Chia sẻ

Tre Làng

Vụ hồ Ka Pét: Trò mèo của lũ "ngáo sư"

Khoai@

Hôm 19/9/2023, trên Fb của Mạc Văn Trang đăng một cái gọi là "Tuyên bố phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi". Trong bản Tuyên bố này, có nhiều nội dung sai sự thật, nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ xin bàn đến 600 ha rừng đó có phải là rừng nguyên sinh như tên của Tuyên bố đó hay không.

Xin nhắc lại tiêu đề của Tuyên bố: "Phản đối chặt phá 600 ha RỪNG NGUYÊN SINH Bình Thuận để làm hồ thủy lợi".

Thật ra, báo chí, truyền thông đã thông tin nhiều về Dự án hồ Ka Pét. Theo đó, để thực hiện Dự án này người ta sẽ phải chuyển đổi thay thế hơn 600 ha rừng mà hầu hết là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. Thực tế trong diện tích bị chuyển đổi, không có khu vực nào được coi là rừng nguyên sinh. Điều đó được thể hiện ngay cả trong Nghị quyết của Quốc hội và văn bản liên quan đến dự án này. Ngay cả những người đã từng quản lý khu rừng này cũng đã xác nhận điều đó (tham khảo tại đây).

Lấy số liệu từ Nghị quyết của Quốc hội và báo cáo của Bí thư tỉnh uỷ Bình Thuận trong buổi họp báo gần nhất, thì thông tin về diện tích rừng bị chuyển đổi để xây dựng hồ Ka Pét như sau:

"Tổng diện tích đất dự án là 697,73 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng 619,58 ha, gồm: rừng đặc dụng 137,95 ha; rừng phòng hộ 0,51 ha; rừng sản xuất 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01 ha".

Như vậy, không có RỪNG NGUYÊN SINH ở đây (cho dù đây đó có những cây quý hàng trăm năm tuổi) và điều đó có nghĩa Tuyên bố của nhóm Mạc Văn Trang là sai sự thật.

Khách quan mà nói, nhóm Mạc Văn Trang cũng như một vài người dùng từ "Phá rừng" có thể không sai, nhưng chưa lột tả hết việc khai thác, chuyển đổi và thay thế rừng Bình Thuận. Bởi trên thực tế, Bình Thuận đã có kế hoạch triển khai trồng 1.844,54 ha rừng thay thế theo Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 về việc phê duyệt phương án trồng rừng thay thế (đợt I) với diện tích 434,22 ha (cho 144,74 ha rừng tự nhiên) của UBND tỉnh Bình Thuận. Như vậy việc trồng mới sẽ gần gấp 3 lần diện tích rừng bị chuyển đổi. Tất nhiên, việc trồng mới rất khó để thay thế ngay lập tức diện tích rừng phải chuyển đổi, mà cần có thời gian, công sức cùng sự nghiêm túc, trách nhiệm và tâm huyết.

Rất tiếc, Tuyên bố của nhóm Mạc Văn Trang đăng trên Fb lại được nhiều người like. Có lẽ họ không đủ tỉnh táo để nhận ra rằng, 600 ha rừng đó không phải hoàn toàn là rừng nguyên sinh. Đó là sự xảo trá, gian dối về khoa học để lừa đảo người đọc. 

Đúng là trò mèo của lũ "ngáo sư".

Được biết, cái gọi là "Tuyên bố phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi" do nhóm toàn những cộm cán dzân chủ, gồm: (1) Gs Mạc Văn Trang; (2) Hà Sĩ Phu, đại diện Câu lạc bộ Phan Tây Hồ; (3) Ts Nguyễn Quang A, đại diện Diễn đàn Xã Hội Dân Sự; (4) Gs Nguyễn Huệ Chi, đại diện BauxiteVN; (5) Gs Nguyễn Đình Cống, đại diện Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh; và (6) ông Lê Thân, đại diện Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Các hội nhóm trên bản chất là hội nhóm gì, hẳn các anh chị đã rõ.

Một bản Tuyên bố được soạn thảo bởi những người ở tầm giáo sư, tiến sĩ mà lại phải sử dụng thủ đoạn "đánh lận con đen" để biến diện tích rừng bình thường thành rừng nguyên sinh nhằm lừa lọc dưa luận như thế này sao? Các ông giáo sư, tiến sĩ nên nhớ, trung thực chính là yếu tố quan trọng trước hết và chủ yếu đạo đức khoa học đấy.

P/s: Theo thông tin từ Dự án, sau khi Hồ chứa nước Ka Pét được hoàn thành, sẽ có giá trị cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô với khoảng 2,63 triệu m²/năm cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm II và tạo nguồn nước thô để phục vụ sinh hoạt của 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam, TP Phan Thiết.

Ngoài ra, Hồ Ka Pét còn có vai trò phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua TP Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương.

15 nhận xét:

  1. những công trình quan trọng mang tầm cỡ quốc gia như này không thể đánh giá và quyết định trong ngày một ngày hai, đó là sự tính toán và xem xét kĩ lưỡng của rất nhiều các chuyên gia, lãnh đạo và xem xét về ý kiến của người dân về công trình này, nó mang lại lợi ích thực sự cho cuộc sống sinh hoạt của người dân

    Trả lờiXóa
  2. Hoa Co May21:40 23/9/23

    Mạc Văn Trang không biết học đâu ra chứ làm gì có rừng nguyên sinh nào bị tàn phá ở đây, chỉ có từng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thôi, ông phát biểu xong mà người ta tưởng ông không biết gì về xã hội cả, thế mà lâu nay đăng bài phản biện các vấn đề xã hội như thật

    Trả lờiXóa
  3. Dự án hồ chứa nước Ka Pét là dự án quan trọng của quốc gia, do Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết số 93 về chủ trương đầu tư dự án, tại huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận xét ban đầu rằng có tình trạng đưa tin nhưng do cơ quan truyền thông chưa thực sự sát sao trong việc đăng tải thông tin về việc thực hiện dự án, để kẻ xấu lợi dụng đưa tin không chính xác, không đúng sự thật

    Trả lờiXóa
  4. hình ảnh cây cổ thụ được đăng tải lại không nằm trong phạm vi của dự án, bình luận về đánh giá tác động môi trường cũng không đúng với quy định của pháp luật; bình luận về diện tích rừng, chất lượng rừng chưa đúng với hiện trạng...gây tâm lý bất an trong dư luận xã hội và ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan

    Trả lờiXóa
  5. Trong thời gian tới Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục triển khai hoạt động giám sát hàng năm đối với dự án. Trước mắt uỷ ban theo dõi sát thông tin về vấn đề này và triển khai một số hoạt động cụ thể. Thứ nhất là đề nghị Chính phủ sớm có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đầu tư thực hiện dự án; chỉ đạo các bộ, UBND tỉnh Bình Thuận nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 93 của Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 101/2023/QH15 để sớm hoàn thành dự án tích nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

    Trả lờiXóa
  6. việc xây dựng hồ pa két là một dự án vô cùng đúng đắn, giải quyết nhu cầu cấp thiết về nước cho người dân ở tỉnh bình thuận, đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn vì cuộc sống của nhân dân ở đây, vậy mà những kẻ ở đâu trên mạng chưa 1 lần đặt chân đêbs đây lại ý kiến như thể xây hồ trên đất nhà họ vậy

    Trả lờiXóa
  7. Theo tôi nghĩ chuyển đổi đất rừng làm hồ chứa là nên làm vì thiết yếu cho cuộc sống và giúp giảm khô hạn, tưới tiêu cho khu vực bình thuận, ninh thuận. Vấn đề này luôn được người dân ủng hộ, những người ở trên mạng liệu đã đặt chấn đến đây, sống ở đây ngyaf nào chưa

    Trả lờiXóa
  8. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phát sinh, không có nguồn nước ổn định để phục vụ nông nghiệp thì cho dù có dùng đất rừng bảo tồn để làm hồ chứa nước cũng phải làm, bảo tồn để làm gì khi nó hạn chế và kiềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của con người.

    Trả lờiXóa
  9. Dự án rất cần thiết. Nhiều bạn k sống ở Bình thuận, k biết, ở đây mùa khô thiếu nước trầm trọng. Nên phải có những dự án như hồ thuỷ lợi như này!Rừng có thể trồng nơi khác nhưng thủy lợi thì khó kiếm mặt bằng lắm. Chả hiểu nhunwgx người phản đối họ có sống ở đây không nữa

    Trả lờiXóa
  10. Bình Thuận là tỉnh thiếu tài nguyên nước để phục vụ nông nghiệp và công nghiệp , các công trình thủy lợi sẽ giúp cho người làm nông nghiệp phát triển bền vững và tỉnh có nguồn nước để phát triển các KCN. Nhiều bạn có lẽ còn chưa biết Bình Thuận ở đâu và có địa hình ra sao

    Trả lờiXóa
  11. PhanAi đã từng sinh sống và đến với tỉnh Bình Thuận, đều nhận thấy việc làm hồ chứa nước tạo sinh kế cho người dân, đồng thời cải tạo môi trường sống và sinh thái là hết sức cần thiết và cấp bách, đọc xong bài báo chúng ta thấy BT đã nghiên cứu tính toán hết sức khoa học. KHông biết những ý kiến phản đối là có mục đích gì

    Trả lờiXóa
  12. Vị trí 600 ha rừng để làm hồ thủy lợi đã được đơn vị tư vấn chọn rất kỹ dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có. Hồ phải chọn địa điểm eo núi, là nơi tụ thủy, địa hình dễ ngăn đập để dung tích chứa nhiều nhất, nhưng ít tổn hại rừng. Tôi chưa thấy ai ở đây phản đối cả, toàn người ở đâu đâu

    Trả lờiXóa
  13. Rừng thì có thể tái tạo, nhưng nước không có hồ thì không thể giữ.. Xây hồ xong có thêm 3 lần diện tích rừng trồng, bà con có nước sản xuất, du lịch phát triển, đời sông bà con sẽ tốt hơn rất nhiều, với tôi việc chuyển đổi rừng để có nước cho dân sống thì nên làm.

    Trả lờiXóa
  14. Mặt nước và rừng có giá trị về môi trường như nhau trong khi nước lại cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực hơn thì thay diện tích rừng bằng diện tích mặt nước là hợp lý. Rừng có thể trồng lại đc ở 1 nơi khác. Hơn ngàn hộ dân đang chịu sự khô hạn khắc nghiệt nơi đây, việc xây hồ thủy lợi là việc làm nhân văn

    Trả lờiXóa
  15. Mất rừng thật sự cũng rất tiếc, nhưng tích nươc cũng quan trọng không kém đặc biệt cho bà con miền trung. Chủ trương là đúng, mong là khi thực hiện, sẽ giám sát chặt chẽ, hiệu quả. Còn những ý kiến phản đôi thì tôi nghĩ k cần bàn tới, vì họ chẳng sống ở đây, nên họ chỉ vin vào mấy cái cớ để phản đối thôi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog