Chia sẻ

Tre Làng

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông báo lãi 97 tỷ đồng

Cuteo@

Theo báo cáo tài chính kiểm toán, năm 2022, Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đạt tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần năm 2021.

Trong đó, doanh thu bán vé tăng gấp gần 12,5 lần lên 65,8 tỷ đồng. Doanh thu 2022 của Hanoi Metro tăng mạnh một phần bởi năm 2021 tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) mới bắt đầu thu phí từ tháng 11.

Cả năm 2022, Hanoi Metro ghi nhận doanh thu trợ giá 417 tỷ đồng, tăng gấp 6,6 lần 2021. Cũng nhờ khoản trợ giá này, Hanoi Metro đã thoát tình trạng kinh doanh dưới giá vốn khi lãi gộp 109,5 tỷ đồng.

Trong cơ cấu chi phí của Hanoi Metro, khấu hao chiếm 60%, tương đương 225 tỷ đồng. Tiếp sau đó là nhân công với 99,4 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi năm ngoái) và chi phí dịch vụ mua ngoài gần 60 tỷ đồng (tăng gấp 3,7 lần).

Sau khi trừ hết các chi phí, doanh nghiệp này lãi trước thuế 96,8 tỷ đồng. Nhờ đó, khoản lỗ lũy kế đến hết 31/12/2022 của Hanoi Metro giảm, chỉ còn âm 36,8 tỷ đồng.

Hiện tại, cùng với vận tải hành khách công cộng bằng xe bus, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ nên giá do thành phố quyết định (mức giá rẻ có trợ giá) để khuyến khích người dân sử dụng nhằm giảm dần phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

Giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông thấp nhất 8.000 đồng một lượt và tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến. Giá vé ngày (không giới hạn lượt di chuyển) là 30.000 đồng cho một người, vé tháng có giá 200.000 đồng cho khách phổ thông và 100.000 cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

Theo thống kê của Hanoi Metro, trong quý I-2023, tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông đã vận chuyển được hơn 2,65 triệu lượt hành khách, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2022.

Riêng trong 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua, tuyến metro này đã vận hành 1.018 lượt tàu, phục vụ tổng cộng 168.529 lượt hành khách.

Tỷ trọng hành khách vào ga Cát Linh đông nhất với 23,5%; ga Yên Nghĩa chiếm 13,6%; 62,9% lượng hành khách phân bố vào 10 ga trên tuyến.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km đi trên cao, có 12 nhà ga. Mỗi đoàn gồm 4 toa, sức chở tối đa 960 người một đoàn, tốc độ tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian đoàn tàu di chuyển toàn tuyến hết 23 phút.

24 nhận xét:

  1. Năm thứ hai vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hanoi Metro ghi nhận lãi ròng gần 100 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lỗ 64 tỷ đồng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giá vé của tàu Cát Linh Hà Đông mình cho như thế là khá rẻ so với những loại hình phương tiện khác khi đi trong cùng một chặng đường như vậy, tàu đi thì êm ái, tiện nghi mát mẻ, vì thế mà người dân cũng rất có ý thức và tích cực di chuyển bằng tàu điện

      Xóa
  2. Trong báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) - đơn vị vận hành tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực cả về doanh thu lẫn lợi nhuận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. kết quả đối với loại hình tàu điện trên cao như vậy là rất tích cực, chẳng mấy mà loại hình phương tiện giao thông công cộng này lại trở thành phổ biến nhất, nhiều người di chuyển, sẽ hạn chế được đáng kể ô nhiễm môi trường khí thải từ các phương tiện cá nhân

      Xóa
  3. vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ công nên giá do Thành phố Hà Nội quyết định (Với mức giá rẻ có trợ giá của Thành phố) để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng đi lại, giảm dần phương tiện cá nhân, giúp thiểu hóa ùn tắc, ô nhiễm môi trường do phương tiện cá nhân gây ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hôm trc tôi đi, thấy 2 anh nhân viên khoe riêng ngày 29/4 đầu ga Cát Linh thu gần 300tr tiền vé, chưa kể các Ga lẻ, thấy rất mừng vì ng dân mih đã dần quen với phương tiên công cộng văn minh này!, mong là thành phố sẽ sớm triển khai thêm nhiều dự án tương tự

      Xóa
  4. đối với Đường sắt đô thị, Cát Linh – Hà Đông là tuyến đầu tiên đưa vào vận hành, HĐNĐ Thành phố đã thông qua nghị quyết cho áp dụng các chính sách khuyến khích như xe buýt hiện nay, việc trợ giá cho ĐSĐT được quy định trong Luật Đường sắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tàu điện trên cao bây giờ đi ngày càng được nhiều lượt khách hơn, đó thể hiện rõ ràng rằng người dân hoàn toàn ủng hộ và ưu tiên sử dụng loại hình phương tiện này để di chuyển, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm gây ra cho môi trường

      Xóa
  5. Hiện tại, giá vé đường sắt Cắt Linh - Hà Đông thấp nhất 8.000 đồng một lượt và tối đa 15.000 đồng nếu đi toàn tuyến. Giá vé ngày (không giới hạn lượt di chuyển) là 30.000 đồng cho một người, vé tháng có giá 200.000 đồng cho khách phổ thông và 100.000 cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đây mới chỉ là tuyến số 2A Cát Linh Hà Đông, mấy năm nữa sau khi mà công trình tuyến Nhổn hoàn thành và đi vào hoạt động, đường xá Hà Nội sẽ giảm được đáng kể các loại phương tiện giao thông cá nhân, góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường

      Xóa
  6. Năm 2023, Hanoi Metro khá thận trọng khi chỉ đặt kế hoạch lãi 5,9 tỷ đồng, trong khi tổng doanh thu có thể tăng lên 519 tỷ đồng (tăng 7% so với 2022), trong đó thu từ bán vé gần 74 tỷ đồng. Công ty dự kiến phục vụ hơn 10,6 triệu lượt khách với hơn 81.300 lượt tàu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tàu Cát Linh - Hà Đông không chạy bằng xăng hay dầu mà chạy bằng điện nên sẽ cực kỳ bảo vệ môi trường, đặc biệt phù hợp sử dụng ở những đô thị đông đúc như Hà Nội.

      Xóa
  7. đó là một tín hiệu rất tốt đến từ phía hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ngày càng thu hút nhiều lượt khách di chuyển mỗi ngày, lấp đầy được khoản lỗ và tiếp tục thu hồi vốn, mang về nguồn lãi, phục vụ tốt hơn cho người dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng bạn ạ, nếu nhân rộng được nhiều tuyến như này thì có khi các bạn chẳng cần thuê nhà HN nữa, cứ sáng dậy bắt tàu từ quê lên HN làm, chiều lại bắt tàu về, đỡ tắc đường, đỡ ô nhiễm, đỡ cơ cực

      Xóa
  8. Cù đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ nên giá do thành phố quyết định (mức giá rẻ có trợ giá) để khuyến khích người dân sử dụng nhằm giảm dần phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường, vì vậy nếu có lãi thì quả thật là một tín hiệu đáng mừng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc xây dựng thành công tuyến đường sắt trên cao này cũng đã giúp nâng tầm hệ thống công cộng của nước ta trở nên hiện đại hơn, sánh được với các quốc gia phát triển trong cùng khu vực và thế giới. Khẳng định được sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Việt Nam

      Xóa
  9. Các loại phương tiện công cộng chẳng có ở đâu lãi cả mà chủ yếu là để giải quyết vấn đề giao thông nội đô... Các nước khác cũng luôn bù lỗ cho các loại giao thông công cộng này, ít hay nhiều thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy nên sau khi trợ giá mà vẫn có lãi chứng tỏ người dân rất có nhu cầu đi lại, và chứng tỏ việc triển khai làm đường sắt đô thị là chủ trương rất đúng, trong tương lai khi các tuyến được hoàn thành và kết nối với nhau, ta sẽ thấy một thủ đô hiện đại và năng động

      Xóa
  10. Vừa có lãi vừa dc văn minh tại sao ko phát triển mạnh về giao thông công cộng, ngân sách cho vào ngành này là tôt nhất .như vậy đường xá không tắc mật độ xe máy và oto sẽ giảm lại dc thu ngân sách quỹ .tàu điện lên làm hiện đại hơn chút nữa là ổn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng rồi bạn, việc người dân giảm sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô và sử dụng tàu điện trên cao, xe bus điện,… sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ môi trường của Thủ đô.

      Xóa
  11. Hy vọng lãnh đạo thành phố sẽ đẩy mạnh hoàn thiện các tuyến đường sắt trên cao đang chậm tiến độ để người dân Thủ đô được hưởng những phương tiện giao thông công cộng hiện đại, văn minh, bảo vệ môi trường, thành phố sẽ giải quyết được nạn ách tắc giao thông, sớm đưa Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “xanh – thông minh – hiện đạ

    Trả lờiXóa
  12. Đi vào vận hành từ cuối năm 2021, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) dài 13km, có tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2016, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước và là tổ hợp đường sắt đô thị đầu tiên tại Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  13. Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) là đơn vị quản lý đoàn tàu chạy tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Hanoi Metro chính thức hoạt động từ tháng 6/2015 do Nhà nước nắm giữ 100% vốn.Theo báo cáo tài chính được công bố, năm 2022, đơn vị này đạt doanh thu 483 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với doanh thu vỏn vẹn 69 tỷ đồng năm ngoái.

    Trả lờiXóa
  14. Xét về cơ cấu, năm 2022, Hanoi Metro thu về 66 tỷ đồng từ hoạt động cung cấp dịch vụ, chiếm 13,7%, tương ứng bình quân mỗi ngày, tàu Cát Linh - Hà Đông thu về 180 triệu đồng từ bán vé.Phần còn lại là doanh thu trợ giá, chiếm 86,3% (417 tỷ đồng). Tức, cứ 1 đồng doanh thu thì Hanoi Metro được thêm 6 đồng trợ giá.Sau khi trừ đi các chi phí thì cả năm, Hanoi Metro lãi trước thuế 97 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 64 tỷ đồng. Trước đó, doanh nghiệp này ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tục và chỉ mới có doanh thu từ năm 2021 khi tuyến đường đi vào vận hành.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog