Một quản lý công ty chuyên về ứng tuyển đại học tại Mỹ cho biết Harvard có danh sách đặc biệt dành cho các sinh viên 'con ông cháu cha' hoặc nhà giàu có mức học xoàng.
Đại học Harvard vốn nổi tiếng với việc tiếp nhận sinh viên nhà giàu. Phân tích của giáo sư kinh tế Harvard Raj Chetty cho thấy 67% sinh viên đại học Harvard đến từ nhóm 20% giàu nhất trong phân phối thu nhập. Trong khi đó, chỉ có 4,5% đến từ 20% dưới cùng.
Có điều, không phải sinh viên nhà giàu nào được nhận vào Harvard cũng là "học bá". Vậy, trường đại học nổi tiếng hàng đầu thế giới này làm gì khi phải đối mặt với những ứng viên "con ông cháu cha" - con của các nhà tài trợ lớn hoặc những người có ảnh hưởng sâu rộng khác vào hoạt động của trường mà lại có điểm GPA hoặc SAT thấp?
Một trường hợp điển hình là Jared Kushner, chồng Ivanka Trump. Anh được nhận vào Harvard với mức điểm kém nổi bật sau khi cha quyên góp 2,5 triệu USD cho trường.
Theo một huấn luyện viên tuyển sinh đại học, họ sẽ được đưa vào cái gọi là Danh sách Z.
Tức là các sinh viên dạng trên được khuyên nên ứng tuyển sau khi nghỉ một năm, khiến họ trở thành "bóng ma dữ liệu" - nghĩa là số liệu thống kê học tập mờ nhạt của họ không được báo cáo trong lớp sinh viên năm nhất mới nhập học.
Bằng cách đó, điểm học tập trung bình và thứ hạng của trường cũng sẽ không bị ảnh hưởng.
Brian Taylor, quản lý của công ty tuyển sinh đại học Ivy Coach có trụ sở tại Manhattan, nói: "Nếu Harvard không muốn sinh viên làm tổn hại đến thứ hạng của US News và World Report bằng điểm GPA và điểm kiểm tra, họ sẽ được nhận qua Danh sách Z. Nói cách khác, các sinh viên này vốn còn chẳng đủ điều kiện được nhận một cách tự lực".
Daniel Golden đã tiết lộ con đường đến Harvard của Jared Kushner vào năm 2006 trong tác phẩm The Price of Admission: How America's Ruling Class Buys Its Way into Elite Colleges (tạm dịch: Cái giá của việc trúng tuyển: Giai cấp thống trị Mỹ mua đường vào các trường đại học ưu tú như thế nào).
Trong cuốn sách, Golden phát hiện ra rằng trong một ủy ban được lựa chọn từ 400 nhà tài trợ lớn nhất của Harvard, bao gồm cả những người không có con hoặc còn quá trẻ để có con theo học đại học, có tới một nửa số nhà tài trợ lớn có con đăng ký học tại trường. Kushner, người đứng đầu đế chế bất động sản trị giá hàng tỷ USD, đã phủ nhận việc anh được nhận vào trường có liên quan tới khoản quyên góp khổng lồ.
Theo trang web của Ivy Coach, khoảng 60 sinh viên có được một suất trong danh sách Z hàng năm và được gửi một lá thư có nội dung đại khái là "chúng tôi sẽ vui lòng xem xét việc nhập học của bạn sau một năm nữa".
Taylor giải thích: "Họ không cần nộp đơn xin lại. Họ đã được nhận vào trường và được đảm bảo có 1 suất trong năm sau đó".
Trong quá trình làm việc của mình, Taylor nói rằng cứ 2 năm một lần, anh lại thấy 1 khách hàng được nhận vào Danh sách Z - mặc dù anh ước tính họ chỉ chiếm một tỷ lệ dưới 10% trong số sinh viên mà anh làm việc cùng được vào Harvard.
"Suất đó dành cho các VIP. Chúng tôi có những khách hàng được đưa vào Danh sách Z là bạn thân hoặc gia đình của các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới hoặc các nhà tài trợ lớn của trường".
Mặc dù Harvard là trường duy nhất có cái gọi là "Danh sách Z", Taylor cho biết các trường ưu tú khác khai thác những kẽ hở tương tự để thu hút những sinh viên điểm kém nhưng có điều kiện. Cách phổ biến nhất là thông qua việc chuyển trường, bởi lẽ US News và World Report không tính số liệu thống kê về sinh viên chuyển trường trong tính toán xếp hạng của họ.
Theo Taylor, Cornell khai thác một hệ thống "chuyển trường được đảm bảo", trong đó những ứng viên có điểm kiểm tra hoặc GPA thấp được yêu cầu phải học năm thứ nhất đại học ở nơi khác sau đó nộp đơn lại.
Nếu họ duy trì được một mức điểm GPA nhất định trong năm thứ nhất - thường là B - thì họ được đảm bảo nhận vào Cornell với tư cách là sinh viên chuyển trường năm thứ hai.
"Tôi không nghĩ Cornell làm điều đó là đúng. Điều đó không công bằng với các trường đối thủ", Taylor cho biết. Một đại diện của Cornell từ chối bình luận về thông tin trên.
Nhưng mặt tích cực là danh sách này không chỉ tuyển các sinh viên VIP. Theo Taylor, một số trường đã lợi dụng kẽ hở này để tuyển sinh những học sinh xứng đáng - đặc biệt là các cựu chiến binh.
Anh cho biết 2 trường nổi tiếng với cách thức này là Princeton, gần đây đã bắt đầu nhận sinh viên chuyển trường, và Đại học Columbia, nơi Trường Nghiên cứu Tổng hợp vừa được thành lập để tiếp nhận các cựu chiến binh chuyển trường.
Taylor nói: "Tôi hoan nghênh họ đã sử dụng quy trình chuyển trường để tiếp nhận nhiều cựu chiến binh hơn. Họ có thể có điểm GPA 3.0, nhưng những thanh niên nam nữ này đều trưởng thành và họ đã phục vụ đất nước của mình. Họ thường đạt điểm cao ở các trường cao đẳng cộng đồng. Điều này giúp các cựu chiến binh có cơ hội vào học tại những đại học top đầu".
Nguồn: NY Post
Theo Thạch Anh
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóađọc xong nhớ ngay đến câu của mẹ "có tiền mua tiên cũng được" :))
Trả lờiXóathời thế bây giờ thay đổi rồi, gia đình người ta có điều kiện thì con cái người ta sẽ được hưởng những thành quả mà công sức họ phải bỏ ra, đó cũng bất cập nhưng nó là quy luật của cuộc sống, trình độ học ở mức bình thường nhưng người ta có đủ điều kiện để học tập thì người ta có quyền quyết định môi trường học tập
Trả lờiXóacha mẹ có đóng góp nhiều cho vật chất của nhà trường, chẳng lẽ nhà trường lại không để cho con cái một suất để theo học ngôi trường đó, mặc dù đó đúng là ngôi trường danh giá, dành riêng cho những người có trình độ thực sự, nhưng ở đâu chả có trường hợp ngoại lệ, tránh sao được
XóaViệc cho con các nhà tài phiệt được nhập học vào trường cũng là điều đúng thôi, có cầu thì có cung, nhà trường cũng không thể đảm bảo một cơ ngơi khang trang, nuôi sống một bộ máy với chế độ chính sách khủng mà chỉ thuần giáo dục được, đây cũng là thực trạng của phương tây, bề ngoài đẹp nhưng bên trong nhiều vấn đề
Xóa