Những năm qua, bằng nhiều thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn vừa ngấm ngầm hòng phá hoại, bôi nhọ, công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, nhưng không mang lại kết quả, các thế lực thù địch đang có sự điều chỉnh thủ đoạn chống phá hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam. Đặc biệt, chúng triệt để lợi dụng những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta. Nguy hiểm hơn, chúng còn ra sức cổ xúy, tung hô phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đó hòng làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước để đưa ra yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây.
Ngày 5-6-2023, trên trang facebook của cái loa rách VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ) phát tán bài viết với tựa đề: “Việt Nam, nền kinh tế bên kia sườn dốc”. Trong nội dung bài viết này có đoạn: “Như một cơ thể đang lớn, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong hơn 20 năm qua, nhưng giờ đây, không gian phát triển đang bị thu hẹp dần và đang trườn dần về phía bên kia sườn dốc. Năm ngoái là năm tăng trưởng cao nhất trong 12 năm của Việt Nam khi GDP chính thức công bố là 8,02%. Nhiều người nghi ngờ con số này nhưng không một ai có thể đủ năng lực kiểm chứng… Năm 2023, Quốc hội rất lạc quan đặt mục tiêu tăng trưởng là 6,5% và lạm phát là 4,5%, mặc dù những di chứng của đại dịch đang bắt đầu âm thầm phát tác. Sau năm tháng thực hiện,… chúng ta thấy kinh tế Việt Nam đang vô cùng ảm đạm và năm 2023 dự báo sẽ dần thoái trào”.
Đây là nhận xét hết sức hồ đồ và ngớ ngẩn của những kẻ có mắt nhưng không có tròng, có tai nhưng lại tự đâm thủng màng nhĩ của mình, không có não trạng hoặc có nhưng chỉ toàn là bã đậu. Vì thế, VOA đã không nghe, không thấy, cũng không biết các quốc gia và những tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá như thế nào về nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Ngày 1-1-2023, tạp chí US News & World Report của Mỹ đã công bố bảng xếp hạng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022. Bảng xếp hạng này được US News & World Report thực hiện hằng năm đối với 85 quốc gia và dựa trên kết quả phản hồi của 17.000 người trên toàn thế giới. Theo nhận xét của tạp chí này, trong bối cảnh kinh tế thế giới chao đảo, Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh rất tốt, vững tay chèo! Thế giới nhìn vào là điểm sáng, nhiều doanh nghiệp háo hức muốn đầu tư, kỳ vọng Việt Nam sẽ tham gia những chuỗi giá trị mới.
Cụ thể, GDP năm 2022 của Việt Nam tăng 8,02%, GDP bình quân đầu người đạt 4.109 USD. Các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục giảm và trong giới hạn an toàn. Cũng theo US News & World Report, với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam là quốc gia hùng mạnh thứ 30 thế giới với GDP đạt hơn 363 tỷ USD, dân số vượt 98,2 triệu người. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore (vị trí 26), vượt Indonesia (vị trí 32) và Thái Lan (vị trí 36). Tiêu chí để US News & World Report đánh giá là những quốc gia luôn xuất hiện trên các bản tin, khiến các nhà hoạch định chính sách quan tâm và định hình các mô hình kinh tế toàn cầu. Chính sách đối ngoại và ngân sách quân sự của họ cũng được chú ý theo dõi. Khi họ đưa ra lời cam kết, ít nhất một số trong cộng đồng quốc tế tin rằng họ sẽ giữ lời cam kết đó. Các quốc gia này thể hiện ảnh hưởng của mình trên sân khấu toàn cầu.
Không chỉ có US News & World Report, mà cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế uy tín là Moody’s, S&P và Fitch đều duy trì, nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong năm 2022. Theo đó, Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, với triển vọng ở mức “ổn định”. Còn S&P nâng mức đánh giá Việt Nam từ BB lên BB+, với triển vọng “ổn định”. Đối với tổ chức Fitch cũng duy trì đánh giá Việt Nam ở mức BB với triển vọng “tích cực”. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, Việt Nam là một điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, trong bảng đánh giá top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới của Brand Finand, Việt Nam luôn tăng hạng qua các năm và xếp ở vị trí 32/100 trong năm 2022.
Trở lại bài viết này, VOA không những bịt tai mà còn nhắm mắt nói liều rằng: “Hiện nay, Việt Nam không có một nền sản xuất và công nghiệp nặng đáng kể nào để có thể nêu tên… Nếu không có một tầm tư duy mới để cải tổ chính trị và mở ra những không gian phát triển kinh tế khác, Việt Nam sẽ dần dần xuống dốc rồi rơi tõm vào bẫy thu nhập trung bình và năm 2023 này sẽ là dấu chỉ ban đầu”. Trong khi đó, VinFast, công nghiệp đóng tàu biển, Viettel, Vinamilk, gạo ST25... là những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã khẳng định trên thị trường thế giới, đồng thời liên tục được nhắc đến trong những năm gần đây, bất chấp đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngày 15-8-2023, VinFast đã rung chuông ra mắt trên sàn chứng khoán Nasdaq Global Select Market - Mỹ, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu. Hiện giá trị vốn hóa thị trường của VinFast đã đạt 191 tỷ USD, lọt top những hãng sản xuất ôtô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Theo công bố của website tài chính Insider Monkey - Mỹ, hiện Việt Nam đứng thứ 7 trong top 15 quốc gia đóng tàu biển hàng đầu thế giới…
Chưa hết, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, rất phức tạp và khó lường, nhưng Ngân hàng Standard Chartered vẫn dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng 7% trong nửa cuối năm 2023. Về trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại tốc độ tăng trưởng cao nhờ kinh tế tiếp tục duy trì sự ổn định và thực hiện chính sách mở cửa; lượng khách du lịch liên tục phục hồi sẽ hỗ trợ cán cân dịch vụ; nỗ lực của Chính phủ và sự cải thiện trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố để thúc đẩy dòng vốn đầu tư. Còn tạp chí Asia Business Outlook của Ấn Độ đưa ra nhận định: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Với cam kết chuyển đổi số và là trung tâm sản xuất, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp…”.
Như vậy, với VOA, người Việt có câu tục ngữ quả không hề sai rằng: “Không ưa thì dưa có dòi”. Câu này hàm ý là ai đó thiếu cảm tình, hoặc không thiện cảm với người khác thì gán cho người ta những điều xấu xa, tồi tệ. Nói cách khác, một khi đã không thích, không ưa thì kiếm chuyện, bới xấu hoặc khi có ác cảm hay ghét bỏ thì coi người khác và mọi thứ liên quan đến họ đều là thứ không ra gì. Và thật nực cười, ông bà xưa đã dạy rằng: “Nói phải thì củ cải cũng nghe”. Vậy nên, những kẻ đã cố tình bịt tai, che mắt nhưng lại thích nói liều, nói ẩu thì ai mà nghe?
Nhật Minh
Báo Bình Phước
Nhật Minh
Báo Bình Phước
không những thế chúng còn cổ xúy tung hô phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, từ đó hòng làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước để đưa ra yêu cầu phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây
Trả lờiXóachúng còn triệt để lợi dụng những tồn tại, vướng mắc, sơ hở trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta
Trả lờiXóaNếu không đui, không điếc thì đã chả phải là VOA!.
Trả lờiXóaCả thế giới đang lao đao vì lãi suất FED tăng không ngừng nghỉ để kiềm chế lạm phát, tăng sức mạnh đồng USD, thậm chí nguy cơ suy thoái kinh tế hiện ra dần một rõ, đã thế những hệ lụy sau Covid còn chưa kịp khắc phục thì lấy gì mà tăng trưởng kinh tế được, không chỉ ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới cũng gặp khó, VOA nói hẹp để lừa người thiếu hiểu biết chứ người có hiểu biết họ cười cho
Trả lờiXóa