Chia sẻ

Tre Làng

Tản mạn về vụ bắt giữ 31 đối tượng trang bị súng, áo chống đạn trên cầu Rạch Miễu

Ong Bắp Cày 

Ngày hôm qua 29/7, Cảnh sát Tiền Giang đã bắt giữ 31 thanh niên có độ tuổi từ 24 đến 36 tuổi đi trên 6 xe ô tô. Khám xét 6 xe ô tô nói trên, cảnh sát thu giữ 4 khẩu súng, áo chống đạn, dao bấm và bình xịt hơi cay. Các đối tượng khai vừa "kéo quân" đia giải quyết mâu thuẫn, trên đường về Bến Tre thì bị bắt giữ.




Đây là vụ việc vi phạm pháp luật có tổ chức, dù ở mức sơ khai nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, đúng mức thì hiển nhiên những "tổ chức" như thế này sẽ biến thành các tổ chức tội phạm có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn, nguy hiểm hơn.

Đặc trưng của nhóm này là thành phần tham gia còn rất trẻ, độ tuổi từ 24 đến 36, được trang bị phương tiện đi lại bằng ô tô với vũ khí là súng, dao, bình xịt hơi cay và thậm chí cả áo chống đạn.

Những gì chúng khai với cảnh sát cho thấy, "luật rừng" là thứ mà chúng đang áp dụng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Với những trang bị như đã nói ở trên, không có gì đảm bảo rằng, chúng không liều lĩnh, không sẵn sàng đâm chém, nổ súng giết người.

Về mặt hình thức, nhóm đối tượng trên có thể được coi là một băng nhóm xã hội đen, dung nạp những thành phần bất hảo, hiếu chiến, hung hăng, coi thường pháp luật.

Dù chưa có thông tin cụ thể về nhóm này, nhưng rất có thể hoạt động của nhóm này sẽ gồm: Cờ bạc, tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ, đâm thuê chém mướn, chăn dắt gái mại dâm, tàng trữ mua bán vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, thậm chí là trấn lột, cướp bóc. 

Trên thực tế, nhiều băng nhóm không dừng lại ở mức độ đó, mà còn có thể tiếp tục phát triển lớn hơn nữa, tới mức hình thành những "Doanh nghiệp" để rửa tiền, lừa đảo, đánh bạc qua mạng và thậm chí còn lôi kéo làm hư hỏng cán bộ trong các cơ quan nhà nước, không loại trừ cả cán bộ bảo vệ pháp luật.

Việc chúng quy tụ được 31 thành viên, lại vừa đi giải quyết mâu thuẫn ở địa phương khác về chứng tỏ nhóm này đã hình thành từ trước đó mà không bị phát hiện, hoặc ít nhất là đã phát hiện nhưng lại không có tiếng nói răn đe, cảnh báo, hoặc "xoa đầu", "vỗ vai".

Rõ ràng, trong vụ việc này, công tác nắm tình hình của lực lượng công an ở cấp cơ sở chưa tốt. Rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ lực lượng công an cấp cơ sở còn mỏng, trang bị thiếu thốn, lại quá bận bịu với các đề án, kế hoạch của trên giao... nên mới chỉ tập trung vào các công việc có tính chất hành chính mà xem nhẹ các công tác nghiệp vụ bí mật của ngành, không còn thời gian vật chất để vận động quần chúng, tranh thủ những người có uy tín, xem nhẹ việc "nắm hộ, nắm người"...

Lưu ý rằng, công tác nắm tình hình phải được coi là công tác căn cốt nhất của lực lượng công an cấp cơ sở (xã, phường), được tiến hành thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ. Vì nó là cơ sở khoa học và thực tiễn để hoạch định các kế hoạch, phương án, đối sách bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Khi công tác này không được coi trọng, bị xem nhẹ thì mọi mục tiêu hướng tới của lực lượng công an cấp cơ sở coi như thất bại.

Cuối cùng, tôi cho rằng với các băng nhóm kiểu này, nếu làm tốt công tác nắm tình hình, xử lý ngay từ đầu, từ khi chúng mới manh nha thành lập thì rất đơn giản. Nếu công tác nắm tình hình yếu kém, để lâu thì ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định của xã hội.

1 nhận xét:

  1. bây giờ cứ thấy hội nhóm nào mà toàn thanh niên trẻ trâu loắt choắt mà manh động cầm theo vài con dao với mã tấu là cứ tóm gọn chứ không thể để chừa đấy được đâu, sợ lắm, bắt đi cho cuộc sống người dân nó yên bình, kể cả là đòi nợ thuê hay côn đồ gì thì cũng không tha

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog