để đảm bảo giữ sạch nguồn nước. Đó là quyền gián tiếp nằm ngoài phạm vi không gian của nhà máy nước.

    Trả lờiXóa
  13. Quyền không gian có thứ bậc ưu tiên. Những không gian phục vụ lợi ích của nhiều người hơn thì được ưu tiên nhiều hơn các không gian dành cho tập thể nhỏ hoặc cá thể. Quyền không gian gián tiếp của các thứ bậc ưu tiên cao sẽ phủ bóng lên quyền của các thứ bậc thấp hơn

    Trả lờiXóa
  14. Để đảm bảo mỹ quan tuyến phố, người ta quy định khoảng lùi, tầng cao, chiều cao ban công, khoảng hở công trình, và rất nhiều thể thức khác như bậc tam cấp, mái hiên mái vẩy, cây trong công trình… đối với mọi lô đất trên tuyến phố. Có nghĩa là quyền không gian (gián tiếp) của các cá thể phải chịu nhường bước trước quyền không gian công cộng

    Trả lờiXóa
  15. Vỉa hè là không gian công cộng, tức là nó là không gian phục vụ cho lợi ích công cộng. Nó dành mọi người, không phân biệt đối tượng đó là ai. Nó dùng để đi lại (chủ yếu là đi bộ), dừng đỗ, gặp gỡ công cộng, cung cấp dịch vụ hạ tầng đô thị, khoảng không cho ánh sáng và gió, cung cấp mặt tiền kinh doanh cho các công trình xung quanh.

    Trả lờiXóa
  16. Trường hợp sử dụng vỉa hè để các cửa hàng kinh doanh mặt phố mở rộng hoạt động cũng là điều thường thấy ở mọi nước trên thế giới. Thường khi các chính quyền thành phố xác định một số tuyến phố cần khuyến khích hoạt động bán lẻ, họ cho phép các cửa hàng trên phố mở rộng không gian kinh doanh ra phần vỉa hè liền kề mặt cửa hàng, với những điều kiện nhất định. Tuy nhiên không phải cứ bày bừa bãi lấn hết không gian của vỉa hè, coi nó như sân nhà mình

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog