Mặc dù đội lốt, nhân danh “yêu nước”, đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” cho Việt Nam, nhưng ngày ngày thu lượm, tung hứng, ca tụng thành phần phản động chống đối trong nước, “hít lấy hít để” những thông tin xuyên tạc tình hình trong nước của những kẻ chống đối đó, rồi thống thiết cầu xin các cơ quan, tổ chức nước ngoài đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế, can thiệp chính trị, xâm hại chủ quyền Việt Nam.
Một trong những chiêu trò đó là vận động và lăng xê cho các ý kiến đòi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC của Chính phủ Mỹ, nuôi mộng tưởng Mỹ sẽ gia tăng cấp ngân sách hỗ trợ, nuôi nấng những thành phần phản động trong và ngoài nước đội lốt “đấu tranh cho tự do tôn giáo”. Vậy nên, mới đây, khi một số dân biểu, báo cáo của Uscift đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC khiến những thành phần chống phá Việt Nam hớn hở, tích cực loan tin, phụ họa, tung hứng như thể “tương lai tươi sắng” sắp đến với họ
Chằng hạn như trang Việt Nam Thời báo ngày 25/7/2023 đăng bài: “Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)” là một ví dụ. Bài viết khoe khoang rằng, trong một buổi điều trần của chủ đề “Tình trạng tồi tệ về tự do tôn giáo trên thế giới”, của Tiểu Ban Sức Khoẻ Toàn Cầu, Nhân Quyền Toàn Cầu và Các Tổ Chức Quốc Tế mà DB C.Smith là Chủ Tịch đã đánh giá tình hình tự do tôn giáo Việt Nam “tồi tệ hơn” và nêu quan điểm “Việt Nam xứng đáng bị đưa vào danh sách CPC”.
Có nhiều ý kiến bình luận về sự việc này, hầu hết đều khẳng định, luận điệu trên là không có cơ sở, không gắn với thực tiễn sinh động của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Trước hết, Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ (4/2023), Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ là Phật giáo (trên 14 triệu), Công giáo (khoảng 7 triệu), Phật giáo Hòa Hảo (khoảng 1,5 triệu), Tin lành (khoảng 1,21 triệu); Cao Đài khoảng (trên 1,1 triệu), v.v. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Nếu tình hình tôn giáo tồi tệ đi, như nhận xét của dân biểu C.Smith – một người chuyện đưa tin thiếu khách quan, thiếu thiện cảm về tình hình Việt Nam, thì đời sống tôn giáo Việt Nam phong phú và nở rộ như vậy.
Thứ hai, nhìn vào số liệu đã cho thấy, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới: sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn hơn trước thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham gia. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội. Nếu Việt Nam không có tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo thì không thể có được đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng phong phú và số lượng tín đồ các tôn giáo đông đảo như trên.
Thứ ba, những nội dung được các tổ chức ngoại giao, NGO của Mỹ đưa ra về tình hình tự do tín ngưỡng của Việt Nam đều dựa trên những thông tin sai sự thật. Năm 2022, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (SWL), hiện nay, một số cá nhân có thâm thù với chế độ ta lại muốn đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Việc làm đó của họ đã không nhìn thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sinh động ở nước ta hiện nay. Đó là: Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của mọi tôn giáo được diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, thu hút không chỉ tín đồ mà còn đông đảo người dân tham gia.
Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam).
Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có hơn 2.600 điểm nhóm, sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có thêm hơn 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật. Hàng năm, số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân. Kể từ khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cả nước có hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.
Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Cả nước hiện có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo; một số cơ sở được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện hoạt động xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng tôn giáo bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Từ năm năm 2018 đến năm 2022, Nhà xuất bản Tôn giáo đã có quyết định xuất bản 2.527 ấn phẩm với 8.506.240 bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có Website riêng để phục vụ việc sinh hoạt đạo, truyền bá tôn giáo của mình.
Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam còn tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế (Đối thoại liên tín ngưỡng Á – Âu (ASEM), đối thoại liên tín ngưỡng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,…). Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Hiện có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại các tỉnh, thành phố với hàng trăm người tham gia và có quốc tịch từ nhiều nước (Hàn Quốc, Philippin, Singapore, Malaixia, Nga, Mỹ, Pháp,…). Cùng với đó, Nhà nước còn bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù, v.v.
Qua đó cho thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sinh động, phong phú ở Việt Nam. Chỉ những tổ chức đội lốt tôn giáo như Hội thánh Đức chúa trời mẹ mới bị các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là việc làm cần thiết để bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, vì hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Thế nên, đừng có lợi dụng tôn giáo hòng hạ uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Người đăng: cuong dai ta
Có lăng xê 10 lần đi nữa thì cũng chỉ là ý kiến ngoài luồng, quyết định được hay không nằm ở quốc hội Mỹ, nghĩ sao trong thời điểm mối quan hệ của Việt Nam và Mẽo đang đi lên như thế này mà họ đồng ý thông qua việc đưa đối tác của mình vào diện CPC chỉ vì mấy thằng hết tác dụng
Trả lờiXóaCác “tôn giáo” mà các thế lực thù địch, phản động đưa ra như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo độc lập, Pháp Luân Công, một số hệ phái, tổ chức trong các tôn giáo….đều không đủ các điều kiện theo Điều 21, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016
Trả lờiXóaTrong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, có những chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật và đường hướng hành đạo đã xác định. Trong thời kỳ đổi mới, các tổ chức tôn giáo có những biến đổi theo hướng đồng hành cùng dân tộc, tăng nhanh về số lượng tín đồ, các công việc nội bộ được tôn trọng, các hoạt động in ấn, xuất bản được mở rộng. Tuy nhiên, chúng ta cũng kiên quyết xử lý việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở, phá hoại cuộc sống yên bình của người dân (trong đó có đồng bào theo đạo)
Trả lờiXóaCác nước ở trong danh sách CPC có thể dẫn tới việc bị cấm vận kinh tế, ngoài ra cũng sẽ không được nhận một số chương trình viện trợ nhất định từ Chính phủ Mỹ. có thể nói chiêu trò của những kẻ chống phá là mong muố cho Việt Nam mãi nghèo đây mà
Trả lờiXóaThời gian qua, các cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề hai bên cùng quan tâm, trong đó có vấn đề tôn giáo, đã giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Chính sách nhất quán của VN là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân.
Trả lờiXóaNhiều văn bản pháp qui quan trọng về tôn giáo đã được ban hành và thực thi nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, điều này đã chứng tỏ quan điểm của Việt nam và những hành đồng mà Chính Phủ đã thực hiện, những chiêu trò tung hứng kia sẽ vô tác dụng mà thôi
Trả lờiXóaCác quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (tiếng Anh: Countries of Particular Concern (CPC)) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc tế (IRFA) năm 1998 (HR 2431) và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ "đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo" có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo
Trả lờiXóaLâu nay, Mỹ thường ra các loại báo cáo đánh giá về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo và mua bán người ở quốc gia khác, trong đó có Việt Nam với những thông tin tiêu cực. Cùng với đó là việc phân loại các nước cần quan tâm, chú ý vì đã không đáp ứng những tiêu chí của riêng Mỹ đặt ra.
Trả lờiXóađưa Việt Nam danh sách quốc gia cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo (Special Watch List - SWL) mà không đưa ra bất cứ căn cứ, cơ sở nào cho việc xếp loại này. Thực tế, không quốc gia nào có quyền đứng trên và phán xét công việc nội bộ của nước khác, nhất là khi việc phán xét dựa trên những thông tin sai lệch, vô căn cứ.
Trả lờiXóaThực tế, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng cởi mở và được các cấp chính quyền tạo điều kiện. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ), chỉ tính trong gần 20 năm qua (2003-2022), số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo gia tăng. Năm 2003, cả nước có 6 tôn giáo, 15 tổ chức, với 17 triệu tín đồ, khoảng 20 nghìn cơ sở thờ tự; 34 nghìn chức sắc, 78 nghìn chức việc.
Trả lờiXóaNước Mỹ luôn tuyên bố được tạo lập trên nền tảng nhân quyền, tự xưng là người bảo vệ nhân quyền thế giới. Dựa trên hiểu biết hạn hẹp của riêng mình về nhân quyền và coi lợi ích cốt lõi của mình trong việc theo đuổi chủ nghĩa bá quyền toàn cầu như một thước đo
Trả lờiXóaMỹ ra báo cáo hằng năm về tình hình nhân quyền của các quốc gia khác bằng cách chắp vá những ám chỉ và tin đồn. Những báo cáo này cố tình bóp méo và hạ thấp tình hình nhân quyền ở các quốc gia và khu vực không phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ,
Trả lờiXóanhưng Mỹ lại nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền dai dẳng, có hệ thống trên quy mô lớn của Mỹ và lại kleen tiếng chỉ trích đối với các quốc gia khác (Trích “Hồ sơ vi phạm nhân quyền của Mỹ 2019” do Trung Quốc công bố tháng 3/2020).
Trả lờiXóanhững năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đảm bảo quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thể hiện rõ nhất là chỉ cách đây 2 tháng, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.
Trả lờiXóavấn đề quyền con người trên thế giới hiện nay vẫn còn những cách tiếp cận khác nhau. Quyền con người là giá trị được kết tinh từ những thành tựu, kinh nghiệm đặc sắc trong việc bảo vệ quyền con người của mỗi quốc gia. Chính nét đặc sắc trong việc bảo đảm quyền con người của mỗi quốc gia làm phong phú thêm giá trị chung về quyền con người
Trả lờiXóasự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực, thành tựu bảo đảm quyền của Việt Nam cũng như sự đóng góp tích cực của Việt Nam tại các cơ chế nhân quyền Liên hiệp quốc. Đây cũng là minh chứng mạnh mẽ nhất phản bác lại những đánh giá thiếu khách quan về tình hình nhân quyền Việt Nam. Rõ ràng là, sự thiên lệch, định kiến của Mỹ về Việt Nam là sự đi ngược lại dòng chảy tiến bộ của thế giới.
Trả lờiXóaXét từ khía cạnh này, cách tiếp cận của Việt Nam và Mỹ về vấn đề quyền con người còn có những khác biệt, xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của mỗi nước. Chính vì thế, cần phải tôn trọng sự khác biệt, không thể áp đặt giá trị, tiêu chuẩn của mình đối với một quốc gia khác.
Trả lờiXóaTrong bài báo “Việt Nam xứng đáng vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền” đăng ngày 20/9/2022, tờ Washington Times khẳng định: "Việt Nam tiếp tục được đánh giá cao tại Liên hiệp quốc với việc cử sĩ quan tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, cũng như tích cực tham gia vào các thảo luận nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên của Liên hiệp quốc".
Trả lờiXóaBảo đảm, thúc đẩy quyền con người là một quá trình lâu dài, liên tục và cần sự nỗ lực của mỗi quốc gia, đặc biệt với Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế trong khi còn nhiều thách thức trong giải quyết các vấn đề quyền con người.
Trả lờiXóaĐích đến của tất cả các quốc gia đều là sự phát triển tiến bộ, văn minh và tôn trọng nhân phẩm cho tất cả mọi người cho dù là có sự khác biệt về thể chế chính trị, quan điểm tiếp cận vấn đề quyền con người. Tuy nhiên cách thức, lộ trình thực hiện là không thể giống nhau giữa các quốc gia.
Trả lờiXóaChính sách của Việt Nam luôn là tôn trọng quan điểm, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và mong muốn các nước cũng thực hiện điều đó. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác của các quốc gia trong bảo đảm, thúc đẩy quyền con người trên bình diện quốc t
Trả lờiXóaMỗi quốc gia có quyền lựa chọn các giải pháp tối ưu trong việc cân bằng giữa ổn định xã hội với đảm bảo đầy đủ nhân quyền, có quyền xây dựng lộ trình trong việc thực hiện cam kết đối với các điều ước quốc tế về nhân quyền. Việc khẳng định tính đặc thù của quyền con người tạo cơ sở lý luận bác bỏ mọi sự sao chép, áp đặt các mô hình dân chủ, nhân quyền.
Trả lờiXóa