“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm, là một trong những mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ xấu.
Thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang luôn mang trong mình bản chất giai cấp công nhân, đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân luôn tỏ rõ là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tin cậy, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trước sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong hơn 35 năm đổi mới, các thế lực thù địch không ngừng ra sức chống phá, xuyên tạc, công kích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước ta, đặc biệt là liên tục, thường xuyên gia tăng hoạt động xuyên tạc, công kích và đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cổ súy cho chủ nghĩa đa nguyên chính trị, nhằm gây rối loạn xã hội ta. Đối với lực lượng vũ trang, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ sử dụng nhiều chiêu bài chống phá, từ lý luận, tư tưởng đến hành động nhằm thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa”.
Có thể thấy rằng, thuật ngữ “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang xuất hiện vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Nội dung cốt lõi là kêu gọi xây dựng lực lượng vũ trang “trung lập”, “đứng ngoài chính trị”, không chịu sự lãnh đạo, chi phối của bất cứ chính đảng, lực lượng chính trị nào; lực lượng vũ trang chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lợi ích của Nhân dân. Bản chất luận điệu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang không có gì khác hơn là làm cho lực lượng vũ trang mất phương hướng chính trị, từ bỏ mục tiêu chiến đấu, bị vô hiệu hóa. Thực tiễn những năm 90 của thế kỷ XX, các thế lực thù địch đã từng thành công với âm mưu, thủ đoạn này. Đó là làm cho lực lượng vũ trang Liên Xô và các nước Đông Âu - một lực lượng hùng mạnh, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động đã bị “phi chính trị hóa”, tự xóa bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị, từ bỏ cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo lực lượng vũ trang, không còn là lực lượng chính trị, công cụ bạo lực sắc bén, tin cậy của Đảng Cộng sản và Nhà nước.
Âm mưu “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang
Với mục tiêu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước còn lại, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh triển khai một cách bài bản chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chúng đã thành công ở Liên Xô và Đông Âu; chúng tập trung phá hoại nội bộ ta, phá hoại sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong đó, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một thủ đoạn được chúng đặc biệt coi trọng.
Có thể khẳng định rằng, “Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu cực kỳ nham hiểm, là một mũi nhọn trong tổng thể chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá nội bộ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong Đảng ta của các thế lực thù địch. Vì thế, đấu tranh phòng, chống âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang thực sự là một yêu cầu cấp bách hàng đầu của công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình hiện nay.
Theo đó, chúng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Chúng ra sức phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, mà mục tiêu hàng đầu là làm mất phương hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu của lực lượng này; làm cho Đảng và Nhà nước ta mất chỗ dựa vững chắc trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước. Chúng cho rằng, việc tổ chức ra lực lượng vũ trang chỉ là để bảo vệ “lợi ích dân tộc”, “lợi ích quốc gia”; Phá hoại nền tảng tư tưởng của lực lượng vũ trang; Xuyên tạc, phủ định mục tiêu, lý tưởng và bản chất, truyền thống của lực lượng vũ trang. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử có ý nghĩa chính trị trọng đại của đất nước có lực lượng quân đội và công an tham gia, nhằm làm mất uy tín, vị thế, vai trò của hai lực lượng này trước Nhân dân, trong xã hội và trên trường quốc tế. Đồng thời với mục tiêu tha hóa lực lượng vũ trang ta, chúng ra sức truyền bá lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thờ ơ lãnh đạm, không quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội… nhằm tạo khoảng trống về ý thức hệ, hòng làm phai nhạt bản chất cách mạng, tạo điều kiện cho hệ tư tưởng tư sản thẩm thấu vào đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang hiện nay càng đặc biệt nguy hiểm khi họ triệt để lợi dụng những tiện ích của các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là Internet, các trang mạng xã hội, blog cá nhân... Đây được xem là “mảnh đất phì nhiêu” trong việc thực hiện các hoạt động chống phá, biến hệ thống mạng internet toàn cầu thành công cụ tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc của chúng. Các trang mạng “mọc lên như nấm độc sau mưa” núp bóng dưới danh nghĩa báo chí, truyền thông để thực hiện “chiến tranh thông tin”, điển hình như: VOA, BBC, RFA, RFI, CNN,… các trang facebook/youtube của tổ chức phản động Việt Tân (tổ chức khủng bố Việt Nam Canh Tân cách mạng Đảng), Biệt Đoàn Sao Trắng, Thanh niên Công giáo, Đô thành Sài Gòn, các trang/nhóm “xã hội dân sự”,… thường xuyên tổ chức các diễn đàn, hội luận trên không gian mạng; đăng tải, tán phát nguồn tài liệu, thông tin có nội dung tuyên truyền giá trị dân chủ Phương Tây, âm thầm cổ súy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, từ đó liên hệ vào những thực trạng còn bất cập, hạn chế trong nước để hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an, Quân đội, nhằm mưu đồ “tạo dựng” tinh thần hoài nghi trong người dân, thậm chí đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên vào Đảng, vào chế độ, từng bước kích động số đối tượng chống đối, bất mãn trong nước hình thành lực lượng chính trị đối lập tiến tới thực hiện các cuộc “cách mạng màu sắc”, “cách mạng đường phố” tại Việt Nam. Mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tựu trung đều nhằm làm tê liệt, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Từ đó, các thế lực thù địch và những phần tử cơ hội gia tăng hoạt động chống phá hòng đẩy đất nước ta rơi vào khủng hoảng, mất ổn định về chính trị,...
Phòng, chống “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang trong tình hình mới
Thực tế đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch là vô cùng cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, của toàn xã hội và mỗi cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.
Cụ thể, thời gian qua lực lượng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội và công an thật sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường giáo dục về chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ về âm mưu, thủ đoạn và tạo sự “miễn dịch” với luận điệu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch
Đồng thời, chủ động, tích cực đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, vạch trần âm mưu, bản chất, sự phi lý trong quan điểm đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, tách công an, quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Các thế lực thù địch thường thông qua môi trường xã hội để tuyên truyền, xâm nhập hệ tư tưởng, lối sống tư sản và quan điểm sai trái, thù địch, tài liệu, ấn phẩm xấu độc vào Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, nhằm làm “nhạt dần”, “pha loãng” ý thức hệ vô sản trong đời sống tinh thần, tiến tới làm suy giảm bản lĩnh chính trị của cán bộ chiến sĩ. Do vậy, làm tốt việc xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh ở các đơn vị quân đội, công an sẽ có tác dụng ngăn chặn, hạn chế tác hại âm mưu, thủ đoạn này của các thế lực thù địch. Thực hiện vấn đề này, cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội, Công an nhân dân cần làm tốt việc định hướng cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức và thưởng thức những giá trị văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó nêu cao ý thức kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của những phản giá trị văn hóa và bài trừ những tài liệu, ấn phẩm xấu, độc. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương ngăn chặn sự truyền bá tư tưởng, lối sống tư sản, phát tán các tài liệu, ấn phẩm xấu độc vào lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức tốt hoạt động văn hóa, góp phần ngăn chặn, khắc phục và đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ tình hình mới.
Nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (Nguồn: qdnd.vn)
Thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an nhìn chung vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Đây là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu tác động làm suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, chiến sĩ. Do đó, trước hết cần có chính sách tiền lương phù hợp với đặc thù môi trường công tác, chiến đấu của lực lượng vũ trang, đảm bảo được nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ, chiến sĩ. Cùng với đó thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ, chiến sĩ trực tiếp chiến đấu tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để họ yên tâm công tác, bám dân, bám địa bàn và đặc biệt có đủ sức để miễn dịch được trước sự tác động của các thế lực thù địch, Đồng thời có nhiều hình thức phong phú, phù hợp để nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là đối với những cán bộ, chiến sĩ công tác trong những điều kiện, địa bàn khó khăn, ít có điều kiện được tiếp cận với văn minh, văn hóa. Cần thay đổi tư duy, phải coi việc đầu tư nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ là đầu tư cho phát triển, chứ không phải là sự tiêu hao tài sản, ngân sách của nhà nước.
“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang thực chất là nhằm tách công an, quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội, công an không còn mang bản chất của giai cấp công nhân, không còn là lực lượng vũ trang kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nữa. Do đó, đấu tranh, phòng, chống mưu đồ đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của lực lượng vũ trang nhân dân và mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an. Trong đó xây dựng quân đội, công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ, Nhà nước và Nhân dân là vấn đề cốt lõi, đảm bảo luôn thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Kỳ 2 : Công an nhân dân - lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”
Nguồn: Phạm Xuân Thái/Congthuong.vn
Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang thì các thế lực thù địch đã thành công đến 70% công cuộc lật đổ rồi, nên các anh lớn của chúng không tiếc tiền bạc, công sức để tác động nhằm hiện thực hóa ý đồ, thế nhưng đâu dễ để làm được điều đó, nhìn tấm gương các nước quân đội tự ý lập chủ là đủ rồi.
Trả lờiXóamọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch tựu trung đều nhằm tê liệt, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận nguyên tắc "Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
Trả lờiXóaThời gian qua, lực lượng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội và công an thật sự trong sạch, vững mạnh; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ
Trả lờiXóa“Phi chính trị hóa” quân đội, công an được xác định là nhiệm vụ trọng yếu của chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm vào Việt Nam; các thế lực thù địch cho rằng, “phi chính trị hóa” quân đội, công an chính là con đường cơ bản để “vô hiệu hóa” vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ có như vậy thì chúng mới có cơ hội làm “cách mạng sắc màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam.
Trả lờiXóachúng cho rằng việc tổ chức ra lực lượng vũ trang chỉ là để bảo vệ "lợi ích dân tộc", phá hoại nền tảng tư tưởng của lực lượng vũ trang; xuyên tạc, phủ định mục tiêu, lý tưởng và bản chất, truyền thống của lực lượng vũ trang
XóaBài học rút ra từ quá trình “phi chính trị hóa” Quân đội Xô Viết càng giúp chúng ta hiểu hơn lời dạy của V.I.Lênin: Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, “quân đội không thể và không nên trung lập”. Đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hòng “phi chính trị hóa” quân đội, công an là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
Trả lờiXóaThực tiễn “phi chính trị hóa” quân đội diễn ra ở Liên Xô cho thấy, nếu xa rời những vấn đề nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội cách mạng thì sự rệu rã của quân đội, dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN sẽ hết sức nhanh chóng.
Xóatích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm vào Việt Nam, phản bác sự phi lý của luận điểm “phi chính trị hóa” quân đội, công an bằng các luận cứ, luận chứng, luận điểm khoa học và thuyết phục. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn những luồng thông tin xấu độc tiếp cận công dân Việt Nam.
Trả lờiXóaLực lượng chức năng của quân đội, công an chủ động đấu tranh với các đối tượng tàn dư của chế độ cũ, những đối tượng suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở trong nước; ngăn chặn, bóc gỡ các đường dây liên kết của các đối tượng phản động trong nước với thế lực thù địch bên ngoài.
Trả lờiXóacần phối hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương ngăn chặn sự truyền bá tư tưởng, lối sống tư sản, phát tán các tài liệu, ấn phẩm xấu độc vào lực lưỡng vũ trang, tổ chức hoạt động tốt hoạt động văn hóa, góp phần ngăn chặn, khắc phục và đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ
XóaCần có chính sách nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong LLVT phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, bảo đảm thu nhập xứng đáng với loại hình lao động đặc biệt để bộ đội, công an yên tâm công tác và chiến đấu.
Trả lờiXóa“Phi chính trị hóa” Quân đội, công an là một thủ đoạn nguy hiểm mà các thế lực thù địch thực hiện, nhằm vô hiệu hóa công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Tuy không mới, nhưng hết sức nguy hiểm, cần cảnh giác và chủ động có giải pháp phòng, chống hiệu quả.
Trả lờiXóaThường xuyên nêu cao cảnh giác, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội là vấn đề trọng yếu hiện nay, quyết định đến việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội ta, bảo đảm cho Quân đội luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Đó là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ, trước hết thuộc về cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân.
Trả lờiXóaPhi chính trị hóa” quân đội, cảnh sát là luận điểm đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở các nước tư bản phương Tây. Với chế độ đa đảng chính trị, để hạn chế sự can dự của quân đội, cảnh sát vào các cuộc tranh giành quyền lực chính trị, nhà cầm quyền các nước này đề ra luận điểm “phi chính trị hóa quân đội, cảnh sát
Trả lờiXóaVới các nước xã hội chủ nghĩa, ngay từ những năm 1940-1950 của thế kỷ XX, các nước phương Tây (đứng đầu là Mỹ) đã thực thi “diễn biến hòa bình” thông qua các biện pháp phi quân sự để loại bỏ Chủ nghĩa Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đến những năm 1980, “diễn biến hòa bình” được bổ sung, phát triển và nâng lên thành chiến lược, trong đó “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” là một trong 6 mục tiêu cơ bản
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch xác định rằng muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, yêu cầu cơ bản là phải vô hiệu hóa được lực lượng vũ trang – công cụ bạo lực sắc bén để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, trước hết là vô hiệu hóa được sức mạnh chính trị - tinh thần của lực lượng vũ trang, với yếu tố quyết định là vai trò lãnh đạo của Đảng. Để “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vào bản chất chính trị của lực lượng vũ trang, từ những vấn đề cơ bản về chính trị, bản chất giai cấp, hệ tư tưởng, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến những vấn đề về chính trị, tinh thần, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cán bộ, vũ khí, trang bị, lịch sử, hiện tại...
Trả lờiXóa