Cuteo@
Nguyên nhân nào dẫn đến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập là câu hỏi được dư luận quan tâm, thậm chí rất bức xúc, bởi đoạn cao tốc mới được đưa vào khai thác tạm cách đây chưa lâu. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để ngăn chặn tình trạng này tái diễn.
Tôi vừa đọc bài "Đã xác định nguyên nhân gây ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây". Bài báo cho biết, hôm qua 4/8, ông Đinh Công Minh, Giám đốc BQL dự án Thăng Long, đã công bố nguyên nhân ban đầu. Theo đó, có 2 nguyên nhân:
Thứ nhất: "Nguyên nhân gây ngập cao tốc ban đầu được xác định là do dòng chảy sông Phan có sự thay đổi, cây cối mọc nhiều, thậm chí có cả những cây lâu năm mọc trong lòng sông".
Thứ hai: "Một phần lỗi thuộc về tư vấn thiết kế, bởi tuyến đi sát sông cần phải tính toán phương án nước dâng cao và tràn lên".
Thật ra, những người hiểu biết đều biết rõ, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây vừa đưa vào khai thác đã bị ngập là do lỗi thiết kế. Cách công bố nguyên nhân của Giám đốc BQL dự án Thăng Long là cách nói giảm, nói tránh để làm giảm sự bức xúc của dư luận, trước sự yếu kém của đơn vị thiết kế mà thôi. Việc tô đậm, đặt nguyên nhân từ lòng sông Phan lên trước nguyên nhân chủ quan, để làm mờ lỗi thiết kế là rất không nên
Rõ ràng khi thiết kế đường thì đơn vị thiết kế phải khảo sát toàn diện, trong đó dứt khoát phải tính toán đến mực nước sông dâng cao khi mưa và khi mùa lũ về. Theo như công bố của BQL Dự án, người ta đã bỏ qua khâu này.
Thêm nữa, trong thông báo kết luận cuộc họp về giải quyết tình trạng ngập nước cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây hôm 4/8, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận Nguyễn Quốc Nam đã cho biết, "Qua kiểm tra hồ sơ thiết kế được duyệt, tại Km25+419 bố trí cống thoát nước ngang đường là cống hộp có kích thước 2,5 x 2,5 m, cao trình mặt đường là 44,47 m. Đây là cao trình thấp nhất trong đoạn tuyến Km24+911 - Km25+960 (hơn 1 km). Có bốn rãnh dọc đổ về tại vị trí cống ngang đường, nước từ bên trái tuyến cao tốc thoát về bên phải tuyến và đổ ra sông Phan (cách vị trí cống khoảng 150-200 m). Đồng thời, tại Km25+419 có đường điện 500 kV giao chéo với đường cao tốc".
Như vậy, có 2 lỗi kỹ thuật trong thiết kế: (1) cống hộp thoát nước ngang đường rất nhỏ so với lưu lượng nước từ 4 rãnh đổ về, và (2) cao trình quá thấp trong khi chiều cao tĩnh không từ mặt đường đến dây điện 500 kV còn hơn 25 m.
Sau đây việc khắc phục sẽ được tiến hành khẩn trương, nhưng thiết nghĩ BQL Dự án cũng cần dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa sai. Không nên lòng vòng, và càng không nên nói giảm nói tránh, bởi việc làm đó sẽ chỉ làm tăng thêm sự bức xúc trong nhân dân.
nhiều người sẽ nghĩ rằng lũ lụt thiên tai xảy ra với cường độ mạnh có thể gây ra ảnh hưởng đối với công trình đó, và đó cũng có thể nằm ngoài dự kiến của bản kế hoạch xây dựng, nhưng nếu công trình đã có những lỗi kỹ thuật xảy ra ngay từ đầu lúc đưa vào sử dụng thì nên xem xét lại
Trả lờiXóaĐể xảy ra ngập nước khi đưa vào vận hành chưa được bao lâu là lỗi của đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, việc đưa ra các lý do chỉ để trả lời tạm thời cho các câu hỏi của dư luận, còn nhiệm vụ của các đơn vị là phải sớm khắc phục hậu quả đê xe thông tuyến, không để tái diễn tình trạng.
XóaĐây là lỗi mà các công ty TV thiết kế đường không có kỹ sư chuyên ngành thủy lợi đi kèm nên rất dễ có sai sót khi tính toán lưu lượng thoát nước và cao trình thoát nước của hệ thống tiêu thoát nước đi kèm tuyến đường.
Trả lờiXóa