Bài chép của anh Fb Tho Ngo
Dân kỹ thuật thường có một cái tật xấu là nóng tính, cục súc và hay chửi bậy, nên không thích va chạm. Còn dân công chức nhà nước lại bị cái định kiến là cứ lên tiếng thì người đời lại bảo ối dời ơi, nó được đớp nên nó chả nói thế. Đôi khi việc lên tiếng nói 10 cái đúng, chỉ nửa cái chưa đúng thôi cũng có thể bị kiểm điểm, bị dè bỉu, ảnh hưởng công tác.
Rồi dần dần những vấn đề nó ồn ào lại ít người có học hành bài bản, có chuyên môn lên tiếng, chỉ còn lại cánh facebooker ngàn anh chị em dân túy follow, nhà báo 9 điểm 3 môn vào viết bài, rồi các chuyên gia ngoài ngành vào quan ngại.
Thành ra nhiều việc nó đi xa.
Mình thì cũng nóng tính, giải thích một hồi vẫn mà người nghe không thể hiểu được những vấn đề đơn giản thì mình ngộ ra là, à, họ mất cái căn bản. Thế nên hoặc thôi, mình nói sang chuyện khác đi. Nhưng nó vẫn cứ lấn cấn trong lòng.
Nay lôi giấy bút ra giải thích sơ lược về BẬC THANG HỒ CHỨA cho rộng đường dư luận.
Một dòng suối muốn chảy được thì nó phải có CHÊNH CAO, hay nói như các cụ là nước chảy chỗ trũng. Không thể bảo nước dưới đầm chảy lên ruộng được, muốn chảy lên phải có bơm cưỡng bức.
Trong ngành thủy lợi có 2 loại cấp nước, là tự chảy trọng lực và bơm động lực. Bơm thì tốn tiền điện, máy móc, nhà trạm, đường dây, nhân công vận hành, nhưng nhiều tình huống để cứu một vạt lúa trị giá vài ba chục triệu cũng có khi phải lắp bơm truyền, từ những cái lòng suối rất xa, rất thấp, nối nhiều bậc để cứu lúa cho bà con, tốn kém vào lớn hơn cả giá trị lúa, nhưng đó là nhiệm vụ chính trị, để an lòng dân.
Còn nước tự chảy bằng trọng lực, nghĩa là nó có chênh cao, thì chẳng tốn gì ngoài việc mở van, nước theo kênh chảy tới khắp cánh đồng. Bởi vậy, hồ thủy lợi phải làm ở vị trí cao hơn so với khu canh tác.
Bà con canh tác ở vùng lưng chừng núi thì không thể lấy nước ở vùng chân núi lên được, dù nước ở đó rất nhiều, vì nó là nơi tụ lại của các triền đồi, khe suối nhỏ. Mà phải tìm các con suối trên cao hơn vùng họ sinh sống hoặc canh tác để chặn dòng lại, tạo hồ, làm kênh, hoặc lắp đường ống đưa nước tới nơi họ sống, hoặc khu ruộng. Đảm bảo đời sống của người dân dù là ở những nơi heo hút bằng điện, đường, trường, trạm, và nước sạch, đó là chính sách thụ hưởng công bằng, là quyền lợi của công dân sinh ra ở đất nước này chứ không phải bằng việc họ đóng góp được gì cho GDP cả.
Các bậc thang hồ chứa nước sẽ phân theo độ cao, bậc 1, bậc 2, bậc 3..., như bậc thang hồ chứa trong hệ thống sông Đà là hồ Hòa Bình, Hồ Sơn La, Hồ Lai Châu, nước sẽ chảy từ Lai Châu về Sơn La, xuống Hòa Bình và ra sông, về biển. Trong quá trình đó nó đã cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân và hàng triệu hecta đất nông nghiệp. Nếu không đắp những con đập này lên, nước mưa sẽ chỉ rơi xuống đồi núi, thành suối, đổ ra sông, và về biển, lượng nước thấm lại ở rừng rất ít so với lượng nước mưa hàng năm mà nước ta có được. Lượng nước thấm này mùa khô - những tháng không có mưa sẽ tạo thành các dòng chảy suối, dân chuyên ngành gọi là dòng chảy kiệt.
Dòng chảy kiệt này rất quý. Nó là mạch nước nuôi sống con người, đồng ruộng.
Nếu để những dòng chảy kiệt này cũng chảy bỏ về biển thì không khác gì ta đang ngược đãi với món quà vô giá của tự nhiên.
Vậy làm thế nào để tụ được dòng chảy kiệt ít ỏi này?
Chỉ có xây hồ chứa lại thôi.
Muốn giữ nước thì xây bể (nhà dân), xây hồ chứa ( DT đất rộng lớn); Đã xây hồ chứa thì nước dâng, nước dâng thì ắt có hại và có lợi : có hại là nó làm ngập 1 phần diện tích là ruộng nương hoặc là rừng thì sẽ có thiệt hại vv..có lợi là nó điều tiết lũ lụt, cung cấp nước, cá vv... cho cuộc sống. Khi làm hồ chứa thì các nhà khoa học, nhà quản lý phải cân đối giữa cái lợi và cái hại để quyết định; nếu lợi nhiều hơn hại ấy là làm đúng, còn ngược lại là không tốt, nếu phát hiện không tốt thì có ý kiến ấy là phản biện ( phải có tính toán và khoa học chứ không nói suông), đã không biết không hiểu mà nói hoặc giả là nói theo đuôi, hoặc là nói bừa!, việc nầy không nên, không nên để đỡ mất thời gian của thiên hạ vậy!.
Trả lờiXóa