Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh cho biết, ngày 24/5, bị can Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam đã có đơn từ chối 8 luật sư bào chữa cho mình.
Theo đó, ngày 17/5, từ trại giam Chí Hòa, bị can Nguyễn Phương Hằng có đơn từ chối người bào chữa cho mình trong vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Tám luật sư bị bà Phương Hằng từ chối, gồm: Đỗ Hải Bình, Hà Ngọc Tuyền, Hoàng Thị Hoài Thơ, Phạm Danh Tín, Trần Thị Phú, Đặng Hoài Vũ, Nguyễn Đình Kim và Nguyễn Trung Chánh.
Hiện không rõ vì sao bà Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư nói trên.
Hiện không rõ vì sao bà Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư nói trên.
Ngày 24/5, sau khi xem xét đơn từ chối luật sư bào chữa của bị can Nguyễn Phương Hằng, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản thông báo gửi các luật sư nêu trên không còn là người bào chữa cho bị can Nguyễn Phương Hằng trong phiên tòa sơ thẩm sắp tới. Như vậy, hiện bị can Nguyễn Phương Hằng chỉ còn 1 luật sư bào chữa là Hồ Nguyên Lễ.
Trước đó, dự kiến từ ngày 1/6 đến ngày 5/6, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị can Nguyễn Phương Hằng. Tuy nhiên, theo Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh, kế hoạch dự kiến xét xử có thay đổi. Lý do được đưa ra là thời gian dự kiến xét xử vụ án này trùng với kế hoạch xét xử của nhiều vụ án đã lên lịch xét xử trước đó. Đồng thời, vụ án có nhiều luật sư tham gia chưa được tiếp cận hồ sơ.
Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh cho biết quyết định đưa ra xét xử trước đó vẫn chưa được tống đạt cho những người liên quan. Hiện Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch xét xử khác và sẽ tống đạt quyết định sau.
Theo cáo trạng, từ khoảng tháng 3/2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp phát ngôn về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 cá nhân, gồm: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), nhà báo – luật sư Đặng Thị Hàn Ni, nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên), Lê Công Vinh (cựu cầu thủ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam), Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.
Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân dù không có mâu thuẫn với những cá nhân trên, nhưng do là nhân viên và hưởng lương của Nguyễn Phương Hằng nên liên tục thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng.
Bên cạnh đó, để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của mình, bà Nguyễn Phương Hằng mời Tiến sĩ Luật Đặng Anh Quân tham gia vào buổi phát sóng trực tiếp của mình. Khi bà Nguyễn Phương Hằng phát ngôn xúc phạm người khác thì ông Đặng Anh Quân tương tác, phát ngôn về nội dung liên quan. Bị can Đặng Anh Quân đã góp phần cổ vũ về tinh thần, tiếp thêm ý chí cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Ba bị can Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân được xác định đã thực hiện các nhiệm vụ: đăng tin trên mạng xã hội Facebook về tiêu đề, thời điểm, đường dẫn đến kênh YouTube, TikTok sẽ phát sóng trực tiếp; in các nội dung mà bị can Nguyễn Phương Hằng sẽ phát ngôn, đưa cho bị can Nguyễn Phương Hằng trước các buổi phát sóng trực tiếp; chuẩn bị, sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử để phục vụ phát sóng trực tiếp và phát sóng trực tiếp trên các tài khoản mạng xã hội của bị can Nguyễn Phương Hằng.
Trước bà Nguyễn Phương Hằng, có rất nhiều bị can, bị cáo đã từ chối luật sư bào chữa từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Đặc biệt, có nhiều luật sư đã bị từ chối ngay tại phiên tòa. Còn trong giai đoạn điều tra thì số bị can từ chối luật sư không đếm xuể.
Trả lờiXóaCó thể bà này ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, quá rõ ràng và không có dấu hiệu oan sai gì nên từ chối phần lớn luật sư mà chỉ giữ lại một người để đảm bảo các quyền lợi thiết yếu, cơ bản cho bản thân thôi, đây có thể được xem là một hành động khá thông minh để mong mỏi sự khoan hồng nhiều hơn của pháp luật
XóaNói về việc này, một cựu cán bộ điều tra Bộ Công an cho biết từ chối luật sư là quyền của bị can, luật quy định các bị can được quyền có luật sư ngay từ khi bị khởi tố. Thông thường thì người nhà bị can mời luật sư cho bị can hoặc một số trường hợp đang bị tạm giam bị can cũng có thể viết đơn mời luật sư."Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị can từ chối luật sư ngay từ giai đoạn điều tra, đây hoàn toàn là quyền của bị can", vị này nói.
Trả lờiXóaTheo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM), người bị buộc tội gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị buộc tội, người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư bào chữa.Riêng trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình
Trả lờiXóa