Ong Bắp Cày
Đúng như ai đó đã nói, sự tiếp nhận, đánh giá của xã hội đối với tác phẩm nghệ thuật là điều cần thiết và đương nhiên. Công chúng và thời gian mới là người thẩm định chính xác cho những giá trị nghệ thuật mà nghệ sĩ đã tạo ra. Các tác phẩm thực sự có giá trị phải được qua thử thách này và "Đất rừng phương Nam" không phải là ngoại lệ.
Ngay từ khi khởi chiếu vào hôm 13/10/2023, "Đất rừng phương Nam" đã ngay lập tức tạo ra những tranh cãi về yếu tố lịch sử, nghệ thuật trong phim và mới đây, khán giả lại phát hiện có sự việc bị dân mạng cho là không đúng mực khi đoàn làm phim xin phép ghi hình tại Đồng Tháp. Từ đây, nảy sinh tranh cãi "Đất rừng phương Nam" là phim tư nhân hay là phim do nhà nước đặt hàng.
Trên trang thông tin điện tử của Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp (một trong những địa điểm quay Đất rừng phương Nam) có đăng tải công văn xin phép ghi hình của Công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê gửi UBND tỉnh Đồng Tháp và Sở VHTTDL tỉnh Đồng Tháp ngày 12/10/2022 về việc sản xuất phim truyện Đất rừng phương Nam. Công văn ghi: "Căn cứ công văn số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng". Mời xem ảnh bên dưới, tại phần gạch chân màu đỏ.
Tuy nhiên, trên cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL đã công khai quyết định số 1230/QÐ-BVHTTDL công bố ngày 26/05/2022 về Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao ngân sách, mục Giao dự toán chi ngân sách nhà nước đặt hàng sản xuất phim và tài trợ phổ biến phim năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, không hề có tên phim Đất rừng phương Nam.
Ảnh: Công văn của HK Film (chú ý phần gạch chân màu đỏ) và công bố các phim sản xuất theo ngân sách Nhà nước năm 2022 của Bộ VHTTDL.
Trước thông tin trên, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành khẳng định phim Đất rừng phương Nam không phải là phim Nhà nước đặt hàng sản xuất. Theo đó, Đất rừng phương Nam là sản phẩm của các đơn vị đồng sản xuất, gồm: Công ty Cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê, Công ty Cổ phần Galaxy Play và Công ty TNHH Trấn Thành Town và Công ty Cổ Phần Phim Thiên Ngân.
Phản ứng trước công văn nêu trên, nhiều người nghĩ rằng, nhóm làm phim đã không trung thực khi viết rằng "Căn cứ công văn số 18676/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam theo kế hoạch sản xuất phim truyện điện ảnh do Nhà nước đặt hàng", tức là được sản xuất bằng ngân sách nhà nước. Trong khi đó, ý kiến khác lại cho rằng, "Đất rừng phương Nam" đã mượn danh "Nhà nước đặt hàng", gây hiểu lầm cho người đọc.
Người viết sẽ không kết luận có sự mượn danh trong đó hay không. Theo đó, câu trả lời sẽ dành cho bạn đọc. Nhưng thiết nghĩ, giá như những người soạn thảo công văn cẩn trọng hơn thì đã không xảy ra tranh cãi không cần thiết như thế này. Người viết cũng mong rằng, ê kíp làm phim hãy lắng nghe ý kiến của khán giả một cách cầu thị, không nên quy chụp hoặc xem thường. Bởi khán giả chính là những người thẩm định giá trị của bộ phim trung thực nhất.
đúng vậy, người xem là người quyết định đó có phải là bộ phim hay hay không, chứ nhà sản xuất làm sao tự đánh giá đúng phim của mình được, như thế khác nào mèo khen mèo dài đuôi. Tôi thấy nhà sản xuất nên tôn trọng và lưu tâm những nhìn nhận của khán giả
Trả lờiXóaNhà sản xuất thấy nhiều người phản đối nội dung phim mang tính lật sử quá nên muốn lồng ghép yếu tố nhà nước vào để bào chữa bớt phần nào trách nhiệm, nhưng đâu có dễ như thế, với câu trả lời của phía hãng phim thì không hề có đơn đặt hàng nào cho phim có tên đất rừng phương nam cả
Xóatôi đã đi xem rồi thì nhận thấy như sau: màu sắc phim thiếu tự nhiên vì chỉnh màu (color grading) với tông vàng ám để tạo cảm giác xưa cũ. Khâu tạo hình nhân vật cũng bị phản ứng, khi một số nhân vật quần chúng mặc quần áo sạch sẽ, phẳng phiu dù sống cơ cực trong thời khẩn hoang lập ấp. Mới nhận xét đơn giản như thes thôi đã thấy phim chưa đc chỉn chu ròi
Trả lờiXóaMình thấy rất rất nhiều khán giả Việt xem phim rất dễ dãi, một phần cũng chỉ muốn xem để giải trí, nên không đòi hỏi chất lượng. Do vậy, nhiều phim làm ra cũng trên tâm lý đó mà làm, không cần đầu tư quá nhiều, chỉ vừa đủ vẫn sẽ có người xem. Một số phim cũng làm theo kiểu vậy đã thất bại đấy. Khán giả dễ dãi quá cũng không ổn với nền điện ảnh đâu
Trả lờiXóakhông phải là khán giả quá khó tính với phim, mà phim còn nhiều lỗi thật, ở đây còn chưa nói đến tạo hình và diễn xuất phim như kịch của điện ảnh chúng ta. Mình không đả kích, mình ủng hộ nhưng mình khó tính và đòi hỏi chất lượng, vì mình bỏ tiền ra mua vé. Không có chất lượng, không thể cạnh tranh.
Trả lờiXóaTrang phục An và một số nhân vật khác giống trang phục người hoa (cúc áo là cúc vải của ng Hoa chứ không phải nút cài hay nút bóp mà mình vẫn thấy của ông bà nội). Mình cũng thấy phim chưa sát với bối cảnh mô tả trong tiểu thuyết. Còn những vấn đề chưa đúng về mặt lịch sử nữa
Trả lờiXóaĐạo diễn chỉ cố nhét những người có tầm ảnh hưởng vào một bộ phim để đảm bảo doanh thu nhưng lại thể hiện quá sơ xài về bối cảnh phim , chưa đủ tầm để làm nên một bộ phim đáp ứng nguyện vọng của khán giả. Chưa kể là có những yếu tố sai lệch về lịch sử cần phải được xem xét lại.
Trả lờiXóaTác phẩm văn học là một trong những chất liệu quan trọng để làm nên tác phẩm điện ảnh. Trong khi nhiều bộ phim được đón nhận, trở thành những tác phẩm kinh điển, một số lại vấp phải sự phản đối gay gắt khi không bám sát nguyên tác. Đôi khi ranh giới mập mờ giữa tác phẩm chuyển thể, phỏng theo, lấy cảm hứng từ tác phẩm gốc dễ dẫn đến tranh cãi
Trả lờiXóaĐể nối dài danh sách những tác phẩm chuyển thể từ văn học Việt, nhiều nhà sản xuất, đạo diễn có thêm nhiều dự án phim chuyển thể. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm sau này lại nhận về tranh cãi. Gần đây, phim Đất rừng phương Nam (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) gây ra tranh cãi liên quan những chi tiết được cho là sai lệch lịch sử
Trả lờiXóaNhà biên kịch Đào Phương Liên khẳng định, tranh cãi xoay quanh những chi tiết của Đất rừng phương Nam là tất yếu. Nếu đây là bộ phim chuyển thể, gần như nội dung, các chi tiết phải được giữ nguyên, chỉ khơi sâu thêm tâm lý nhân vật hoặc những chi tiết còn bỏ ngỏ của tác phẩm. Nếu phim được xác định là tác phẩm phóng tác, nhà làm phim được khai thác rộng hơn. “Phim chỉ lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học, sự sáng tạo không bị ràng buộc, song phải giữ được hồn cốt, tinh thần của thời điểm lịch sử của nguyên tác”, biên kịch Đào Phương Liên chia sẻ
Trả lờiXóaTrước Đất rừng phương Nam, phim Cậu Vàng lấy cảm hứng từ những tác phẩm của nhà văn Nam Cao cũng nhận về nhiều tranh cãi khi bị cho là xây dựng kịch bản thô sơ, tâm lý nhân vật hời hợt, tình tiết vô lý. Dẫu biết các tác phẩm văn học là mảnh đất màu mỡ cho các đạo diễn khai thác, khám phá, tạo nên những tác phẩm điện ảnh chất lượng, thế nhưng việc lựa chọn chuyển thể hay phỏng theo, lấy cảm hứng cần được cân nhắc kỹ càng
Trả lờiXóaMỗi đạo diễn có sự lựa chọn riêng. Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu của người hâm mộ nguyên tác mà vẫn thoả mãn được khả năng sáng tạo luôn là bài toán khó, đòi hỏi tài năng của người đạo diễn, nhà biên kịch.
XóaĐể tránh những tranh cãi không đáng có khi phim ra rạp, các nhà sản xuất, đạo diễn chuyển thể tác phẩm văn học, lịch sử cần có thao tác kiểm tra chéo với tư liệu lịch sử, thường xuyên so sánh các tư liệu để tìm ra thông tin đúng cho nội dung tác phẩm
Trả lờiXóa