Khoai@
Liên quan đến đại án AIC xảy ra tại Sở Y tế Quảng Ninh, hôm 28/8/2023, Bộ Công an thông báo đã tiếp nhận Nguyễn Thị Thu Phương, Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú, để được xem xét, hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Nguyễn Thị Thu Phương bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Do bỏ trốn khỏi nơi cư trú, Nguyễn Thị Thu Phương đã bị Cơ quan CSĐT ra quyết định truy nã từ ngày 29/6/2023.
Được biết, Nguyễn thị Thu Phương về nước đầu thú vào cuối tháng 7/2023. Ngay sau khi có lệnh tạm giam vào ngày 28/7 của VKSND Tối cao, căn cứ Điều 114 và Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có quyết định đình nã đối với bị can này.
Câu hỏi đặt ra, Nguyễn Thị Thu Phương về nước đầu thú có được hưởng tình tiết giảm nhẹ hay không?
Câu hỏi đặt ra, Nguyễn Thị Thu Phương về nước đầu thú có được hưởng tình tiết giảm nhẹ hay không?
Theo điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ Luật TTHS 2015 quy định: "Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình". Trường hợp của Nguyễn Thị Thu Phương là đầu thú theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi 2017) thì đầu thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khoản 2 Điều luật này cũng quy định khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật, Nguyễn Thị Thu Phương ra đầu thú, thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Và nếu trong quá trình điều tra, bị can Nguyễn Thị Thu Phương tích cực hợp tác, cung cấp các tài liệu chứng cứ mới, quan trọng... thì còn có thể được áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm t, điểm u khoản 1 Điều 51 BLHS.
Không chỉ Nguyễn Thị Thu Phương mà bất kì cá nhân nào phạm tội mà chủ động đầu thú đều được tòa án xem là tình tiết giảm nhẹ nếu cần thiết, đây là sự nhân văn, khoan hồng của pháp luật đối với những người đã trót thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng nên tận dụng để phần nào giảm nhẹ hình phạt phải chịu, truy nã mấy chục năm còn bị bắt thì làm gì có chuyện trốn mãi được
Trả lờiXóa