Vừa rồi ông Giáo sư (GS) Nguyễn Đình Cống đăng bài về chủ đề “Lòng yêu nước thời kì Cộng sản”, liên tiếp 3 kì với các tiêu đề lần lượt là: “Điểm qua về lòng yêu nước”, “Lòng yêu nước thời kì Cộng sản”, “Bản chất đảng Cộng sản Việt Nam”, trên trang thông tin điện tử phản động Tiếng Dân (tiengdan[.]com). Với tư cách là một công dân Việt Nam, đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; một nhà văn đã từng viết những tác phẩm về chiến tranh, tôi có mấy điều trao đổi với ông GS thế này.
Ông GS viết về lòng yêu nước của người Việt Nam: “Dưới thời bình trị trong các triều đại phong kiến, từ vua đến dân, ít nói đến yêu nước. Sau khi đất nước bị Pháp xâm chiếm, các phong trào và cá nhân đấu tranh giành độc lập bị đàn áp, thì tình yêu nước mới thể hiện rõ ràng…”.
Xin thưa với ông, yêu nước một trạng thái tình cảm mang tính xã hội. Tình cảm ấy là tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước; là nỗi đau xót khi nước mất, nhà tan, là sự căm thù kẻ cướp nước và lũ bán nước, là sự sẵn sàng đứng lên khi đất nước bị kẻ thù xâm lược. Yêu nước còn là sự gắn kết, đùm bọc, sẻ chia giữa những người dân cùng đất nước, là sự yêu thương tất cả những gì thuộc về đất nước mình, kể cả những cái bình dị trong cuộc sống thường ngày. Lòng yêu nước luôn có tính kế thừa truyền thống và tính lịch sử. Khi đất nước lâm nguy, yêu nước là “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”; khi đất nước hòa bình, yêu nước là chung tay giữ gìn và xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Lòng yêu nước ấy có từ thời Văn Lang, Âu Lạc, từ khi các Vua Hùng dựng nước và suốt trường kì giữ nước gần 4.000 năm của dân tộc Việt Nam, chứ không phải chỉ từ khi thực dân Pháp xâm lược như ông viết. Ông là Giáo sư chắc chắn biết rõ điều này hơn rất nhiều người chứ không thể hồ đồ nhận định như trên được.
Về lòng yêu nước dưới thời Cộng sản, ông GS viết: “…ở Việt Nam trong gần một thế kỷ vừa qua, giữa lòng yêu nước và cộng sản có quan hệ như thế nào. A- Cộng sản Việt Nam bắt rễ từ lòng yêu nước, dựa vào đó mà phát triển. B- Lòng yêu nước Việt Nam nhờ vào cộng sản mà đạt được thắng lợi….Qua nhiều năm trăn trở, tôi khẳng định, phán đoán A và phủ định phán đoán B”. Giáo sư Cống còn giả thiết rằng: “Nếu không có cộng sản thì những người yêu nước Việt Nam sẽ đi con đường khác nhưng chắc chắn vẫn giành được độc lập, thống nhất (và ít bị thiệt hại hơn)”.
Lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam rành rành như vậy mà ông còn nghĩ phương án A, phương án B, rồi con đường khác cho cách mạng Việt Nam… Thật là nực cười quá ông GS ạ!
Xin thưa GS.TS, NGND Nguyễn Đình Cống nghĩ sao về giai đoạn lịch sử trước năm 1930, tức là trước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời? Các phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, khắp ba miền nhưng cuối cùng đều thất bại, đều bị dìm trong bể máu. Ðó là, phong trào Cần Vương, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Hương Khê do Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng lãnh đạo; khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Đề Thám lãnh đạo; các cuộc vận động Duy Tân, Ðông Kinh nghĩa thục, Ðông Du, do các sĩ phu yêu nước Phan Chu Trinh, Phạn Bội Châu chủ xướng; khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Ðảng, đứng đầu là Nguyễn Thái Học lãnh đạo… Không ai dám phủ nhận lòng yêu nước của các bậc anh hùng, nghĩa sỹ tiên liệt ấy, nhưng lòng yêu nước của các cụ cũng chỉ “thành nhân” chứ không thể “thành công”. Điều đó cho thấy, đường lối cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, hay lập trường nông dân, lập trường tiểu tư sản, tư sản đều bế tắc. Nếu không có sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì không thể có Cách mạng tháng Tám thành công, cũng không thể có “9 năm làm một Điện Biên” trong kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ thắng lợi được. Đấy cũng là những minh chứng lịch sử đập lại quan điểm của ông: “lòng yêu nước của nhân dân dựa vào Đảng thì thất bại”.
Ông còn viết: “Trên chiến trường Miền Nam quân đội hai bên đều nêu cao lòng yêu nước mà bắn giết nhau. Một bên cho rằng, yêu nước thì phải chống Mỹ và bè lũ tay sai, bên kia cho rằng yêu nước thì phải ngăn ngừa nạn cộng sản… Mỹ lại cho rằng, họ vào Việt Nam tham chiến không phải vì mục đích xâm lược, mà chỉ là giúp đồng minh chống lại sự xâm lăng của cộng sản để bảo vệ thế giới tự do”.
Ôi! Sao ông lại có thể cất lên những lời trơ trẽn, thô bỉ đến như vây? Là một người lính đã tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đọc đến đấy, thực sự tôi đã sôi máu, muốn văng ra vài câu chửi thề. Nhưng làm như thế sợ mất lịch sự với ông GS, đồng thời lại tự hạ thấp bản thân mình ngang bằng những kẻ vô sỉ. Song cũng phải cảnh cáo ông rằng: Ông không được phép đánh đồng cuộc kháng chiến cứu nước của Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc chiến tranh xâm lược bẩn thỉu của bọn cướp nước (Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ). Ông cũng không được phép đánh đồng chúng tôi – những người lính đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với bè lũ tay sai bán nước (ngụy quyền, ngụy quân, Việt gian); không được phép nói cả hai bên đánh nhau đều vì lòng yêu nước. Ông có thể tự vứt đi nhân phẩm, lương tâm con người, danh xưng giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo của ông nhưng không được phép xúc phạm, chà đạp lên vong linh đồng chí, đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh để cứu nước, để cho ông có cuộc sống yên bình ngày hôm nay. Chiến thắng của chúng tôi là chiến thắng của những người yêu nước thực thụ, chiến thắng của chính nghĩa. Chỉ những kẻ bán nước mới bị chúng tôi tiêu diệt, không có người yêu nước chân chính nào bị “bị chà đạp từ tinh vi đến thô bạo” như ông viết.
Trong bài báo, ông còn xuyên tạc về Đảng: “Để giành được quyền lãnh đạo, thì Cộng sản đã nhào nặn lòng yêu nước theo con đường của mình, phục vụ cho lợi ích của mình”. Cái mà ông gọi là Đảng “nhào nặn” đó là quan điểm yêu Nước gắn với yêu Đảng, yêu Chủ nghĩa xã hội. Tôi nghĩ điều này không có gì sai, bởi lòng yêu nước có tính lịch sử, luôn được bổ sung phù hợp với thời đại. Thực tiễn 93 năm qua, cả trong nhận thức và hành động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo thành công cả cứu nước và xây dựng đất nước, vì vậy yêu Nước gắn với yêu Đảng, yêu Chủ nghĩa xã hội cũng là tất yếu. Ngay cả khi đất nước hội nhập thì cái cốt lõi trong Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại vẫn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng cần có dân và Nhân dân cần có Đảng để lãnh đạo, để đưa đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội – xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh”.
Không biết ông còn nhớ quê mình là Quảng Bình không? Mảnh đất gần 10 năm đương đầu với bom đạn Mỹ, làm đòn gánh, gánh hai đầu đất nước, đã trở thành tuyến lửa ác liệt nhất. Song bom đạn kẻ thù có thể tàn phá Quảng Bình nhưng không thể khuất phục được lòng yêu nước của người dân Quảng Bình. Không thể sống trên mặt đất thì người Quảng Bình sống dưới lòng đất để bám trụ bảo vệ tuyến giao thông vận tải chi viện cho miền Nam. Bên bờ sông Nhật Lệ hôm nay sừng sững tượng đài Mẹ Suốt. Ai về Quảng Bình cũng đến bên tượng đài Mẹ, vái lạy lòng yêu nước quên mình của Mẹ. Chỉ có một đứa con Quảng Bình là ông phản bội Mẹ thôi.
Tôi cũng biết, năm 1969, mặc dù đất nước đang chiến tranh ác liệt, nhưng vì yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cao cho xây dựng đất nước sau chiến tranh, Đảng, Nhà nước vẫn cử nhiều cán bộ khoa học sang nước ngoài học tập, trong đó có ông. Về nước ông tiếp tục được Đảng, Nhà nước bồi dưỡng để trở thành Giáo sư, Chủ nhiệm khoa, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, được kết nạp vào Đảng. Vậy mà giờ ông lại vong ân, bội nghĩa, “trở cờ, quay giáo” chống lại Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thử hỏi những lời lẽ xuyên tạc về lòng yêu nước, vu cáo Đảng, Nhà nước của một người như ông liệu có ai tin? Cuối cùng tôi xin nhắn nhủ ông một điều: Người công dân chân chính luôn có trách nhiệm với sự sống còn và phát triển của đất nước mình. Đây chính là biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước. Ông không xứng đáng được xếp vào hàng ngũ đó.
Đường link của bài viết:
https://ivanlevanlan.wordpress.com/.../gs-nguyen-dinh.../
Mới đây, trên trang của tổ chức khủng bố Việt Tân đã đăng bài "Phản biện một câu nói" của Nguyễn Đình Cống mà y xấc xược cho là để "phản biện" một câu trong bài nói tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hồ Chí Minh của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Trả lờiXóaTrong bài này "Nguyễn Đình Cống" đã tự ý phân chia: "Nhân dân Việt Nam" thành 3 tầng lớp: "Một là tầng lớp trên, hai là tầng lớp bình dân, ba là tầng lớp trung lưu, trong đó có những trí thức, họ có nhu cầu cao về tự do, dân chủ, một số trong số họ là những nhà phản biện"
XóaĐây là một trò lừa bịp, đánh tráo khái niệm hòng biến cú thành công, biến kẻ bất lương thành người lương thiện mà bọn phản động quen làm."Nhân dân Việt Nam" là khái niệm chỉ toàn thể những người Việt Nam yêu nước, trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, ra sức chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong hàng ngũ "Nhân dân" không bao giờ có chỗ cho một dúm mấy tên phản bội Tổ quốc, nối giáo cho giặc để chống lại chính nhân dân và đất nước đã cưu mang, nuôi dưỡng chúng.
Trả lờiXóaNguyễn Đình Cống được chế độ nào nuôi dưỡng, đào tạo thành tiến sĩ? Nhà nước nào phong hàm GS cho Nguyễn Đình Cống? để hôm nay y còn đem nó ra khoe khoang trên mạng? Vậy mà trong bài "Trao đổi với ông Âu Dương Thệ" (đăng trên Tiếng dân New hồi năm ngoái), Nguyễn Đình Cống đã viết: "Đảng Cộng sản chỉ có thể bị đánh đổ" và "Về cơ bản ĐCS là phản nước hại dân"… như thế mà y gọi là "phản biện" ư?
Trả lờiXóaNguyễn Đình Cống vỗ ngực tự nhận là "Nhà phản biện" nhưng gọi cho chính xác thì đây là "Kẻ phản bội" đã tự chuyển hóa, trở cờ theo địch chống phá đất nước với những quan điểm, tư tưởng rất phản động, luôn vào hùa, tiếp tay cho các thế lực phản động, nối giáo cho giặc.
XóaSự phản bội đến mức trơ trẽn, vô liêm sỉ của Nguyễn Đình Cống khiến một người Mỹ gốc Việt là luật sư Hoàng Duy Hùng đã phải viết : "Đọc bài của một ông Tiến sĩ ở Hà Nội gửi đăng trên RFA tôi rất e ngại. Nguyên việc bàn về tư tưởng của ĐCS Việt Nam mà lại gửi một cơ quan truyền thông nước ngoài nổi tiếng xuyên tạc, bóp méo sự thật để đánh giá Việt Nam đã thấy nhận thức và mục đích của TS là gì? ". Nguyễn Đình Cống viết bài, Việt Tân đăng, Nguyễn Đình Cống tung, Việt Tân Hứng.
Trả lờiXóaThực ra Cống mang danh là Giáo sư nhưng đây chỉ là trình độ của Cống trong việc xây cầu, đắp đường, cát, đá, sỏi vv.. thôi chứ về lịch sử, văn hóa, xã hội, con người vv... thì Cống chả hiểu gì cả, thậm chí trình độ không bằng một đứa trẻ!. Thế cho nên Nhà nước Việt Nam và Đảng CSVN cho Cống ăn học, nuôi dưỡng cống thành người, thành 1 vị Giáo sư nhưng giọng điệu của Cống đích thị là kẻ ăn cháo đá bát. Một lần nữa tôi khuyên Cống bớt cái ngu đi cho thiên hạ đỡ rác tai, ngứa mắt!.
Trả lờiXóa