Người đàn ông ở Đà Nẵng chi hơn 1 tỷ đồng để thuê người mang thai hộ, tuy nhiên khi đứa bé sinh ra, kết quả xét nghiệm ADN không cùng huyết thống.
Chiều 22/12, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, vừa phối hợp Công an phường Thịnh Đán (tỉnh Thái Nguyên) tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Dung (SN 1985, trú phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên) để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Công an đã di lý đối tượng từ Thái Nguyên về Đà Nẵng để phục vụ công tác điều tra.
Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 12/2021, biết vợ chồng ông N.V.N (65 tuổi, trú Đà Nẵng) có nhu cầu tìm người mang thai hộ nên Dung đã nhận tìm người cho trứng và mang thai hộ, sinh con cho vợ chồng ông N. Dung “nổ” trước đây đã từng thực hiện được cho nhiều người nên ông N. đồng ý.
Theo đề nghị của Dung, chi phí giai đoạn đầu tìm người cho trứng, thuốc kích trứng, hút trứng, làm phôi là 150 triệu đồng. Ngày 17/12/2021, ông N. chuyển khoản trước cho Dung số tiền 18 triệu đồng.
Ngày 22/1/2022, Dung thông báo tìm được người cho trứng tên là C.T.H (25 tuổi, trú huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội), các thủ tục liên quan được thực hiện tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Theo yêu cầu của Dung, ngày 24/1/2022, ông N. chuyển tiếp 82 triệu đồng.
Tháng 2/2022, ông N. đi cùng Dung đến Thái Nguyên để thực hiện các bước tiến hành cấy phôi. Lần này, ông N. chuyển tiếp cho Dung 50 triệu đồng tiền mặt. Ngày 12/2/2022, Dung thông báo được 6 phôi tốt và nuôi tiếp 2 phôi, yêu cầu ông N. chuyển vào tài khoản do Dung chỉ định số tiền 118,5 triệu đồng, nói là chi phí để sàng lọc và nuôi phôi.
Về phần Dung, sau khi thỏa thuận việc mang thai hộ giúp ông N., Dung gặp C.T.H để làm thủ tục, thỏa thuận giá là 380 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đến Bệnh viện làm thủ tục kích trứng nhưng trứng không đạt yêu cầu nên chỉ đưa cho H. khoảng 90 triệu đồng. Dung tiếp tục liên hệ thêm 2 người phụ nữ khác để thực hiện “hợp đồng” nhưng đều không có kết quả.
Sau khi tìm người cho trứng không thành công, Dung dừng việc này lại nhưng không thông báo sự thật cho ông N. mà nói dối mọi việc đang tiến triển thuận lợi.
Đến tháng 8/2022, Dung thông báo việc cấy phôi vào người mang thai hộ thành công và mang thai được 3 tháng. Dung yêu cầu ông N. ra Thái Nguyên gặp người mang thai và cùng đến siêu âm tại một cơ sở khám tư nhân thì cho kết quả thai nhi là con trai.
Sau đó, Dung thường xuyên nhắn tin cập nhật tình hình sức khỏe thai nhi, gửi hình ảnh kết quả siêu âm để ông N. tin tưởng, nhiều lần chuyển tiền theo yêu cầu.
Khoảng tháng 10/2022, ông N. phát hiện Dung có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã hỏi Dung thì đối tượng cam kết nếu đứa trẻ sinh ra làm xét nghiệm AND không phải con của ông N. thì sẽ trả lại tiền.
Ngày 7/2/2023, Dung thông báo chị T.H đã sinh con, tuy nhiên khi lấy mẫu xét nghiệm AND thì kết quả không cùng huyết thống với ông N.
Mặc dù không thực hiện đúng như cam kết nhưng toàn bộ số tiền hơn 1 tỷ đồng nhận của ông N., Dung đã sử dụng đầu tư tiền ảo và thua hết.
Nguồn: Hồ Giáp/VietnamNet
Ngày 23/12/2023
Mong rằng vụ việc này sẽ là một bài học kinh nghiệm cho những người có nhu cầu thực hiện dịch vụ mang thai hộ. Để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện dịch vụ mang thai hộ, cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro của dịch vụ mang thai hộ trái phép.
Trả lờiXóađã liên quan đến mấy vấn đề này thì nên ra các cơ sở ý tế khám chữa bệnh, rồi các bệnh viện để đảm bảo sự yên tâm, lại cứ tin vào lời đồn, lời bịa đặt của người ngoài, niềm tin không đặt đúng chỗ thì cứ thiệt mình trước đã, tiền mất tật mang, khó quay lại được
Xóacũng phải thông cảm cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đâu phải họ không biết hay dại dột đến mức dễ bị lừa như vậy, chỉ là ở cái tuổi mà có nhiều tiền cũng chẳng biết để lại cho ai, cái tuổi mà họ đã cảm thấy bất lực sau bao năm chạy chữa để mong có một mụn con, giờ không làm luôn thì họ sợ không kịp nữa, nê mới chấp nhận dễ dàng bị lừa như vậy
XóaTừ nhiều năm nay, nhu cầu mang thai hộ là nhu cầu cấp thiết với những cặp vợ chồng hiếm muộn, những người không còn sự lựa chọn nào khác để có 1 đứa con. Thế nhưng, do nhu cầu quá lớn trong thực tế đã dẫn đến những biến tướng của hoạt động mang thai hộ. Từ hình thức nhân đạo sang hình thức thương mại như trường hợp trên. Dẫn theo những hệ lụy đáng lên án xảy ra đằng sau các cuộc giao dịch phi pháp này.
Trả lờiXóaThấy ông nào lừa được của xong cũng đổ cho đầu tư thua lỗ nhỉ, thế là sạch sành sanh không có cơ sở để trả lại tiền, cũng chẳng truy được số tiền đang ở đâu luôn, tôi nghĩ đây là chiêu trò mà các đối tượng học được của nhau, chuẩn bị để trả lời cơ quan chức năng khi bị sa lưới chứ không phải là thực chất hành vi của chúng
Trả lờiXóaVấn đề mang thai hộ từ trước đến nay vẫn còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi ở Việt Nam, kể cả khi trình độ khoa học công nghệ hỗ trợ y tế phát triển. Việc mang thai hộ đúng là như cái phao cứu sinh cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề thật
Trả lờiXóa