Chia sẻ

Tre Làng

Báo cáo tôn giáo tín ngưỡng Mỹ vẫn nhận định thiếu khách quan về Việt Nam

(VTC News) -
Báo cáo của các cơ quan Mỹ vẫn đưa ra nhận định thiếu khách quan, dựa trên thông tin chưa kiểm chứng, không chính xác về tình hình tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều 18/5 về phản ứng của Việt Nam với báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới năm 2022 của Ủy ban tự do tôn giáo Mỹ, và báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ ngoại giao Mỹ, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, các báo cáo vẫn đưa ra nhận định thiếu khách quan về tình hình thực tế ở Việt Nam.

"Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới năm 2022 của Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ, và báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuy đã ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam trong thúc đẩy tự do tín ngưỡng tôn giáo, và trích dẫn một số thông tin chính thống của chính phủ Việt Nam, song vẫn đưa ra nhận định thiếu khách quan dựa trên thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Bà Phạm Thu Hằng. (Ảnh: VOV)

Bà Phạm Thu Hằng một lần nữa khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi với Mỹ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm, trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau về những vấn đề còn khác biệt, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ.

Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với đời sống tôn giáo tín ngưỡng phong phú, nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân; bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Các quyền này được ghi nhận trong hiến pháp Việt Nam, luật tín ngưỡng tôn giáo 2016, và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và được bảo đảm tôn trọng trên trên thực tế.

PHƯƠNG ANH

7 nhận xét:

  1. Là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo nhưng ở Việt Nam không có tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Các tôn giáo đều có những đóng góp nhất định trên nhiều phương diện của đời sống xã hội; tín đồ các tôn giáo tồn tại đan xen với nhau, không có tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước ta thực hiện chính sách tiến bộ xem tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

    Trả lờiXóa
  2. Nhà nước đã nỗ lực bảo đảm và tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo như lễ Phật đản, lễ Vu lan của Phật giáo; lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh của Công giáo và Tin lành; Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của đạo Cao đài; lễ hội Katê của đồng bào Chăm, tháng chay Ramadan của người Hồi giáo… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự. Nhiều ngày lễ trọng của tôn giáo đã trở thành ngày lễ chung của cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  3. Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo tiến hành giao lưu, hợp tác quốc tế. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo

    Trả lờiXóa
  4. Việc hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn về quyền do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là điều kiện tiên quyết để bảo vệ và thúc đẩy quyền này một cách hiệu quả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo cáo tôn giáo tín ngưỡng của Mỹ chỉ bênh vực các quốc gia đồng minh của họ chứ chẳng bao giờ công nhận Việt Nam kể cả chúng ta có nỗ lực cố gắng đến nhường nào, đã thế thì không quan tâm nũa, tập trung phục vụ đời sống tinh thần cho người dân thật tốt

      Xóa
  5. Trong quá khứ cũng như hiện tại, tôn giáo đã và đang có tác động tích cực đối với mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam. Việc phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo sẽ góp phần giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội. Trong khi đó, việc huy động nguồn lực của các tôn giáo thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước hiện nay.

    Trả lờiXóa
  6. Là một quyền cơ bản của con người, song quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối mà khi hưởng thụ quyền này, chủ thể quyền đồng thời phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog