Thủ tướng Đức tuyên bố sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine trị giá lên tới 19 tỷ USD cho đến năm 2027, Thủ tướng Ấn Độ thảo luận với Tổng thống Pháp về một kế hoạch hòa bình mới cho Kiev.
Xe phòng không tự hành Gepard nằm trong gói viện trợ vũ khí mới nhất mà Đức dành cho Ukraine. (Nguồn: Flickr)
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/7, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine trị giá lên tới 19 tỷ USD trong vòng 5 năm. Số tiền này chỉ bao gồm viện trợ do Đức cung cấp và không bao gồm hình thức viện trợ từ các quỹ và tổ chức khác.
Theo AFP, gói viện trợ gần đây nhất mà Berlin chuyển giao cho Kiev (ngày 12/7) bao gồm 6 xe phòng không tự hành Gepard, 1 xe tăng và 20.000 viên đạn các cỡ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Vilnius, Lithuania từ ngày 11-12/7, ông Olaf Scholz và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã công bố gói viện trợ mới trị giá 770 triệu USD cho Ukraine, trong đó có 2 bệ phóng cho hệ thống phòng không Patriot. Ngoài ra, còn có kế hoạch chuyển giao 40 xe chiến đấu bộ binh Marder, 25 xe tăng Leopard 1A5 và 5 xe bọc thép Bergepanzer 2.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thúc đẩy Đức gửi thêm vũ khí, bao gồm máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình tầm xa Taurus, song chưa nhận được cái "gật đầu" của ông Scholz.
Trong khi đó, theo thông báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Anh, 18.000 binh sĩ Ukraine đã được huấn luyện tại vương quốc này trong khuôn khổ Chiến dịch Interflex.
Bộ trên nêu rõ, "chiến dịch Interflex huấn luyện bộ binh do Anh dẫn đầu dành cho các tình nguyện viên Ukraine, cho đến nay đã đào tạo được 18.000 tân binh. Ra mắt ngày 26/6/2022, Chiến dịch Interflex huấn luyện người Ukraine cách sống sót".
Trước đó, hồi tháng 5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal thông báo khoảng 15.000 quân nhân Ukraine đã được đào tạo tại xứ sở sương mù.
Trong một diễn biến khác, theo báo Le Monde (Pháp), Ấn Độ và Pháp đang soạn thảo một kế hoạch hòa bình mới cho Ukraine. Kế hoạch này đã được thảo luận trong chuyến thăm Paris của Thủ tướng Narendra Modi từ ngày 13-14/7.
Nguồn tin của báo trên nêu rõ, người đứng đầu chính phủ Ấn Độ đã chỉ thị cho nhân viên của mình hợp tác với đại diện của Pháp, xây dựng kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine để phá vỡ "bế tắc ngoại giao".
Le Monde khẳng định, những sáng kiến này khác biệt rõ rệt so với những đề xuất mà Trung Quốc và các nước thuộc cái gọi là Nam bán cầu đưa ra trước đây.
Đáng chú ý, dù tham gia tích cực vào quá trình này, ông Modi dường như không có ý định đảm nhận vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột ở Ukraine, như Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva vẫn làm.
Đức có vẻ đang là cánh tay đắc lực cho Mẽo tiếp nối việc tài trợ chiến tranh sau khi Mỹ tuyên bố sẽ gửi bom chùm đến UK để duy trì cuộc chiến, cứ đà này thì UK chưa thế nhìn thấy hòa bình trong thời gian ngăn được, người dân nên có sự lựa chọn của mình nếu muốn sớm chấm dứt chiến tranh thôi
Trả lờiXóaKinh tế của Đức cũng chẳng phải khấm khá gì trong khối EU, thế mà vẫn mạnh tay chi hàng loạt khí tài khủng cho UK để tiếp tục cuộc chiến phi nghĩa với Nga, không biết sau cuộc chiến Đức nhận được gì mà chi mạnh tay như vậy, quốc hội và người dân Đức cũng không thấy có động thái phản đối gì
Trả lờiXóa