Khoai@
Từ ngày 15/9/2023, Thông tư 32/2023 của Bộ Công an sẽ thay thế Thông tư 65/2020 của bộ này. Theo đó, Bộ Công an yêu cầu cán bộ CSGT chào điều lệnh, nhưng không phải nói lời chào đối với người điều khiển xe khi kiểm soát phương tiện.
Từ ngày 15/9, Thông tư 32/2023 sẽ thay thế Thông tư 65/2020 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT.
Tại Điều 18 về tiến hành kiểm soát quy định:
- Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, cán bộ CSGT được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện.
- Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã).
- Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ CSGT phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực; Thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát; đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử theo quy định để kiểm soát.
Lưu ý rằng, CSGT chỉ làm việc với người điều khiển phương tiện chứ không làm việc với người khác (kể cả chủ phương tiện nhưng không trực tiếp điều khiển phương tiện).
- Riêng đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông chở người có kích thước tương đương với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, CSGT phải trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.
- Kết thúc kiểm soát, cán bộ CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.
Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, so với Thông tư 65/2020 trước đây, thì Thông tư 32/2023 quy định CSGT không phải chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…”; sau khi chào không phải nói “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông” và cũng không phải nói lời cảm ơn.
***
Điểm d khoản 2 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về thứ tự tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông như sau:
- Giấy phép lái xe, Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
- Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính).
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (xe phải kiểm định).
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt.
CSGT chỉ được giữ một trong các loại giấy tờ kể trên. Riêng trường hợp các giấy tờ có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan.
CSGT được kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa
Đây là hướng dẫn mới về nội dung kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA.
Quy định này cho phép CSGT được kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ.
Người vi phạm không ký biên bản, chỉ cần một người làm chứng
Theo Điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ CSGT tiến hành mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất một người chứng kiến ký vào biên bản xác nhận việc người vi phạm không ký, điểm chỉ vào biên bản đó.
Trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì CSGT phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Trước đó, Khoản 1 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA yêu cầu trường hợp này phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản.
***
Ngày 01/8/2023, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT. Theo đó, trong việc tuần ra, kiểm sát về giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông có các quyền sau đây:
(1) Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư 32/2023/TT-BCA và quy định của pháp luật có liên quan.
Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
(2) Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
(3) Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân.
Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
(4) Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.
(5) Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
(6) Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
tôi đồng tình với thay đổi rằng cảnh sát giao thông phải chào điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói với người tham gia giao thông, trừ những trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang bị truy nã, dùng hành đồng là nhanh nhất
Trả lờiXóaTheo tôi thì chào theo điều lệnh là quy định mới rất hợp lý, vừa thế hiện được tác phong của người thi hành công vụ, vừa là sự tôn trọng đối với người dân. Trên thực tế chào bằng lời thì mọi người đã từng vi phạm giao thông nhiều khi nghe được lời chào không cảm nhận là mình được chào.
Trả lờiXóaGiờ mấy ông học luật mạng đừng có xuống xe cái là vặn hỏi CSGT rằng anh đã chào tôi chưa nữa nạ, hỏi là quê lắm, việc ra đời thông tư mới này rút ngăn được nhiều thứ mà vẫn đảm bảo văn minh lịch sự, đồng thời hướng dẫn rõ các quy trình cho lực lượng CSGT khi thi hành nhiệm vụ
XóaCSGT chào người vi phạm GT bằng điều lệnh thể hiện sự nghiên túc trong công việc. Cũng thể hiện với người vi phạm rằng họ đang làm việc với người thi hành công vụ.Quan trọng là cả 2 phía tôn trọng nhau, tôn trọng luật pháp về giao thông và ứng xử phù hợp.
Trả lờiXóaVới các trường hợp lái xe lạng lách, đánh võng, cố ý chạy vượt tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, đi vào đường cấm, có dấu hiệu say xỉn, có dấu hiệu phạm tội đang chạy trốn,... thì không phải chào, mà CSGT cần nâng cao cảnh giác và sẵn sàng dùng công cụ hỗ trợ để trấn áp ngay.
Trả lờiXóaCoi nhiều clip tự quay của 1 số đối tượng khi lực lượng CSGT thi hành nhiệm vụ để có ý châm chọc, quậy phá, có hành vi thiếu văn hoá và không có tính góp ý xây dựng. Kiểu người này theo tôi không nên có quy định buộc phải chào, lịch sự tôn trọng dành cho người có hành vi ứng xử phù hợp.
Trả lờiXóatheo tôi thì đối với những đối tượng như vậy, chúng ta càng phải thể hiện những hành động, cử chỉ mang tính nghiệp vụ, đặc trưng của lực lượng, đơn giản chỉ là cái chào điều lệnh nhưng nó thể hiện sự nghiêm túc của cán bộ trong khi làm nhiệm vụ với các đối tượng, các đối tượng một phần cũng sẽ trở nên nghiêm túc và tôn trọng hơn thay vì những hành động thiếu văn hóa kia
XóaChào là tác phong đầu tiên của CSGT đối với người dân(có thể là người đã vi phạm hoặc chưa vi phạm)qua đó thể hiện tính nghiêm minh và văn hoá khi làm việc của mình. Tuy nhiên ngày trước khi chào bằng lời nói thì một số người dân bắt bẻ lại rằng anh đã chào tôi chưa? vậy nên đổi sang chào điều lệnh là rất phù hợp với thực tiễn
Trả lờiXóaMỗi người dân phải ý thức được rằng, nếu sợ bị phạt, bị giam giữ xe thì phải chấp hành an toàn giao thông. Trước tiên là bảo vệ bản thân, sau là vì những người cùng tham gia giao thông.Và phải nghĩ rằng, cảnh sát giao thông phạt mình, là muốn bảo vệ cho mình.
Trả lờiXóaNếu không phải trường hợp khẩn cấp, chào để thể hiện là cảnh sát bắt đầu làm việc với người tham gia giao thông với tư cách thực hiện công vụ.Nếu không có vấn đề thì khi kết thúc kiểm tra vẫn nên chào, người dân thấy được tôn trọng.Nâng cao hình ảnh mẫu mực và tính răn đe của cảnh sát là việc cấp thiết.
Trả lờiXóanhiều cán bộ chiến sĩ giao thông khi làm nhiệm vụ thường chỉ chào hỏi bằng lời nói bình thường đối với người điều khiển giao thông, đó cũng là cách chào hỏi xã giao, lịch sự, nhưng nếu có được cái chào điều lệnh của cán bộ thì có lẽ nó sẽ thể hiện được một phần hình ảnh của lực lượng, từ đó người điều khiển giao thông sẽ tôn trọng cán bộ hơn, dễ dàng làm việc hơn
Trả lờiXóa