Con trai bà Nguyễn Phương Hằng đã gửi đơn đến VKSND TP HCM khiếu nại nhiều vấn đề.
Ngày 21-4, một nguồn tin cho biết ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, con trai bà Nguyễn Phương Hằng - CEO Công ty CP Đại Nam) đã gửi đơn đến VKSND TP HCM khiếu nại việc ông không được thăm nuôi khi mẹ ông đang bị tạm giam ở trại tạm giam T30.
Trong đơn, ông Tuấn thắc mắc dù ông không được gặp mẹ theo lịch thăm nuôi nhưng ông Huỳnh Uy Dũng được thăm bà Nguyễn Phương Hằng.
"Sau khi Công an TP HCM kết luận điều tra bổ sung vụ án lần 2 và chuyển hồ sơ đến VKSND TP HCM thì kiểm sát viên đã phát hành văn bản ngăn chặn lần 1 gửi đến Trại tạm giam T30 thông báo trại giam chỉ giải quyết cho bị can Nguyễn Phương Hằng gặp mặt khi có giám sát của kiểm sát viên. Do vậy tôi không thăm gặp được mẹ tôi theo lịch hẹn trên sổ hẹn gặp mặt. Tuy nhiên, một kiểm sát viên đích thân đến trại tạm giam T30 để giải quyết cho một mình ông Huỳnh Uy Dũng vào gặp mặt bị can Hằng vào ngày 20-1 (29 Tết)"- ông Tuấn trình bày.
Con trai bà Phương Hằng cho biết thêm: "Đây là sai ngày hẹn ấn định trong sổ thăm gặp và cũng là ngày nghỉ tết cả nước, cũng không cho ai khác vào thăm gặp mẹ tôi, kể cả luật sư cũng không được vào gặp mẹ tôi. Việc giải quyết riêng cho ông Huỳnh Uy Dũng sai ngày ấn định trên sổ dẫn đến thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của anh em tôi bị mất quyền lợi được gặp mẹ vì mỗi lần gia hạn chỉ được gặp thân nhân 1 lần".
"Theo lịch thăm nuôi gặp mặt được trại tạm giam T30 ấn định trên sổ thăm nuôi thì ngày 13-4 là lịch bà Nguyễn Phương Hằng gặp mặt thân nhân theo chế độ. Tôi đã làm đơn xin gặp mặt mẹ tôi nhưng không được giải quyết. Tôi đến trại tạm giam thì được trả lời không có tham gia giám sát nên không giải quyết cho tôi và các em gặp mẹ là trái quy định pháp luật. Mẹ tôi bị tạm giam, không thể giám sát, quản lý tài sản, trong người mang rất nhiều bệnh và hơn 1 năm không được gặp các con. Tôi đã 2 lần bị mất quyền lợi gặp mẹ và mẹ cũng bị ngăn cản gặp con mình"- đơn khiếu nại viết.
Ngoài đơn khiếu nại, ông Tuấn còn gửi kèm nhiều tài liệu khác để tố cáo một số vấn đề liên quan.
Thủ tục thăm người bị tạm giam
Theo khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ)
Bài viết của: HẠNH NGUYÊN
báo Người Lao động
báo Người Lao động
Chỉ liên quan đến việc thăm gặp mà gửi đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát thì hơi căng nhỉ, nếu có vấn đề thì chỉ cần trao đổi lại với phía trại giam có khi sẽ được giải quyết, đơn từ trong thời điểm người thân đang liên quan đến án từ cho thấy thái độ của gia đình cũng hợp tác mấy nhỉ
Trả lờiXóa