Cuteo@
Hiển nhiên là xây dựng bất cứ công trình nào phục vụ giao thông đô thị thì cũng phải giải phóng mặt bằng, trong đó có di dời, dịch chuyển hoặc chặt bỏ cây xanh (nếu có) trong phạm vi công trường. Việc xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng để giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cũng không phải ngoại lệ. Khi đã biết được quy luật này thì sẽ thấy việc dich chuyển, chặt hạ cây xanh trong phạm vi công trường dự án là bình thường.
Anh chị nào đòi hỏi vừa xây dựng được hầm chui giao thông laik vừa giữ nguyên được cây xanh thì nói thẳng là không có đâu. Việc xây dựng một hầm chui tác động đến toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông quanh nó và hạ tầng điện, nước, viễn thông, cống rãnh...
Vài hình ảnh về "đốn hạ" cây cau vua ở đường Kim Đồng và phối cảnh dự án hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng cùng hồ sơ cây xanh cần di chuyển, chặt hạ của dự án.
Hôm qua, có mấy anh đăng stt nói về chặt cây trên đường Kim Đồng, ám chỉ rằng Hà Nội lại chặt cây, ảnh hưởng đến môi trường, tốn bao nhiêu là tiền. Các anh dùng từ "đốn hạ" làm người ta liên tưởng đến chuyện phá rừng, nghe ghê chết đi được.
Thực tế, khi thi công xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, cơ quan chuyên môn có di rời cây, tức phải đào lên, bó gốc, đem ươm và chăm sóc ở nơi khác, sau đó lại bê đến trồng trả lại vào nơi công trình đã hoàn thiện hoặc trồng bổ sung cho những nơi khác mà cây bị chết, bị ngã đổ do sâu bệnh hoặc bão lũ thiên tai... và người ta cũng có chặt bỏ những cây không phải là cây đô thị, hoặc cây bụi.
Theo thống kê, trong phạm vi dự án này sẽ phải: (1) di chuyển 151 cây thuộc chủng loại cây đô thị gồm: Ban, bàng, bằng lăng, chẹo, giáng Hương, hoa sữa, sấu; (2) chặt hạ 23 cây không thuộc chủng cây đô thị gồm cau vua, dướng và một số cỏ lá tre. Riêng 22 cây cau vua không thuộc nhóm cây đô thị nên trong quá trình triển khai dự án sẽ bị chặt bỏ thay bằng loại cây đô thị theo quy định.
Như vậy số cây bị chặt bỏ là không phải cây đô thị, và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số cây phải di chuyển ra khỏi công trình. Đương nhiên, nhưng cây phải di rời ra khỏi công trình không phải là bỏ đi, phần lớn trong số đó sẽ được quay về bản quán sau khi kết thúc dự án, số khác sẽ được thay thế cho những cây đã chết ở những tuyến phố khác.
Theo thống kê, trong phạm vi dự án này sẽ phải: (1) di chuyển 151 cây thuộc chủng loại cây đô thị gồm: Ban, bàng, bằng lăng, chẹo, giáng Hương, hoa sữa, sấu; (2) chặt hạ 23 cây không thuộc chủng cây đô thị gồm cau vua, dướng và một số cỏ lá tre. Riêng 22 cây cau vua không thuộc nhóm cây đô thị nên trong quá trình triển khai dự án sẽ bị chặt bỏ thay bằng loại cây đô thị theo quy định.
Như vậy số cây bị chặt bỏ là không phải cây đô thị, và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số cây phải di chuyển ra khỏi công trình. Đương nhiên, nhưng cây phải di rời ra khỏi công trình không phải là bỏ đi, phần lớn trong số đó sẽ được quay về bản quán sau khi kết thúc dự án, số khác sẽ được thay thế cho những cây đã chết ở những tuyến phố khác.
Các anh đừng tưởng di rời hay chặt được một cây xanh ở Hà Nội mà dễ. Việc này phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ về quản lý đô thị và phải nhận được sự đồng thuận của người dân. Trước đó, ngoài việc công bố công khai dự án, thì chính quyền phường Giáp Bát đã phải họp để công khai dự án, tiếp thu ý, ghi nhận ý kiến của người dân và chủ đầu tư phải cam kết thực hiện đúng quy định, đúng thời hạn. Về vấn đề này, mời các anh chị đọc trên báo là thấy.
Nếu đã đọc báo, hẳn nhiên các anh chị sẽ thấy việc chặt 22 cây cau vua trên đường Kim Đồng là hoàn toàn bình thường và sẽ không bị những bài báo "đốn hạ" kia làm cho hoang mang, nghi ngờ.
Nếu đã đọc báo, hẳn nhiên các anh chị sẽ thấy việc chặt 22 cây cau vua trên đường Kim Đồng là hoàn toàn bình thường và sẽ không bị những bài báo "đốn hạ" kia làm cho hoang mang, nghi ngờ.
Đến lúc có đường đẹp, hầm đẹp thì ai đi ? Người dân đi chứ ai, Mình lại nhớ, lúc trước con đường Nguyễn Trãi, nay là Trần Phú, Hà Đông có cả hàng cây xanh, buộc phải chặt bỏ, di dời vì các cây này đều đã già, nguy cơ đổ gãy rất cao gây nguy hiểm, lúc chặt thì các anh chị ra khóc lóc um sùm, bây giờ có đường đẹp, có đường sắt trên cao thì ai đi ?
Trả lờiXóađây cũng là một bất cập, không có đường đẹp, đường thoáng thì mọi người lại kêu là sao không làm chỗ này chỗ kia, sửa sang lại đi, mà có dự án làm đường mới, phải giải tỏa cây xanh thì lại nói là ảnh hưởng môi trường, cái gì cũng có quy luật
XóaDự án xây dựng hầm chui Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng là công trình giao thông quan trọng, nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô văn minh, hiện đại và đã được xác định là công trình trọng điểm của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025
Trả lờiXóaChặt cây đương nhiên là không ai muốn, nhưng quy hoạch giao thông đô thị thì bắt buộc phải làm, việc làm đường quan trọng hơn giữ lại mấy cái cây nhiều, khi làm xong tự bên thi công sẽ có phương án trồng lại cây, chỉ vài năm sau là xanh tốt bình thường
XóaVới mục tiêu là khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng, cũng như hiện đại hóa hạ tầng giao thông đô thị thì buộc phải đánh đổi, mà nói là đánh đổi cũng không đúng, bởi việc chặt bỏ những loại cây không đem lại cảnh quan đô thị là đúng
Trả lờiXóa