Sẽ là sai lầm khi cho rằng tham nhũng vặt thì hậu quả cũng “vặt”! Nếu biết kẻ tham nhũng vặt và người bị “vặt” là ai, chúng ta sẽ thấy rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
Tiếp xúc cử tri Đà Nẵng vào ngày 27/4 vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định thời gian tới, Đảng và Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết, kiên trì xử lý nghiêm cán bộ tham nhũng, tiêu cực với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Cùng với việc xử lý cả cán bộ đương chức lẫn cán bộ đã nghỉ hưu nếu có sai phạm, không để tình trạng “hạ cánh an toàn”, Chủ tịch nước nhấn mạnh phải xử lý đồng thời cả các vụ tham nhũng lớn và tham nhũng vặt ở cơ sở. Trước đó, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào ngày 12/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại địa phương, cơ sở.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, việc xử lý “tham nhũng vặt” đã được các nhà lãnh đạo đứng đầu Đảng và Nhà nước nêu ra với thái độ kiên quyết. Nơi xảy ra “tham nhũng vặt” cũng được xác định rõ là ở địa phương, cơ sở. Định hướng này dường như cũng trùng khớp với sự hoàn tất việc thành lập 63 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh vốn bắt đầu từ tháng 8/2022, cho thấy công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở “dưới” (cơ sở) cũng bắt đầu nóng lên, không còn tình trạng “trên (trung ương) nóng, dưới lạnh” nữa.
Khi những vụ đại án về tham nhũng được đưa ra xét xử, khi một số nhân sự cấp cao bị kỷ luật cảnh cáo đệ đơn lên Trung ương xin từ chức mà không chờ hết nhiệm kỳ, người dân tin rằng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không còn chuyện “tắm từ vai trở xuống”. “Lò” cháy rừng rực ở “trên”, nhưng những chuyện xảy ra bên “dưới” khiến dư luận không khỏi lo ngại.
Theo Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2022 (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố hôm 11/4, năm 2022 có 71,7% số doanh nghiệp được hỏi thừa nhận: Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục là phổ biến. Tỷ lệ này tăng mạnh so với mức 57,4% của năm 2021 và 54,1% trong năm 2019 và năm 2020. Báo cáo PCI còn cho biết tỷ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thuế đã gia tăng đáng quan ngại, từ mức 33,8% của năm 2021 lên mức 54,54% trong năm 2022.
Đối với người dân, trong quá trình sinh sống và làm việc ở địa phương, họ không ít lần phải đến cơ quan công quyền thực hiện thủ tục hành chính, từ hồ sơ học hành của con cái, tới giấy chứng nhận, xác nhận, chấp thuận trong các lĩnh vực như y tế, đăng kiểm, trật tự xây dựng, giao thông, môi trường, đất đai… Những dịch vụ công phổ biến đó thường có quy định, quy trình và biểu giá rõ ràng, nhưng một bộ phận cán bộ đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để “vặt” hoặc cố tình gây khó khăn nhằm “vòi vĩnh”.
Muốn thông đồng bén giọt, người dân và doanh nghiệp phải chi thêm một số khoản phí không chính thức để “lót tay”. Ấy là hiện tượng không hiếm gặp ở cơ sở.
Với doanh nghiệp, khoản phí ngoài biểu giá này không lớn. Tuy nhiên, do tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại, chúng sẽ trở thành chi phí đáng kể và khi được hạch toán vào giá thành sẽ đẩy giá bán lên, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Còn với người dân, nhất là hộ nghèo, khoản phí ngoài biểu giá thường chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập của họ.
Từ đó có thể thấy chi phí “bôi trơn” trong quá trình xử lý thủ tục hành chính có thể là “vặt” đối với cán bộ, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của dân nghèo và nhiều lần tích tiểu sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Quan trọng hơn, tham nhũng vặt không chỉ làm xói mòn môi trường pháp lý, chệch hướng các quy định, quy trình, mà còn ảnh hưởng tới uy tín của bộ máy nhà nước, khiến các nhà đầu tư chùn bước và người dân mất niềm tin vào chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó, những cán bộ tham nhũng vặt hiện nay ở cơ sở, nhưng một ngày nào đó “vào nguồn”, “chui cao leo sâu” thì hậu quả thật khôn lường.
Tham nhũng vặt, vì thế, giống như “vòi bạch tuộc” bám chặt, gây bức xúc lớn ở cơ sở, cần phải xử lý triệt để, giải quyết tới nơi tới chốn. Vấn đề này cũng đã được nêu ra tại nhiều hội nghị cùng hàng loạt giải pháp, từ phát huy vai trò của các cấp uỷ Đảng, chính quyền tới đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ của cán bộ… Tuy nhiên phải thấy rằng các biện pháp này cần có thời gian mới tạo ra sự thay đổi và trong bối cảnh đó, lời Bác dạy rằng “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” càng trở nên thấm thía.
Phát huy vai trò của nhân dân, doanh nghiệp trong phòng, chống tham nhũng vặt là hết sức quan trọng bởi họ chính là bên chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi tham nhũng vặt và một ứng dụng báo cáo tham nhũng trên điện thoại thông minh sẽ huy động được sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Đương nhiên, kèm theo báo cáo là bằng chứng như hình ảnh, âm thanh. Bên cạnh đó, do các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh mới đi vào hoạt động, nhân lực và nguồn lực đều hạn chế, cho nên, việc phòng, chống tham nhũng vặt cần ưu tiên giải quyết một số lĩnh vực ảnh hưởng nhất đối với người dân và doanh nghiệp như khu vực dịch vụ công nhằm tạo ra niềm tin và khuyến khích sự tham gia của nhân dân, doanh nghiệp.
Nguồn: Hà Ngọc/Báo Tin tức
Tham nhũng thường có 2 loại là tham nhũng lớn, tham nhũng "vặt". Tuy nhiên, ranh giới giữa tham nhũng lớn, tham nhũng vặt thì rất mong manh và chia ra như vậy để phân biệt một cách tương đối, tìm ra phương thuốc đặc trị cho từng loại.
Trả lờiXóađối với những vu việc liên quan đến tham nhũng thì không thể nào tránh khỏi thất thoát về tài chính cũng như những hậu quả nghiêm trọng khác có thể kéo theo, từ những vụ tham nhũng "vặt", nhỏ lẻ mà có thể dẫn tới một tình hình khó có thể cứu chữa, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp
Trả lờiXóaTham nhũng "vặt" là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để nhũng nhiễu, gây khó khăn, nhằm vụ lợi từ tổ chức, doanh nghiệp và người dân với giá trị vật chất không lớn, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng hành vi này diễn ra từ lâu và nó diễn ra hàng ngày ở nhiều nơi, nhiều cơ quan, tổ chức và các vị trí khác nhau ở cấp cơ sở, thậm chí gần như trở thành thông lệ, thói quen, hình thức bôi trơn văn hóa của không ít cán bộ, công chức, viên chức.
Trả lờiXóaTình trạng tham nhũng "vặt" vẫn chưa được ngăn chặn, kiềm chế, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai, đến ngân sách thuế, ngân hàng, hải quan.
Trả lờiXóaTham nhũng "vặt" cứ như nấm mọc sau mưa và đặc biệt là sự nguy hại của nó đã xuất hiện trong công tác trọng yếu của Đảng và Nhà nước và nhân dân như công tác cán bộ, công tác chính sách, công tác an sinh xã hội... Nó không chỉ xuất hiện cá nhân mà còn mang tính đồng lõa của số đông, thậm chí có tổ chức.
XóaThói tham nhũng "vặt" diễn ra công khai gây khó khăn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp, bất cứ việc gì ở lĩnh vực nào, hình thành nên cơ chế xin – cho thì không khó để tìm ra những minh chứng về nó. Người dân phải đi xin, còn công bộc giữ quyền cho.
Trả lờiXóaTham nhũng "vặt" làm mất niềm tin của các nhà đầu tư, làm vẩn đục môi trường kinh doanh và gây nên cái tiền lệ xin - cho, "lót tay" trong đấu thầu kinh doanh, đặc biệt nó còn là căn nguyên dẫn đến giảm sút lòng tin của con người với con người trong xã hội, của các thành viên trong tổ chức và là cái cớ để các thế lực thù địch lợi dụng công kích chống phá Đảng, chế độ. Sâu xa hơn, tham nhũng "vặt" làm xói mòn lòng tin của nhân dân với thể chế chính trị, giảm uy tín của Đảng, Nhà nước trong lòng nhân dân và quốc tế.
Trả lờiXóaHiện nay, tham nhũng đã trở thành nguy cơ hiện hữu dẫn đến sự suy đồi văn hóa, đạo đức của con người, xã hội; lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của đất nước. Tham nhũng thường có hai loại: tham nhũng “lớn” và tham nhũng “vặt”.
Trả lờiXóaNhững hành vi tham nhũng “vặt” diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, ngân sách, thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo dục, y tế, chính sách xã hội, quản lý hành chính, v.v. Tham nhũng “vặt” cứ như “nấm mốc mọc sau mưa”. Thật khó chịu!
Trả lờiXóađặc biệt nguy hại là nó đã xuất hiện trong công tác trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân, như: công tác cán bộ; công tác chính sách; công tác an sinh xã hội, v.v. Nó không chỉ xuất hiện ở cá nhân, mà còn mang tính đồng lõa của số đông, thậm chí có tổ chức. Thói tham nhũng “vặt” diễn ra có cả kín đáo và công khai, gây khó khăn cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp bất cứ việc gì, ở lĩnh vực nào, hình thành nên cái cơ chế kỳ quặc “xin - cho”.
Trả lờiXóaKhông khó để tìm ra những minh chứng về nó. Người dân thì phải đi “xin”, còn “công bộc” thì giữ quyền “cho”. Người dân, doanh nghiệp phải thường xuyên sấp ngửa đến các cơ quan công quyền để “xin” đủ thứ, từ xin cho con đi học, chuyển lớp, chuyển trường; xin cấp giấy chứng tử; xin cấp giấy phép kinh doanh; xin giấy khám sức khỏe để vào làm việc của các cơ quan nhà nước
XóaCó thể nói, “tham nhũng vặt” đã trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Nó xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt người dân, doanh nghiệp khi muốn thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn thì cần “biết ý”, có chi phí “lót tay”, “bôi trơn”... Từ thực tế bức xúc của vấn nạn “tham nhũng vặt”, Báo điện tử ĐCSVN có loạt bài “Tham nhũng vặt”: Hậu quả không hề “vặt” để góp thêm tiếng nói về một chủ đề vẫn luôn “nóng” từ nhiều năm nay.
Trả lờiXóaNhững món quà biếu nhỏ, những khoản “lót tay” kiểu "nhẹ nhàng, tình cảm, không đáng là bao" đã như một phần tất yếu của cuộc sống hiện nay. Và hành vi nhận các khoản biếu xén ấy người ta vẫn gọi là "tham nhũng vặt". Vấn nạn này đang ngày càng tràn lan, tinh vi, làm tha hóa, biến chất nhiều cán bộ, công chức
Trả lờiXóa