Khoai@
Liên quan đến vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", ngày hôm qua 5/5/2023, TAND TP.HCM đã ra quyết định tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày để chờ xét xử. Nếu không nhầm, thì đây là lần thứ 5, bị can Nguyễn Phương Hằng bị gia hạn tạm giam. Tính từ thời điểm bị bắt vào hôm 24/3/2022 cho tới thời điểm này, bà Nguyễn Phương Hằng đã bị tạm giam 13 tháng.
Ngay sau khi báo chí thông tin về việc TAND TP.HCM ra quyết định tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày để chờ xét xử, nhiều người đặt vấn đề cho rằng, việc các cơ quan tố tụng ra hạn tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng có đúng hay không, và dựa trên quy định nào của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã nội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi. Vì việc tạm giam có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân, nên việc ra quyết định phải được cân nhắc thận trọng.
Việc tạm giam áp dụng khá phổ biến và có hiệu quả ở giai đoạn điều tra, tuy nhiên giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử, thậm chí sau khi xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng biện pháp tạm giam để truy tố, để xét xử và để đảm bảo thi hành án theo quy định của pháp luật.
Việc tạm giam áp dụng khá phổ biến và có hiệu quả ở giai đoạn điều tra, tuy nhiên giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử, thậm chí sau khi xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng biện pháp tạm giam để truy tố, để xét xử và để đảm bảo thi hành án theo quy định của pháp luật.
Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo trong những trường hợp sau:(1) Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; (2) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm và trong trường hợp có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cần trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Bộ luật TTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giam để điều tra không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu trở lên có quyền gia hạn tạm giam đối với tội ít nghiêm trọng (một lần không quá 1 tháng), tội nghiêm trọng (hai lần trong đó lần đầu không quá 2 tháng, lần hai không quá 1 tháng), tội rất nghiêm trọng (một lần không quá 3 tháng), tội đặc biệt nghiêm trọng (một lần không quá 4 tháng). Ngoài ra, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền gia hạn tạm giam lần thứ hai (không quá 2 tháng đối với tội rất nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng). Trong trường hợp thời hạn tạm giam lần hai đối với tội đặc biệt nghiêm trọng đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần ba không quá 4 tháng. Theo quy định trên, thời hạn tạm giam để điều tra tối đa không quá 3 tháng đối với tội ít nghiêm trọng; 6 tháng đối với tội nghiêm trọng; 9 tháng đối với tội rất nghiêm trọng; 16 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, trong trường hợp cần thiết Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn tạm giam thêm ngoài 146 tháng. Thời hạn tạm giam thêm không được Bộ luật TTHS quy định mà tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm và yêu cầu của việc điều tra mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Thời hạn tạm giam để Viện kiểm sát quyết định việc truy tố không quá 20 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để hoàn thành bản cáo trạng, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thêm, nhưng không quá 10 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn tạm giam để toà án chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật TTHS năm 2015. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm bị truy tố về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 331 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt là phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Đây là tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 9 BLHS nên theo các quy định của Bộ Luật TTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thời hạn tạm giam để điều tra sẽ không quá 5 tháng nhưng không tính thời hạn điều tra bổ sung khi viện kiểm sát hoặc tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án nghiêm trọng như vụ án này thì thời hạn để xét xử cho đến khi mở phiên tòa sơ thẩm không quá 75 ngày, trong thời hạn này tòa án có quyền gia hạn tạm giam để phục vụ cho việc xét xử và đảm bảo thi hành án.
Bộ Luật TTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giam để toà án chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ Luật TTHS năm 2015. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Với những quy định nêu trên, Tòa án ra quyết định ra hạn tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng thêm 60 ngày là phù hợp với quy định của pháp luật.
P/s: Bài có tham khảo ý kiến của VPLS Trần&Liên Danh.
P/s: Bài có tham khảo ý kiến của VPLS Trần&Liên Danh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét