Cuteo@
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định của luật này.
Lực lượng này được bố trí ở thôn, tổ dân phố; do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ công an xã, phường, thị trấn, giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Công dân Việt Nam được xem xét, tuyển chọn tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; bản thân và gia đình chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học trở lên…
Trường hợp trên 70 tuổi mà bảo đảm sức khỏe thì Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của công an cấp xã.
Kinh phí bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Hằng năm, Bộ Công an, UBND các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động và trang bị cơ sở vật chất đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bảo đảm kinh phí hoạt động, trang bị công cụ hỗ trợ; có trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, phương tiện, thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.
Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quy định việc cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Luật cũng quy định, người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định
Bên cạnh đó, còn được hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền hoặc khi được điều động, huy động thực hiện nhiệm vụ như làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…
Việc chi trả cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở do ngân sách Nhà nước đảm nhiệm. Trong đó, nhiệm vụ chi của Bộ Công an do ngân sách trung ương bảo đảm; nhiệm vụ chi của địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm theo quyết định của HĐND các cấp.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Không tăng tổng kinh phí
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá tác động về biên chế, kinh phí và điều kiện bảo đảm cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Theo báo cáo của Chính phủ, toàn quốc hiện có 298.688 người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Mức chi bảo đảm hoạt động cho các lực lượng này là khoảng 3.570 tỷ đồng/năm (trung bình 1 tỉnh, thành phố chi trả khoảng 56,7 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 4,7 tỷ đồng/1 tháng).
Để triển khai lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự thì dự kiến cần ít nhất 254.163 người tham gia (tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố; mỗi tổ cần ít nhất 3 người) và dự kiến tổng kinh phí cần chi để bảo đảm hoạt động của các tổ này là 3.505 tỷ đồng/năm (trung bình 1 tỉnh, thành phố cần khoảng 55,6 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 4,6 tỷ đồng/1 tháng).
“Với việc hình thành Tổ bảo vệ an ninh trật tự và dự tính kinh phí nêu trên sẽ không tăng số lượng người tham gia hoạt động và không tăng tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay”, ông Lê Tấn Tới nói.
Về ý kiến cho rằng cần quy định “cứng” trong luật khung mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng, mức bồi dưỡng hoặc quy định khung mức tối thiểu chi hỗ trợ với lực lượng này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng “sẽ không phù hợp với thực tế”, nhất là ở các địa phương còn khó khăn về kinh tế. Quy định “cứng” mức hỗ trợ cũng tạo áp lực về bảo đảm kinh phí với các địa phương chưa tự chủ được ngân sách.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định theo hướng mở để chính quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng và mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tư ở cơ sở để phù hợp với thực tế điều kiện ở từng địa phương và bảo đảm tính khả thi của luật.
***
Quá hợp lý, nên cho lực lượng này về thành một, đồng thời lực lượng này chỉ đc hỗ trợ cảnh sát chính quy trong việc phòng chống tội phạm, và xử lý vi phạm hành chính.Nên thiết kế màu sắc trang phục riêng cho lực lượng này để phân biệt với công an chính quy.
Trả lờiXóaĐồng ý với lực lượng an ninh cơ sở, khi có sự cố về an ninh trật tự ở địa phương, lực lượng công an chính quy như hiện tài thì không thể đủ được, phải cần lực lượng an ninh cơ sở , chính họ là lực lượng đầu tiên xuất hiện xử lí, tôi chứng kiến rất nhiều lần họ làm rất tốt
Trả lờiXóaGần 0,3 triệu người làm nhiệm vụ an ninh cơ sở ngoài lực lượng công an, cảnh sát. Con số này không nhỏ nhưng cần thiết. Điều cốt yếu là lực lượng này thực thi công vụ đầy đủ, nghiêm túc và hiệu quả để xứng đáng với nhiệm vụ được giao và kinh phí được phân bổ.
Trả lờiXóaủng hộ Luật này, lực lượng an ninh cơ sở không tăng về số người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với hiện nay. Về lâu dài, tổng số thôn, tổ dân phố tiếp tục giảm do sáp nhập nên các địa phương sẽ có điều kiện bảo đảm chế độ, chính sách tốt hơn cho lực lượng này.
Trả lờiXóaViệc tăng cường công an chính quy về xã thời gian qua chỉ đảm bảo một phần an ninh cơ sở vì lực lượng này còn tham gia vận động nhân dân, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân ngay tại chỗ...nên có thêm lực lượng cơ sở hỗ trợ là điều quá tốt
Trả lờiXóaở xã hiện nay có 5 đồng chí công an chính quy, với tất cả yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự là rất nặng, đặc biệt là xử lý tin tố giác ban đầu. Do đó, nếu không có lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở thì công an chính quy cũng rất vất vả và khó hoàn thành nhiệm vụ
Trả lờiXóaNhư vụ tại Tây Nguyên vừa qua là bài học rất đắt, cho thấy lực lượng đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở còn thiếu và yếu, chưa được huy động kịp thời", vậy nên tôi tán thành việc quốc hội đã xây dựng dự thảo luật, vây bây giờ đã thông qua, mong là sẽ sớm cụ thể hoá các điều luật quy định
Trả lờiXóaNếu mỗi xã, phường đảm bảo tốt an ninh cơ sở thì an ninh ở quận huyện, tỉnh và cả nước sẽ tốt..Nếu tình hình an ninh trật tự không ổn định thì không có thời gian để bàn về phát triển kinh tế xã hội. Lực lượng này là cầu nối, cánh tay nối dài của công an xã chính quy, vô cùng cần thiết và do thực tiễn đòi hỏi
Trả lờiXóatừ khi Bộ Công an đưa công an chính quy về xã đã khắc phục được những hạn chế trước đây, khi công an xã không phải là lực lượng chính quy. Tuy nhiên, tình hình an ninh trật tự cơ sở hiện diễn biến phức tạp. Tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội ở nhiều địa phương tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. vậy nên việc có lực lượng tham gia bảo vệ là rất cần thiết
Trả lờiXóaCác cấp ở cơ sở là lực lượng gần dân nhất, tiếp xúc trực tiếp với dân hàng ngày, họ đều nắm tình hình trong dân rất rỏ ràng. Cần phải chấn chỉnh và quan tâm đặc biệt đến họ về vật chất lẫn tinh thần, để họ có thể yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ. Cấp nhỏ mà vững chắc thì an ninh xã hội sẽ được vững vàng.
Trả lờiXóacần phải có an ninh cơ sở tốt cụ thể mỗi thôn, xóm, buôn làng cần có công an viên bổ sung tại cơ sở đó để nắm bắt thông tin, diễn biến kịp thời và thông báo lên trưởng công an xã, còn công an chính quy cử về xã thì cũng tốt nhưng sâu sát vẫn là công an viên có hộ khẩu và nằm vùng ở buôn làng đó
Trả lờiXóaTheo tôi thì an ninh cơ sở là cực kỳ quan trọng nhất là thời đại công nghệ hóa ngày nay.đây là lực lượng từ nhân dân mà ra, am hiểu phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, nắm tình hình trong dân rất tốt Càng tăng cường chặt chẽ thì người dân mới mong có cuộc yên vui
Trả lờiXóaCó lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là cần thiết lắm, đỡ đần được nhiều cho công an bộ đội. Nhưng vì thế nên chính sách đãi ngộ với họ cũng cần phải chú trọng nhiều, nhất mà mấy vấn đề liên quan đến bảo hiểm hay là trợ cấp khi tăng ca gì đó, để họ còn yên tâm công tác
Trả lờiXóaVề quê thấy các ông các bác nghỉ hưu xong đi làm cho đội an ninh tự quản, thấy quê nhà mình ngày càng đảm bảo an ninh, tệ nạn xã hội như mấy cái trộm cắp hay bắn trộm pháo đợt tết cũng đỡ đi nhiều. Đúng là Nhà nước mình ngày càng có những bước đi đúng đắn.
Trả lờiXóaNên như vậy chứ có quá ít lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự như vậy thì cá nhân thực hiện nhiệm vụ phải gánh lên vai rất nhiều công việc và có thể dẫn đến nguy hiểm như trường hợp của đồng chí Trần Trung Hiếu
Trả lờiXóaLàm gì thì làm cũng phải đặt an toàn lên trên hết, lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự đất nước nên được trang bị những công cụ tiên tiến thì tốt hơn các bác nhỉ
Trả lờiXóaHiện nay thấy tăng cường các lực lượng về cơ sở mà vẫn hơi yếu, cần thời gian nma hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn thiện
Trả lờiXóaBan hành luật này là hợp lý chứ trước đây cho công an xã chính quy về nhiều người có công hiến cho lực lượng công an bán chuyên trách hụt hẫng vô cùng, giờ có luật ra họ vẫn được cống hiến mà lực lượng an ninh tại cơ sở lại thêm dày giúp bào vệ an ninh trật tự tốt hơn cho người dân
Trả lờiXóa