Cuteo@
Anh Lê Minh Hoàng ở Hoàng Mai, Hà Nội là nạn nhân của một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 2017. Trong vụ này anh bị lừa mất chiếc xe Mazda3 mang BKS 30E-401.45.
Sau khi vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được điều tra, xét xử, anh Hoàng được toà án ra quyết định trả lại xe vào tháng 4/2023. Tuy nhiên, chiếc xe của anh lúc này lại mang số khung, số máy hoàn toàn khác, có BKS 30G-02773 thay vì BKS cũ là 30E-401.45 và người đăng ký lại là Nguyễn Trọng Yên.
Vì xe không đúng tên mình, nên anh Lê Minh Hoàng ngay sau đó đã mang xe tới Phòng CSGT Công an TP Hà Nội làm thủ tục đăng ký lại. Tuy nhiên, do chiếc Mazda3 của anh đã bị cắt, đục, hàn thay thế bằng số khung số máy của một chiếc xe khác và mang BKS của người khác nên Đội Đăng ký và quản lý phương tiện thuộc Phòng CSGT đã từ chối đăng ký lại theo quy định của Thông tư 58.
CSGT giải thích, Khoản 1, Điều 18 Thông tư 58 đã quy định rất rõ: "Xe bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung thì không giải quyết đăng ký". Bên cạnh đó, Phòng CSGT Hà Nội cũng đã gửi công văn lên Cục CSGT đề nghị hướng dẫn giải quyết riêng đối với trường hợp hy hữu này.
Về trường hợp này, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Tô An trong một lần trao đổi với Vietnamnet đã cho biết, "Với những xe có dấu hiệu cắt hàn, đục tẩy số khung số máy, cơ quan đăng kiểm có quyền từ chối kiểm định".
Bức xúc vì xe của chính mình, được nhận lại trên cơ sở quyết định xử lý vật chứng thuộc bản án số 480/2022/HSST ngày 24/11/2022 của Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội, trong đó thông tin về số khung, số máy nguyên thuỷ cũng như biển kiểm soát gốc ở chiếc Mazda của anh đã được Viện Khoa học Hình sự, Bộ Công an xác nhận trong Kết luận giám định. Đại lý Thaco-Mazda, nơi anh mua xe vào năm 2017 cũng đã tra cứu mã số túi khí, trích xuất thông tin hộp đen và chứng minh được thân phận gốc trên chiếc xe Mazda3 đang đeo BKS 30G-027.73 là xe của anh mà không được đăng ký lại, nên anh làm đơn khởi kiện Phòng CSGT Công an Hà Nội ra tòa.
Anh Hoàng nói: "Chiếc xe của tôi mặc dù đang đeo biển số và mang số khung, số máy của xe Mazda khác, số khung bị cắt hàn, số máy nguyên thuỷ bị đục sửa nhưng không phải do tôi làm mà bị kẻ gian tráo đổi trong quá trình đánh cắp. Chiếc xe là tài sản hợp pháp của tôi đã được Tòa án thành phố Hà Nội chứng minh và trả lại cho tôi" và "Tôi cho rằng việc phía CSGT Hà Nội không cấp đăng ký xe cho tôi là trái quy định, vi phạm khoản 5 điều 18 Thông tư 58/2020/TT-BCA, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản đã được Tòa án công nhận, gây thiệt hại đến quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt của tôi đối với chiếc xe trên".
Tôi cho rằng, anh Lê Minh Hoàng khởi kiện là đúng đắn, và đó là cách văn minh nhất để giải quyết vấn đề.
Tôi cho rằng, anh Lê Minh Hoàng khởi kiện là đúng đắn, và đó là cách văn minh nhất để giải quyết vấn đề.
Luật sư như Lê Văn Kiên, Trưởng Văn phòng Luật sư Ánh sáng Công lý (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) và Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) đều khẳng định, việc chủ xe là anh Lê Minh Hoàng gửi đơn kiện lên Toà án Nhân dân TP. Hà Nội về việc cơ quan chức năng không giải quyết cho anh thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình là hoàn toàn có cơ sở. Vì "Quyết định của Toà án Nhân dân TP. Hà Nội ngày 24/11/2022 đã nêu rõ "trả lại cho anh Lê Minh Hoàng chiếc xe ô tô được mô tả chi tiết, cụ thể trong Biên bản về bàn giao nhân vật chứng, tài sản ngày 08/9/2022 tại khu vật chứng Cục Thi hành án dân sự, thành phố Hà Nội. Trong biên bản bàn giao có nêu rõ đặc điểm, số khung số máy của chiếc xe, đây chính là cơ sở để cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm công nhận quyền sở hữu tài sản đối với bị hại".
Theo các luật sư, việc Phòng CSGT Công an Hà Nội từ chối đăng ký chỉ vì căn cứ vào khoản 1, Điều 18 Thông tư 58/2020/TT-BCA với nội dung "xe bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung thì không giải quyết đăng ký" là cứng nhắc. CSGT Hà Nội có thể vận dụng theo khoản 5, Điều 18 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Theo đó, "Xe có quyết định tịch thu hoặc có quyết định xử lý vật chứng ghi có số máy, số khung, nhưng quá trình bảo quản xe lâu ngày dẫn đến số máy hoặc số khung bị ăn mòn, bị mờ, hoen gỉ hoặc cơ quan giám định kết luận số máy, số khung bị đục, bị tẩy xóa hoặc không xác định được số khung, số máy nguyên thủy thì cho đóng lại số theo số của biển số xe".
Theo các luật sư, việc Phòng CSGT Công an Hà Nội từ chối đăng ký chỉ vì căn cứ vào khoản 1, Điều 18 Thông tư 58/2020/TT-BCA với nội dung "xe bị cắt hàn hoặc đục lại số máy, số khung hoặc số máy hoặc số khung thì không giải quyết đăng ký" là cứng nhắc. CSGT Hà Nội có thể vận dụng theo khoản 5, Điều 18 Thông tư 58/2020/TT-BCA. Theo đó, "Xe có quyết định tịch thu hoặc có quyết định xử lý vật chứng ghi có số máy, số khung, nhưng quá trình bảo quản xe lâu ngày dẫn đến số máy hoặc số khung bị ăn mòn, bị mờ, hoen gỉ hoặc cơ quan giám định kết luận số máy, số khung bị đục, bị tẩy xóa hoặc không xác định được số khung, số máy nguyên thủy thì cho đóng lại số theo số của biển số xe".
Tôi không phải dân luật, nên không phán xét bên nào đúng, bên sai, nhưng thiết nghĩ, mọi người nên đọc lại điểm b, Khoản 5, Điều 18 của Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về loại xe lắp ráp trong nước. Theo đó:
"Xe có số máy, số khung bị đóng chồng số thì phải trưng cầu giám định. Nếu cơ quan giám định kết luận xe bị đục lại số máy hoặc số khung thì không tiếp nhận đăng ký; trường hợp giám định kết luận số máy, số khung là nguyên thủy thì được đóng lại theo số ghi trong Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ".
Với quy định này, CSGT từ chối đăng ký lại cho anh Lê Minh Hoàng là đúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét