Chia sẻ

Tre Làng

Về nồng độ cồn khi lái xe

Khoai@

Bàn về Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu và dư luận vẫn còn ý kiến khác nhau về "Quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn trong xử lý vi phạm giao thông". Trong Dự thảo, quy định tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0. Nghĩa là cấm tuyệt đối lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn.

Với tư cách là một cử tri, tôi cho rằng "quy định tỷ lệ nồng độ cồn bằng 0" tại khoản 1 Điều 8 như trong Dự thảo là chuẩn. Theo đó, cấm người mà trong máu  hoặc hơi thở có nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Quy định này để hạn chế tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng cho lái xe và những người khác. Quy định này cũng thống nhất với quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (quy định điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm).

Về phương diện khoa học, rượu, bia hay bất cứ thứ gì chứa cồn dù ít hay nhiều đều tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm thần của người điều khiển phương tiện. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống trong giao thông.

Trên thực tế, đã có cực kỳ nhiều vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người mà nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia hoặc dùng đồ ăn uống có cồn. 

Khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, sau thời gian thực hiện quyết liệt việc kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể, chứng minh được hiệu quả của quy định này trong thực tế.

Bên cạnh đó, quy định như dự thảo, sẽ bớt người sử dụng rượu bia trong giờ làm việc. Điều này sẽ góp phần làm cho năng suất lao động tăng lên và góp phần làm cho văn hóa ứng xử được cải thiện.

Do đó, tôi cho rằng, quy định nồng độ cồn bằng 0 như dự thảo là khả thi. 

17 nhận xét:

  1. cũng nên đưa ra một tiêu chuẩn tuyệt đối như vậy để người dân có thể dễ dàng tuân thủ, đã sử dụng rượu, bia dù chỉ là một chút thì vẫn không được phép lái xe, chứ nếu không quy định rõ, nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng uống một hai chén chắc sẽ không sao đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan Nguyen22:26 19/11/23

      Nói chung là các anh đã uống rượu thì nên thuê hoặc nhờ người chở về, dần dà sẽ hình thành một văn hóa tốt cho người dân khi tham gia giao thông, còn quy định thông qua thì theo số đông quyết định, cá nhân tôi luôn ủng hộ các quy định của Pháp luật.

      Xóa
  2. quy định bây giờ càng ngày càng phải rõ ràng thì mới dễ dàng đi vào thực tiễn và quản lý tốt hoạt động của người dân, chứ chỉ mang tính chất tương đối thì nhiều cá nhân vẫn còn có tư tưởng lách luật lắm, cứ phải chặt chẽ thì mới không cãi được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy nên mỗi cá nhân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không sử dụng rượu hay "sinh tố lúa mạch" khi lái xe.Với sự nỗ lực của cả cộng đồng, ý thức của người tham gia giao thông khi sử dụng rượu bia khi lái xe sẽ được nâng cao, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho xã hội.

      Xóa
  3. Để giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông do lái xe dưới tác dụng của rượu bia, cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không uống rượu bia trước khi lái xe. Cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Luật đề ra như thế là đúng, có xíu cồn thôi cũng đã ảnh hưởng đến thần kinh của người lái xe rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không thể nói là chỉ uống một chút là không lên và sẽ không bị xử phạt, người dân nên nhận thức rõ ràng việc đã uống rượu bia thì tuyệt đối không lái xe, dù chỉ là một chút hay nhiều chút cũng không được phép, trước tiên phải suy nghĩ đến sự an toàn của bản thân mình đâu tiên

      Xóa
  4. Đồng ý rằng quy định về nồng độ cồn khi lái xe phải rõ ràng như thế này, vừa rõ ràng vừa chặt chẽ, dễ quản lý hơn trong việc cấm uống rượu bia trước khi lái xe. Việc quy định rõ ràng nồng độ cồn bằng 0 sẽ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông k đáng có. những năm vừa qua, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra mà nguyên nhân chính đều xuất phát từ rượu bia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nguyên nhân chính gây nên tai nạn hầu hết là do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông, đã sử dụng rượu bia còn chủ quan lái xe tham gia giao thông, không những nguy hiểm đến sự an toàn của bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến cả những người khác tham gia giao thông

      Xóa
  5. cần đưa tiêu chí an toàn lên hàng đầu, có thể nhiều người khó chịu vì bị cấm cản không được uống do phải cầm lái (mà theo tôi số đông những người phản đối quy định trong Luật là những người trong số này). Cái gì phù hợp lòng dân (số đông) thì chúng ta nên làm và kiên quyết phải làm".

    Trả lờiXóa
  6. Nên nghiêm, việc này không thể không nghiêm ! Vì đa số dân ta rất lạm dụng rượu bia. Và điển hình biết bao nhiêu gia đình đã tan nát vì những tệ nạn này. Không thể so bì đất nước của người ta với mình được. . Phải thật khắc khe với tệ nạn bia rượu này !

    Trả lờiXóa
  7. Nên cấm đi và cứ phạt thẳng tay vào. Tham gia giao thông cần phải nghiêm khắc vì chỉ cần một tích tắc thiếu tỉnh táo là nguy cơ hại đến tính mạng của bản thân và những người khác. Phạt thật nhiều thật nặng thì càng giúp giảm nhậu, giảm tiêu thụ cồn, giúp người dân dần cải thiện thói quen sinh hoạt cho lành mạnh

    Trả lờiXóa
  8. Viet Nam là nước có lượng xe máy rất nhiều tham gia giao thông vì vậy càng dễ xay ra tai nạn và tai nạn với xe máy thường gây ra hậu quat nghiêm trọng. Vì vậy cấm rươu bia tuyệt đối là hoàn toàn đúng. Toio ủng hộ dù tôi rất hay uống rượu

    Trả lờiXóa
  9. Tôi hoàn toàn đồng ý. Xử lý mạnh tay vi phạm nồng độ cồn để dân việt nam bớt thành ma men. 1 đất nước đang nghèo mà bia rượu hàng đầu thế giới. Kèm theo bao nhiêu tệ nạn xã hội. Cần phải kiên quyết xử lý bia rượu để đất nước mạnh hơn

    Trả lờiXóa
  10. Mức phạt hiện nay quá nhẹ, cần tăng nặng hình phạt thêm nữa, đồng thời phải xử lý thật nặng tội khi đã bị giam giấy phép lái xe mà vẫn cố tình lái xe tham gia giao thông, nếu bắt được nên khởi tố chứ không nên phạt như tội không có giấy phép lái xe chỉ vài triệu là xong.

    Trả lờiXóa
  11. Tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết. Làm quyết liệt như hiện nay mà vẫn còn xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm vì vi phạm nồng độ cồn. Tôi đề nghị không sửa đổi, cần tiếp tục thực hiện Nghị định số 100/2019/ND-CP thật nghiêm túc.

    Trả lờiXóa
  12. Vấn đề là những người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sợ bản thân nếu không biết hoặc lỡ ăn uống phải đồ ăn thức uống gì cũng không biết mà dẫn tới bị xử phạt. Bởi nhiều loại đồ ăn như hoa quả và trái cây chứa đường chín quá mức, một số đồ uống từ trái cây, một số loại nước tăng lực, trà Kombucha, hay giấm ăn cũng có thể chứa cồn.

    Trả lờiXóa
  13. Quy định về nồng độ cồn thì nên căn cứ theo mức độ tỉnh táo của người điều khiển phương tiện, người ta uống ở mức đủ tỉnh táo thì vẫn nên cho lái xe, chứ chơi quả về không thì hơi căng thẳng, xã hội cần có pháp luật nhưng pháp luật quá nghiêm thì dễ gây bức bí trong xã hội

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog