Chia sẻ

Tre Làng

Phản biện hay chia rẽ dân tộc?

GS Nguyễn Đình Cống vừa nhanh nhảu tung bài “Ai đã lựa chọn con đường cho Việt Nam?” trên trang Tiếng Dân, ngày 3/9. Có lẽ, cố kịp tiến độ cho việc “phản biện” (?) phát biểu của ông Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2/9 (2-9-1945/2-9-2023), nguyên văn câu của ông Võ Văn Thưởng là “Việt Nam kiên trì phấn đấu thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn”, thì GS Nguyễn Đình Cống dẫn thành “Đảng, bác Hồ, Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn con đường Độc lập gắn với Chủ nghĩa xã hội (CNXH)”

Việc dẫn lại không chính xác (thay đổi trật tự; thay đổi chữ viết hoa) khiến nhiều người đâm hoài nghi: chẳng lẽ một người làm nghiên cứu lâu năm như GS Cống lại quên thế nào là nguyên tắc trích dẫn nguyên văn?

Cho dù thể tất sơ xuất của người cao niên đi, thì cũng không thể chấp nhận cái gọi là “phản biện” của vị GS đang ngày một tỏ ra cao ngạo này.

Từ câu hỏi (tự đặt ra) “Xin hỏi, bạn có phải là nhân dân không? Bạn đã lựa chọn con đường ở đâu, lúc nào, như thế nào?”, GS Cống đã tự trả lời mà chẳng căn cứ vào thực tiễn lịch sử rằng: “Thật ra, trong việc tìm con đường, nhân dân Việt Nam chẳng lựa chọn gì cả”. Cao ngạo và thiếu khiêm tốn khiến chê người, nhưng GS Cống quên mình chỉ là một trong 100 triệu dân Việt Nam. Thế nên, cho dù không đồng tình con đường “độc lập dân tộc gắn với liền với CNXH), thì đó là chuyện cá nhân ông, chứ sao có thể đánh đồng thành nhân dân quảng đại được? Làm thế, sợ có người còn nghi GS Cống không chỉ mắc bệnh cao ngạo, mà còn có dấu hiệu bệnh vĩ cuồng cũng nên.

Ông Chủ tịch Võ Văn Thưởng khẳng định “Việt Nam kiên trì phấn đấu thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn” chẳng phải một sự hàm hồ, “nói mà không nghĩ” như GS Cống cố thóa mạ.

Lịch sử chứng minh điều đó. Trước Hồ Chí Minh, các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc theo nhiều khuynh hướng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đều đi đến thất bại – một biểu hiện của khủng hoảng về đường lối. Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh xuất hiện và chàng thanh niên yêu nước này đã cố công tìm lời giải cho cách mạng Việt Nam. Sau nhiều năm bôn ba khảo cứu, kiểm nghiệm, Hồ Chí Minh đã kết luận, cách mạng chỉ là triệt để khi giải phóng dân tộc phải gắn liền với tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho nhân dân, giải phóng con người một cách triệt để. Người nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.

Hồ Chí Minh đã nhận thấy đi tới mục tiêu cao cả ấy bằng con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo hệ tư tưởng Mác-Lênin. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Một trong những điều làm nên tầm vóc Hồ Chí Minh là sự sáng tạo. Sáng tạo không ngừng, chứ không máy móc, kinh viện. Sáng tạo khiến Hồ Chí Minh và Đảng do Người sáng lập, căn cứ thực tiễn, luôn phát triển, bổ sung lý luận, đường lối cách mạng của Việt Nam, khiến nó trở thành nguyên nhân cơ bản làm nên Cách mạng tháng 8/1945 “long trời lở đất” như thừa nhận của lịch sử. Sự sáng tạo ấy dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua nhiều thử thách, đạt được những thành tựu to lớn, có vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế như ngày nay; đang hướng đến tầm nhìn 2045 thành nước có thu nhập cao…

Tất nhiên, lịch sử vốn phức tạp, quanh co. Hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng từng có những sai lầm, khuyết điểm. Điều may mắn là nhờ bản lĩnh của một Đảng cách mạng chân chính, Đảng nhận ra sai lầm, quyết tâm sửa chữa, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhờ thế, lòng tin của nhân dân dành cho Đảng được hồi phục, củng cố và tăng cường – yếu tố quan trọng nhất giúp Đảng xứng đáng với sứ mệnh và tiếp tục nỗ lực hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình.

Cùng trong bài viết nhân danh cái gọi là “phản biện” của mình, GS Nguyễn Đình Cống còn phân chia nhân dân Việt Nam thành “ba nhóm có vai trò, quyền lợi và nguyện vọng cụ thể khá khác nhau”:

Dân nhóm một là những người được ưu đãi, có quyền lợi gắn chặt với chế độ. Dân nhóm hai là những người lao động bình thường, họ làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Dân nhóm ba là tầng lớp trung lưu, có nhu cầu cao về tự do dân chủ để lao động sáng tạo, để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Trong số họ có các trí thức tinh hoa, các văn nghệ sĩ ưu tú, họ có nhu cầu và thích phản biện để vạch ra những sai sót của chính quyền, làm một việc mà lãnh đạo cộng sản rất ghét, rất sợ và ra sức triệt phá.

Tùy tiện hết cỡ – đó là điều có thể khẳng định qua cái sự “phân chia” của GS Cống. Tùy tiện bởi đố GS Cống tìm ra được một quy định nào cho cái gọi là “nhóm một” với những ưu đãi đấy? Những kẻ lợi dụng quyền lực để trục lợi, làm giàu không chỉ bất lương mà còn vi phạm pháp luật, không thể gọi là ưu đãi hay biệt đãi. Chúng phải bị xử lý, và trong thực tế, nhiều kẻ đã “vào lò”.

Với cái gọi là “nhóm hai”, GS Cống còn phạm tội vu khống, xúc phạm những người lao động bình thường, coi họ như đám “vô tri” khi dám hạ bút rằng: “Nhóm này chiếm số đông trong xã hội, họ phục tùng bất kỳ chính quyền nào, đóng thuế cho bất kỳ nhà nước nào đang cai quản, tuân lệnh bất kỳ quan chức…”.

Nếu thụ động, có tâm thế nô lệ thế, sao người dân có thể căm thù quân xâm lược, dám đứng lên đi theo các nhà yêu nước khởi nghĩa chống Pháp, và sau này, theo Việt Minh làm cuộc Cách mạng tháng 8/1945?…

Với cái gọi là “nhóm ba”, GS Cống không thể nhập nhèm đánh lộn, cào bằng giữa một số người nhân danh phản biện để thổi phồng, khoét sâu những hạn chế, thiếu sót, mặt trái (mà xã hội nào cũng khó tránh khỏi) để làm cái việc gọi là “phản biện” không chỉ thiếu xây dựng, mà còn vì động cơ phá bĩnh công cuộc đổi mới của đất nước, gây chia rẽ, đối lập người dân với chính quyền, kích động dư luận xã hội.

Mà này, thưa và nhắc nhẹ GS Nguyễn Đình Công, riêng vụ ông hạ bút phân chia tùy tiện “Nhân dân Việt Nam hiện nay có gần trăm triệu người, tạm chia ra ba nhóm, có vai trò, quyền lợi và nguyện vọng cụ thể khá khác nhau”, là hành vi chia rẽ, kích động, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc rồi đấy!

Nguồn: Đức Nguyễn

16 nhận xét:

  1. Tại sao Giáo sư không an phận với những gì Đảng và Nhà nước đã ưu ái mà lại quay ra phản bội lại lý tưởng một thời ông theo đuổi, phản bội lại chính tổ chức đã nuôi dưỡng và cho Giáo sư tất cả vinh quang trong cuộc đời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mang tiếng là giáo sư hẳn hoi mà lại có những bài phát biểu buồn cười thế nhỉ, không biết hội đồng nào đã trao cho ổng cái danh chức giáo sư này vậy, tuổi cao còn không lo dưỡng già đi, còn ở đấy mà phản động thì được cái gì

      Xóa
  2. Việc GS ngang nhiên công khai đưa ra những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phản động, chống đối Đảng, chống đối cách mạng. Đó là một tội lỗi còn trên cả sự tha hóa, suy thoái của cá nhân. Thái độ vong ơn, bội nghĩa đối với đất nước, dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa của GS hoàn toàn trái với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. với những lời lẽ mang tính sáo rỗng, hàm hồ, châm biếm các cá nhân, địa vị trong xã hội ngày nay, quá xứng đáng để tước luôn cái danh giáo sư của hắn ta xuống, một người có học thức, được giáo dục đàng hoàng làm sao lại có những suy nghĩ mang tính cá nhân, vô căn cứ, chia rẽ thế được

      Xóa
  3. Giáo sư tuổi đã cao, hãy chú trọng giữ gìn sức khỏe, là tấm gương sáng để con cháu học tập. Đừng vì những ích kỷ cá nhân, hay sự xúi giục của những kẻ xấu mà làm những điều hại nước, hại dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. được đất nước chăm lo học hành, giáo dục để trở thành giáo sư mà bây giờ lại có những hành động như này đây, hẳn là không phân biệt được hai từ "phản biện" và "chia rẽ" không ? hay đó là sự cố ý che lấp, bóp méo sự thật

      Xóa
  4. Đối với dân tộc Việt Nam, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường đã lựa chọn đúng đắn và duy nhất, không một thế lực nào có thể ngăn chặn được. Mọi sự chống phá, xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng chỉ là những “thứ rác rưởi” cần phải loại bỏ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế mà ông giáo sư Cống thoát nước kia chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, dân từ một mà ông ta chia thành ba nhóm người để gây ra sự mâu thuẫn về quyền lợ, từ đó kích động chia rẽ đó bác ơi, lão Cống học cho lắm mà chẳng cống hiến gì cho đất nước, lại còn dùng chữ của mình để góp phần phá hoại đất nước

      Xóa
  5. Là một trong những người xuyên tạc Quy định nêu gương mạnh mẽ nhất, Nguyễn Đình Cống là ai? Ông Nguyễn Đình Cống là giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo từng công tác tại Đại học Xây dựng. Ông là kỹ sư, chuyên nghiên cứu về bê tông và các lĩnh vực khác trong xây dựng, có đóng góp nhất định cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo trong lĩnh vực xây dựng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên sau khi về hưu, trong những năm qua, ông Nguyễn Đình Cống đã viết, phát tán nhiều bài viết trên các trang mạng hải ngoại, cá nhân núp bóng chiêu bài “phản biện” các chính sách đến trực tiếp chống đối Đảng, phê phán chủ nghĩa Mác - Lênin, kêu gọi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Trong dịp kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng (3-2-2016), ông ta đã tuyên bố từ bỏ Đảng. Trên website Nhân Văn Việt, ngay học trò của ông cũng phải chua xót về “vị giáo sư xưa và kẻ phản đảng hiện nay”

      Xóa
    2. Người học trò cũ cũng thất vọng “không hiểu vì sao mà người thầy xưa kia lại trở nên công khai chống Đảng, phủ nhận thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc sự thật và trở thành kẻ vô ơn bạc nghĩa, làm mất đi hình ảnh người thầy ngày xưa”. Ông Nguyễn Đình Cống là một trong những tác giả của kiến nghị đòi "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa), từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin và CNXH

      Xóa
  6. Trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập sâu rộng, hơn lúc nào hết để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bằng nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị, sức chiến đấu của Đảng thì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhân tố đặc biệt quan trọng, thường xuyên, liên tục. Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn với Đảng và chế độ, điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Muốn vậy, Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính vì lẽ đó, cụ thể hoá những quy định của Đảng, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, Đảng ban hành Quy định trách nhiệm nêu gương, trên cơ sở đó để cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, tự rèn luyện, hoàn thiện mình, nhất là cán bộ cấp cao. Quy định được ban hành đến nay tuy thời gian chưa dài, xong cán bộ, đảng viên có những chuyển biến tích cực về trách nhiệm nêu gương, tạo hiệu ứng, lan toả sâu rộng trong toàn Đảng

      Xóa
    2. Đối với dân tộc Việt Nam, đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu và giá trị văn hóa cốt lõi; là sức mạnh vô địch trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, chiến thắng thiên tai, địch họa, định bờ cõi, xưng nền văn hiến, nêu cao độc lập, tự chủ. Đây là sức mạnh nội sinh có tính chủ đạo xuyên suốt, bền vững của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử

      Xóa
  7. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Lịch sử dân tộc trong suốt chiều dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gần thế kỷ qua, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố tiên quyết đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác, tiếp tục giành những thành quả quan trọng trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Rõ ràng luận điệu xuyên tạc cần phải cảnh giác và đấu tranh

    Trả lờiXóa
  8. Xin thưa với ông Cống là : Khi Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn : "Lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" thì ông Cống dái còn bỏ ngoài quần thì sao mà ông biết được (năm 1945 ông Cống mới có 10 tuổi lận- trẻ con 10 tuổi lúc đó mũi còn chảy thò lò, đầu lở loét đầy mụn ong!)?, ông Cống có thể hỏi thân sinh ông ấy xem năm 1945 cụ chọn gì? ngoài chọn độc lập dân tộc và CNXH?, vì sao ư, xin thưa lại nhờ ông Cống hỏi Bố mình vậy. Nay xin được gửi tới ông Cống lời khuyên chân thành là ông già rồi đừng nói linh tinh nữa kẻo thiên hạ cười chê đó!.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog