Chủ đầu tư Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh cho biết, toàn bộ số bàn ghế của phòng khán giả trong Nhà hát dân ca Quan họ được đóng bằng gỗ gõ đỏ, tổng kinh phí cho hạng mục này là 6,3 tỷ đồng.
Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là đề tài đang gây tranh cãi trên mạng xã hội dù công trình này vừa được trao giải Bạc tại hạng mục Kiến trúc công cộng tại Giải thưởng Kiến trúc quốc gia lần thứ 15 (2022-2023).
Bên lề giải thưởng, điều gây tranh cãi chính là những hàng ghế gỗ bề thế được trang bị trong toàn bộ Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Trao đổi với các cơ quan thông tấn báo chí, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho rằng, việc sử dụng ghế gỗ Đồng Kỵ trong Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là tốt.
"Đó chỉ là ghế cho người ngồi xem."- ông Trung nói.
Đồng quan điểm với ông Trung, ông Dương Đức Sinh- Bí thư Đảng ủy phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh khẳng định: Việc sử dụng này là "phù hợp".
Ông Sinh cho rằng sản phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ vốn là làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cho nên ưu ái dùng đồ gỗ của làng nghề thì rất là phù hợp - vừa là quảng bá, vừa tiêu dùng cho địa phương.
Theo Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Bắc Ninh, chủ đầu tư Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nhà hát được xây dựng từ năm 2016 trên khu đất có diện tích 19.400 m2, và hoàn thành năm 2020. Tổng mức đầu tư của dự án trên 241 tỷ đồng với nhiều hạng mục từ nguồn ngân sách nhà nước. Trong đó, toàn bộ số ghế của phòng khán giả trong Nhà hát dân ca Quan họ được đóng bằng gỗ gõ đỏ (nhập từ Nam Phi) với 341 sản phẩm, trong đó có 18 ghế to, 323 ghế nhỏ, 176 bàn nhỏ và 9 bàn to với tổng kinh phí cho hạng mục này là 6,3 tỷ đồng.
Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh do các kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Trần Hoàng Hải Nam, Trần Anh Sơn tư vấn thiết kế với ý tưởng tái hiện lại cả một “Không gian Văn hóa Quan họ” trong quần thể Thủy tổ Quan họ Bắc Ninh tại làng Diềm, phường Hòa Long, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh), quê hương của Thủy tổ Quan họ.
Theo các kiến trúc sư, bên ngoài nhà hát mang dáng dấp hiện đại nhưng toàn bộ nội thất lại thể hiện theo nét truyền thống. Phần sân khấu biểu diễn chính được cách điệu từ kiến trúc cổng làng để dẫn dắt cảm xúc cho khán giả được đắm chìm vào trong không gian đậm chất Quan họ.
Về hệ thống ghế ngồi, phía đơn vị tư vấn đã đề xuất sử dụng sản phẩm nội thất từ làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Ninh (làng Đồng Kỵ), ở giữa hai ghế ngồi có một bàn trà nhằm góp phần giới thiệu với du khách trong và ngoài nước biết đến các chất liệu và sản phẩm của làng nghề Bắc Ninh.
Về lý do trao giải Bạc - Hạng mục Kiến trúc công cộng tại Giải thưởng Kiến trúc quốc gia lần thứ 15 (2022-2023) cho Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội đồng giám khảo cho rằng: "Kiến trúc Nhà hát dân ca Quan họ sáng tạo, ấn tượng, sức biểu cảm sâu sắc, tạo hình lấy cảm hứng từ mái đình truyền thống, với lớp vỏ bao che 2 lớp, dại tre bên ngoài có họa tiết từ nón Ba Tầm. Về không gian: sử dụng vật liệu, màu sắc… đơn giản nhưng tinh tế, tìm tòi từ các hoa văn, họa tiết truyền thống Việt Nam”.
Nguyên Vũ
nhà hát này đã được hoàn thiện từ năm 2020, chỉ vì hình ảnh dàn ghế gỗ kia mà trở nên nổi tiếng, rồi lại thêm miệng lưỡi của các trang lề trái như BBC, RFA, VOA lại đi dắt mũi dư luận, lại cho như vậy là lãng phí, phá hoại môi trường. Nhưng chúng đâu có biết được nguồn gốc những loại gỗ để sản xuất bàn ghế này là từ đâu ra đâu
Trả lờiXóanhững sản phẩm ghế gỗ này đều là từ làng nghề gỗ Đồng Kỵ sản xuất, là một làng nghề có truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cực kỳ nổi tiếng, chỉ yếu là sử dụng gỗ nhập từ các nước Nam Mỹ, châu Phi, và đương nhiên đã là làng nghề thì không thể dùng gỗ cấm để sản xuất trái phép với số lượng lớn như vậy được
Trả lờiXóaĐối với Bắc Ninh thì việc sử dụng toàn bộ bộ bàn ghế như này là thứ họ tự làm ra được, bên cạnh đó giúp quảng bá thế mạnh của tỉnh nhà, đẩy mạnh phát triển làng nghề, kinh tế xã hội, một bộ phần cư dân mạng chỉ mải nhìn vào giá tiền của bàn ghế mà quên đi giá trị thật của nó
Xóa