Chia sẻ

Tre Làng

Vụ Nhà nguyện Giáo họ Phaolo ở Kon Tum: Các linh mục nên ngừng xuyên tạc, hãy hợp tác với chính quyền

 Cuteo@

Hôm nay 24/3/2023 trên trang fanpage chính thức của Giáo phận Kon Tum đăng bài "Về Vụ Việc Cán Bộ Phá Rối Và Xúc Phạm Thánh Lễ Tại Giáo Họ Phaolô, Thuộc Giáo Xứ Đăk Giấc" lên án chính quyền phá rối buổi thánh lễ, xúc phạm linh mục và giáo dân. 

Tuy nhiên, đọc toàn bộ bài viết tôi không thấy có bất cứ chứng nào, hình ảnh nào, clip nào chứng minh là chính quyền phá rối buổi thánh lễ, cũng không thấy cán bộ nào xúc phạm tới các linh mục và giáo dân. 

Ngược lại, từ clip mà giáo dân và một cán bộ tỏng đoàn cung cấp, tôi lại thấy một số giáo dân quá khích đã to tiếng và có lời lẽ thiếu chuẩn mực, trong đó có lời vu không những người thực thi công vụ.

Điều tôi ghi nhận là thái độ khã bình tĩnh và nhã nhặn của vị linh mục có tên Phanxicô Xaviê Lê Tiên, là người trực tiếp cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa Chay tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào ngày 22/3/2023. Ông này thừa nhận địa điểm tổ chức không phải là đại điểm hợp pháp và xin những người thực thi công vụ cho làm nốt thánh lễ. 

Tuy nhiên, không vì một ông linh mục có thái độ biết điều như thế, mà bài viết của linh mục Võ Xuân Sơn là đúng đắn. 

Tôi cho rằng, bài viết trên là xuyên tạc, bịa đặt và có mục đích hạ uy tín của chính quyền, đồng thời làm mồi để các thế lực thù đich lợi dụng rêu rao chống phá nhà nước. Bằng cách bẻ cong ngòi bút, Linh mục Tađêô Võ Xuân Sơn đã thông tin sai sự thật, cố ý vu cáo những người thực thi công vụ, miệt thị người ngoài công giáo và phá hoại đoàn kết dân tộc. 

Trước hết, xét trên kía cạnh Giáo luật công giáo. Mọi công dân, trong đó có người theo công giáo trước hết phải tuân thủ pháp luật. Đã là người công giáo thì phải tôn trọng giáo luật.

Việc tổ chức thành lễ chiều thứ 4 Mùa Chay tại Giáo Họ Phaolô vào hôm 22/3/2023 là vi phạm các quy định về Nhà nguyện từ điều 1223 đến 1229 của Bộ Giáo Luật 1983 được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ban hành vào ngày 25/1/1983.

Khoản 2 điều 1224 viết rằng "Một khi đã được phép rồi, nhà nguyện không thể được sử dụng vào việc phàm tục, nếu không có phép của chính Đấng Bản Quyền ấy".

Điều 1229: "Nên làm phép nhà nguyện và nhà nguyện tư theo nghi lễ được quy định trong các sách phụng vụ, nhưng các nhà nguyện này phải được dành riêng vào việc thờ phượng Thiên Chúa mà thôi, và không được sử dụng vào bất cứ việc gì trong nhà".

Từ điều 1224 và điều 1229 của Giáo luật, có thể kết luận, nơi mà linh mục Phanxicô Xaviê Lê Tiên cử hành Thánh lễ không đáp ứng được các quy định của Giáo luật về một Nhà nguyện, bởi nó là nhà riêng của công dân và vẫn được sử dụng vào các công việc làm ăn, sinh hoạt của người dân.

Trên khía cạnh pháp luật của nhà nước, khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: "Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo". Do đó, việc tổ chức tại một nơi không phải là cơ sở tôn giáo là vi phạm pháp luật.

Trong bài viết, linh mục Lê Tiên cũng cho biết "vì chưa có Nhà Thờ, Nhà Nguyện, nên mượn nhà giáo dân để dâng lễ". Thú nhận của linh mục Lê Tiên cho thấy, địa điểm diễn ra thánh lễ hôm 23/3 vừa qua cũng là nơi diễn ra các buổi sinh hoạt tôn giáo trái phép lâu nay.

Trên thực tế, cái gọi là "Nhà nguyện Giáo họ Phaolo" không phải là cơ sở tôn giáo hợp pháp. Nó chỉ là một ngôi nhà của một người dân, chưa được công nhận là tài sản của "Giáo họ Phaolo". Chính xác hơn, căn nhà này chưa đáp ứng đủ hoặc chưa thực hiện các thủ tục để cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận đó là cơ sở tôn giáo hợp pháp. Do đó, việc tổ chức thánh lễ tôn giáo tại những địa điểm như thế này được xác định là hành vi vi phạm pháp luật và đương nhiên các cơ quan chức năng áp dụng các chế tài xử lý hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Cũng cần nói thêm, căn nhà được sử dụng làm nơi tổ chức thánh lễ này được xây dựng trên đất nông nghiệp, và mặc dù chính quyền đã nhiều lần yêu cầu dỡ bỏ, nhưng được sự chống lưng của những phần tử cực đoan, chủ nhà đã không chấp hành mà sử dụng vào mục địch tụ tập dưới mác sinh hoạt tôn giáo để thách thức đo phản ứng của chính quyền.

Những phân tích nêu trên cho thấy thấy, việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo của Giáo họ Phaolô hôm 23/3 là bất hợp pháp, vi phạm pháp luật và việc chính quyền có mặt yêu cầu dừng lại là hoàn toàn hợp pháp, đúng đắn.

Thiết nghĩ, Giáo phận Kon Tum nên gỡ bỏ bài viết, ngừng xuyên tạc và nên hợp tác với chính quyền để giải quyết vụ việc nếu còn tự trọng và thực sự kính chúa, yêu nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog