Chia sẻ

Tre Làng

Xuất hiện tình trạng dán đè mã QR code nhằm chiếm đoạt tiền

Phương thức thanh toán bằng QR code không còn xa lạ đối với người dân. Tại Hà Nội, nhiều cửa hàng đặt sẵn mã QR cho khách thanh toán. Lợi dụng điều này, một số đối tượng dán đè mã khác nhằm chiếm đoạt số tiền của các chủ quán.

Xuất hiện tình trạng dán đè mã QR code nhằm chiếm đoạt tiền

Gần đây, một số điểm kinh doanh tại Hà Nội đã xuất hiện tình trạng các đối tượng dán đè QR Code, khiến chủ cửa hàng nơm nớp nỗi lo mất tiền.

Chị Nguyễn Thị Loan (tiểu thương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Tôi cũng có nghe qua về chiêu trò này. Nhà tôi thường dán mã QR code lên tường, giấy in đen trắng nên rất dễ bị dán đè. Mấy ngày qua, thỉnh thoảng tôi lại phải ra kiểm tra xem có bị dán gì lên không".


Mã QR không đồng nhất với tên ngân hàng là dấu hiệu mã đã bị thay đổi.


Những mã QR được dán công khai là mục tiêu thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Được biết, để tiện cho khách hàng thanh toán, nhiều tiểu thương sẵn sàng chia sẻ công khai mã QR bằng cách dán lên tường, mặt bàn, cây cột hoặc bất cứ thứ gì xung quanh. Những mã QR không ghi rõ họ tên chủ tài khoản, lại được đặt công khai đều có thể bị các đối tượng "đổi trắng thay đen".

"Tôi thường không kiểm tra lại số tiền mà khách hàng chuyển cho mình. Đôi khi bận rộn, họ nói rằng đã chuyển khoản thì tôi gật đầu ngay. Khi nghe tin đã có nơi bị lừa tiền qua việc dán đè QR code, tôi mới cảnh giác và kiểm tra lại mỗi giao dịch của khách hàng", anh Trần Văn Hải (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ.


Nhiều chủ cửa hàng nâng cao cảnh giác, chỉ in thẻ mini và cất trong túi.

Các tiểu thương mách nhau cách "chống trộm"

Để tránh nguy cơ bị chiếm đoạt tiền, nhiều tiểu thương bắt đầu cẩn trọng hơn trong mỗi giao dịch với khách hàng, đồng thời tìm thêm nhiều biện pháp "chống trộm".

Loay hoay đóng gói thực phẩm cho khách, chị Nguyễn Hương Giang không quên dặn dò khách hàng "trước khi chuyển tiền nhớ kiểm tra tên tài khoản". Chị cho biết, cách tốt nhất để không bị mất tiền oan là cả người bán và người mua đều cẩn trọng.


Những tấm thẻ QR kích cỡ nhỏ, có đủ thông tin là điều cần thiết.

Ở một khu chợ khác, bà Nguyễn Thị Kim Chi (tiểu thương) luôn cất trong người một thẻ in mã QR được ép plastic. Bà chia sẻ: "Khách nào mua tôi mới đưa ra cho họ quét mã, chứ để công khai sợ lắm".

Một số cửa hàng khác không còn bày công khai mã QR mà sử dụng các thẻ in mã mini có thể đem theo bên mình. Trên thẻ có in logo, tên ngân hàng, mã QR, số tài khoản và tên chủ thẻ để người chuyển tiền dễ dàng đối chiếu.


Lưu sẵn mã QR trong điện thoại cũng là cách tiểu thương "chống trộm".

Để ngăn chặn hành vi của các đối tượng xấu, người dân cần kiểm tra, rà soát những mã thanh toán tại cơ sở kinh doanh của mình và thay đổi mã ngay khi nhận thấy dấu hiệu giả mạo, lừa đảo.

Đồng thời, khách hàng sau khi quét mã thanh toán không nên chủ quan mà cần kiểm chứng lại thông tin số tài khoản, tên chủ tài khoản với chủ cửa hàng để kịp thời ngăn chặn những hình thức chiếm đoạt tiền đang ngày một tinh vi hơn hiện nay.

7 nhận xét:

  1. Lợi dụng sơ hở của chủ kinh doanh, người gian dán đè lên hoặc đặt biển có mã QR của tài khoản giả mạo ở cửa hàng, nhà hàng hoặc điểm thanh toán khác, từ đó lừa khách hàng quét mã, khiến tiền thanh toán bị chuyển vào tài khoản lừa đảo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. các cụ già mới được con cháu truyền lại cho một ít kiến thức công nghệ, đi chợ cầm bớt tiền đi cho đỡ nặng túi mà bây giờ lại có chiêu trò mới để lòe mắt các cụ già đây à, làm ăn cho nó chân chính lương thiện thì chẳng muốn, sao lại cứ thích đi ăn hôi công sức của người khác nhỉ

      Xóa
  2. khách hàng cần kiểm tra lại thông tin số tài khoản, tên chủ tài khoản với chủ cửa hàng, quán ăn, khi thực hiện quét mã QR để trả tiền. Đồng thời, chủ cửa hàng cần rà soát các mã QR để chuyển tiền mặt đặt tại cơ sở của mình để kịp phát hiện và gỡ bỏ mã QR giả mạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan Nguyen18:23 12/10/23

      Khi chuyển tiền nên hỏi tên chủ tài khoản, chắn chắn rồi mới ấn chuyển, còn về phía chủ, để an toàn thì họ nên in QR vào thẻ đưa bên mình, mỗi lần thanh toán là đưa ra quẹt cho khách, như thế thì các đối tượng xấu làm sao mà có cơ hội được

      Xóa
  3. Theo tôi nghĩ, các ngân hàng nhà nước nên làm gắt gao vụ việc này, để các ngân hàng siết chặt hơn trong việc kiểm soát thông tin và sàng lọc tài khoản ảo là cũng đỡ đi được phần nào. Nhất là khi bây giờ các thông tin đã được định danh và đồng bộ hoá rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Ngoài ra, theo như tôi được viết, khi để mã QR thường kèm thêm họ và tên chủ TK . Vì vậy cần ghi chú thêm dòng chữ (nếu cần) : "Chuyển tiền vui lòng kiểm tra TK chính chủ trước khi giao dịch". Như thế sẽ tránh được kẻ gian lừa đảo, và cũng nhắc khách hàng phải có sự kiểm tra lại

    Trả lờiXóa
  5. Tôi thấy hình thức thanh toán nào cũng có rủi ro nhất định, sự tiện lợi luôn đi kèm rủi ro, không thể nào cấm, phạt triệt để hết được nếu như người bán và người mua không trang bị đủ kiến thức. Vì vậy mọi người nên rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn trong các giao dịch

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog