Tổng thống Pháp tuyên bố Kiev còn rất xa để gia nhập EU. Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary cảnh báo nước này có thể phủ quyết các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban hôm 15/12 cho biết, chính phủ của ông sẽ có thêm khoảng 75 cơ hội để ngăn chặn Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Các nhà lãnh đạo EU ngày 14/12 đã nhất trí mở các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine và Moldova, sau khi Thủ tướng Orban rời khỏi phòng họp hội nghị thượng đỉnh của khối ở Brussels (Bỉ) để cho phép các nhà lãnh đạo của 26 quốc gia thành viên còn lại nhất trí bỏ phiếu thống qua quyết định này.
Chủ tịch Hội đồng Charles Michel ca ngợi quyết định này là “một tín hiệu chính trị rất mạnh mẽ”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Hungary và những người hoài nghi khác như Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố động thái này không có nhiều ý nghĩa trong thực tế.
Theo đài RT, trong bài phát biểu trên đài Kossuth ngày 15/12, ông Orban tiết lộ, các nhà lãnh đạo khác của EU muốn “dành cho Ukraine sự khuyến khích cần thiết để tiếp tục cuộc xung đột với Nga”, và họ đã đề nghị ông không cản trở điều này.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tạp chí Mandiner ngày 16/12, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định, Budapest sẽ phủ quyết các cuộc đàm phán của EU về việc kết nạp Ukraine nếu thấy bất lợi cho lợi ích của Hungary.
Theo Ngoại trưởng Hungary, EU đã quyết định bắt đầu các cuộc đàm phán về kết nạp Ukraine. Đây là quyết định mang tính nguyên tắc và không ý nghĩa thực tế. Ông nhấn mạnh: “Trong trường hợp EU cố chèn vào các cuộc đàm phán thực tế về việc kết nạp Ukraine "điều gì đó" gây bất lợi cho Hungary, Budapest sẽ buộc phải sử dụng đến công cụ cứng rắn của mình là quyền phủ quyết.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 15/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận, Ukraine “vẫn còn xa mới trở thành thành viên EU”. Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm, EU sẽ cần phải cải cách đáng kể các quy tắc của mình trước khi cho phép quốc gia Đông Âu gia nhập khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở EU ở Brussels, Bỉ hôm 15/12. Ảnh: AFP
Trả lời phóng viên rằng liệu việc kết nạp Ukraine có đe dọa sinh kế của nông dân Pháp - những người sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể cạnh tranh được với sản phẩm rẻ hơn từ các đối tác Ukraine, ông Macron cho hay: “Chúng tôi còn rất xa mới kết nạp Ukraine. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, việc mở rộng, bất kể là gì, sẽ đòi hỏi một cuộc cải cách sâu rộng các quy tắc của EU”.
Tổng thống Macron cũng khẳng định chính quyền Paris cam kết bảo vệ chủ quyền của châu Âu về mặt nông nghiệp, đồng thời tiếp tục bảo vệ lĩnh vực nông nghiệp của Pháp cũng như duy trì năng lực sản xuất của mình.
Việc Kiev gia nhập EU sẽ khiến trợ cấp nông nghiệp cho các nước thành viên hiện tại bị cắt giảm 20%, điều này càng thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Kiev, tờ Financial Times đưa tin hồi tháng 10 vừa qua.
Ngoài vấn đề trợ cấp, một số nước EU còn lo ngại rằng, tình trạng tham nhũng phổ biến ở Ukraine có thể làm hỏng nỗ lực trở thành thành viên của Kiev, tờ Politico cho biết hồi tháng 9/2023.
Quyết định bắt đầu các cuộc thương lượng kết nạp Ukraine diễn ra chưa đầy 18 tháng sau khi Kiev nộp đơn xin gia nhập khối. Tuy nhiên, nguyện vọng này của Kiev đã vấp phải sự phản đối của Hungary.
Ngoài Hungary, một số nước khác, bao gồm cả Áo cũng phản đối việc đẩy nhanh quá trình này. Để khởi động đàm phán, EU cần được sự đồng thuận của tất cả thành viên.
Theo kết quả thăm dò của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR), phần lớn công dân EU vẫn hoài nghi về việc mở rộng của khối trong tương lai. Ngoài ra, nhiều người dân châu Âu nói rằng họ không thấy có bất kỳ lợi ích kinh tế nào nếu EU kết nạp Ukraine.
Cuộc khảo sát do Yougov và Datapraxis thực hiện tại 6 quốc gia EU (Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ba Lan và Romania) được công bố hôm 12/12 cho thấy 35% số người được hỏi ủng hộ việc EU kết nạp thêm thành viên mới ngay lập tức, trong khi 37% lên tiếng phản đối.
Nguồn: Kinh tế & Đô thị
Không phải bây giờ mà ngay từ khi cuộc chiến chưa nổ ra thì việc gia nhập EU hay NATO đều là chiếc bánh vẽ mà các quốc gia thân Mẽo vẽ ra cho UK để lôi kéo quốc gia này gây hơn với Nga, chỉ là bây giờ cuộc chiến ngã ngũ, Mỹ hết mặn mà họ mới nói ra sự thật muộn màng, đúng đáng đời kẻ dựa hơi mà bỏ quên lợi ích quốc gia
Trả lờiXóaUka mãi theo đuổi giấc mơ được gia nhập EU, gia nhập NATO để rồi giờ cũng đã gần 2 năm chiến tranh bom đạn, nhân dân lầm than, binh lính chết như ngả rạ, nhưng rồi vẫn chẳng thấy bản thân được đứng ở đâu cả, chỉ là con tốt thí của Mỹ và phương Tây trong cuộc chiến chống lại Nga
Trả lờiXóaKhông giống như phần lớn các nước EU, Hungary từ chối viện trợ vũ khí cho Ukraine ngay từ khi chiến sự bùng phát và ủng hộ việc giải quyết cuộc xung đột thông qua các biện pháp ngoại giao. Đầu tháng này, Hungary là quốc gia phản đối các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine. Lãnh đạo khối EU đã bỏ qua sự phản đối của Hungary bằng cách yêu cầu thủ tướng nước này rời khỏi phòng khi quyết định được đưa ra.
Trả lờiXóa