Ong Bắp Cày
Hôm qua 21/12 tôi đã đăng bài viết "Nhưng tự thú của Nguyễn Tiến Trung khi tới Đức". Tuy nhiên, vẫn ít người biết Nguyễn Tiến Trung là ai. Hôm nay xin lược lại những "thành tích chống phá đất nước" của đối tượng này.
Bị những kẻ này lôi kéo, hỗ trợ, ngày 8/5/2006, Nguyễn Tiến Trung thành lập và cầm đầu “Tập hợp thanh niên dân chủ” tại Pháp với mục đích được Trung tuyên bố công khai, là “tập hợp lực lượng trong giới trẻ, phối hợp với lực lượng chống đối trong, ngoài nước, đấu trang chống Nhà nước, đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam”.
Sau đó, Nguyễn Tiến Trung tạo ra một blog trên mạng Internet, viết và tán phát nhiều tài liệu, cụ thể như: “Thư ngỏ của một sinh viên bình thường ở một đất nước không bình thường”, nội dung xuyên tạc, vu khống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, Nguyễn Tiến Trung còn trực tiếp điều hành, quản lý diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên mạng Internet nhằm lôi kéo, tập hợp một số thanh niên Việt Nam đang du học ở nước ngoài tham gia, trong đó có Nguyễn Thị Hường, Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân…
Được cử giữ vai trò cốt cán trong tổ chức phản động “Tập hợp thanh niên dân chủ”, những kẻ nêu trên đã tổ chức nhiều cuộc bọp, bàn về phương cách, kế hoạch chống phá Nhà nước Việt Nam.
Hành động của Nguyễn Tiến Trung đã được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi – là hai kẻ cầm đầu tổ chức phản động “đảng nhân dân hành động” ở Mỹ chú ý. Lập tức, Nguyễn Sĩ Bình đưa Nguyễn Tiến Trung sang Mỹ, tiếp xúc với các nhóm phản động người Việt như “Việt Tân”, “Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Liên minh Việt Nam tự do”, “Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam”.
Đến ngày 25/12/2006, Nguyễn Tiến Trung – lấy bí danh là Nguyễn Trọng Nghĩa, viết đơn xin gia nhập tổ chức phản động lưu vong “Đảng dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi cầm đầu.
Đầu tháng 6/2007, Nguyễn Tiến Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề cử chức vụ “Ủy viên trung ương đảng, phó ban đối ngoại, trưởng ban công tác thanh niên”. Tiếp theo, đầu tháng 7/2006, Nguyễn Tiến Trung cùng Nguyễn Việt Quốc – là thành viên của tổ chức phản động “Tập hợp thanh niên dân chủ”, Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh – thuộc tổ chức “Văn phòng các hội đoàn chống Việt Nam”, Trần Hồng – là kẻ đã dùng xe ủi tấn công Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp năm 1996 tiến hành thực hiện kế hoạch “Vận động marathon, nối vòng tay lớn”, thu thập chữ ký, kích động chống Nhà nước Việt Nam.
Sau khi học xong chương trình thạc sĩ tại Pháp, Nguyễn Tiến Trung trở về nước. Trước lúc về, Trung lại được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi giời thiệu với các đối tượng cầm đầu tổ chức phản động “Đảng dân chủ Việt Nam” ở trong nước.
Theo chỉ đạo của Nguyễn Sĩ Bình, Trung tiến hành bắt liên lạc với Hoàng Minh Chính (đã chết) và Trần Anh Kim ở Thái Bình cùng một số kẻ cơ hội, bất mãn, nhằm bàn kế hoạch công khai hóa “Đảng dân chủ nhân dân Việt Nam” ở trong nước để thực hiện ý đồ chống phá Nhà nước Việt Nam.
Rất nhiều lần, Trung trực tiếp gặp gỡ Hoàng Minh Chính cùng một số đối tượng để bàn về đường lối hoạt động, nhân sự, cơ cấu tổ chức, phát triển lực lượng cho “Đảng dân chủ Việt Nam”, tham gia viết dự thảo rồi tán phát trên mạng Internet bản “Hiến pháp” với nội dung “đa nguyên”, “đa đảng”. Trung cũng tham gia góp ý chỉnh sửa “cương lĩnh”, “điều lệ” của “Đảng dân chủ Việt Nam” cùng nhiều văn bản khác mà nội dung vẫn không ngoài việc chống phá đất nước.
Tiếp tục những hoạt động của mình, Nguyễn Tiến Trung đã giới thiệu Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức cho Nguyễn Sĩ Bình rồi sau đó, cả Định lẫn Thức đã tham gia vào “Đảng dân chủ Việt Nam”. Đồng thời Trung còn tuyên truyền, lôi kéo thêm một số người khác vào “đảng”, vào “Tập hợp thanh niên dân chủ”.
Khi Hoàng Minh Chính chết, trong đám tang tại Hà Nội (tháng 2/2008), Nguyễn Tiến Trung nhiều lần trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài, nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, công khai cầm băng rôn viết “Đảng dân chủ Việt Nam” trong đám tang rồi chụp hình, tán phát trên mạng Internet.
Bên cạnh đó, Trung còn kích động sinh viên, thanh niên biểu tình gây rối tại Hà Nội và TP HCM trong các ngày 9, 16, 23/12/2007, và ngày 29/4/2008. Mặc dù đã được các đoàn thể quần chúng, chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương động viên, giáo dục, nhưng Nguyễn Tiến Trung vẫn không nhận ra sai trái, mà lại còn tiếp tục hoạt động với thái độ ngày càng hung hăng, trắng trợn, thách thức luật pháp theo sự chỉ đạo của bọn phản động nước ngoài.
Ngày 5/3/2008, Nguyễn Tiến Trung trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, và nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn Gia Định, Bộ Chỉ huy Quân sự TP HCM. Trong hơn 1 năm ở môi trường quân đội, Nguyễn Tiến Trung nhiều lần được các cấp lãnh đạo đơn vị giáo dục, nhưng Trung vẫn không từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn duy trì liên lạc với Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và các đối tượng chống đối khác.
Nguyễn Tiến Trung đã nhận các tài liệu phản động như “Hiến pháp”, “cương lĩnh”, “điều lệ” của “Đảng dân chủ Việt Nam” rồi chuyển cho Lê Công Định nghiên cứu, chỉnh sửa. Vào thời điểm này, Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề bạt lên làm “Ban thường vụ trung ương”, đồng thời là “Phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên của “đảng dân chủ Việt Nam”.
Được nước, Trung biểu lộ thái độ chống đối qua các hành vi như, không thực hiện nhiệm vụ được cấp trên phân công, không đọc 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, tiết lộ bí mật hành quân. Sau nhiều lần nhắc nhở, kiểm điểm, cảnh cáo, cuối cùng Nguyễn Tiến Trung đã bị loại ngũ vào ngày 6/7/2009.
Ngày 20/1/2010, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bốn bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao số 09/VKSTC-V2 ngày 23/11/2009, để thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đã sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet, liên lạc, trao đổi bằng mật khẩu và làm ra, tàng trữ các tài liệu có nội dung chống Nhà nước, phát tán cho nhiều người đọc nhằm xuyên tạc, kích động gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức là đối tượng chủ mưu thành lập tổ chức có tên gọi “Nhóm nghiên cứu chấn”; tích cực viết và cho đăng nhiều bài có nội dung xuyên tạc, chống đối sự lãnh đạo của Đảng và cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “đảng xã hội Việt Nam”. Bị cáo Nguyễn Tiến Trung là đối tượng chủ mưu thành lập, cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “Tập hợp thanh niên dân chủ”, tham gia hoạt động đắc lực trong tổ chức phản động có tên gọi “đảng dân chủ Việt Nam”. Bị cáo Lê Công Định là đối tượng tham gia hoạt động tích cực trong tổ chức phản động có tên gọi “đảng dân chủ Việt Nam” và chịu trách nhiệm thành lập, cầm đầu tổ chức chống Nhà nước có tên gọi “đảng lao động Việt Nam” để tập hợp lực lượng cho “đảng dân chủ Việt Nam”; tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh “bất bạo động” chống Việt Nam do tổ chức khủng bố có tên gọi “Việt tân” tổ chức tại Thái Lan vào tháng 3/2009. Bị cáo Lê Thăng Long là đối tượng tham gia hoạt động trong tổ chức có tên gọi “Nhóm nghiên cứu chấn” từ tháng 4 năm 2007, Lê Thăng Long đã tách khỏi tổ chức “Nhóm nghiên cứu chấn”, thành lập “Phong trào chấn hưng nước Việt” và các hoạt động “Câu lạc bộ chấn hưng nước Việt”, viết bài có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại phiên tòa, hai bị cáo Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đã thừa nhận hành vi phạm tội và xin được khoan hồng .
Hành vi phạm tội của 4 bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, hoạt động phạm tội có tổ chức, có sự móc nối với các tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài, nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.
Sau một ngày xét xử sơ thẩm vụ án “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt: Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, thời gian quản chế 5 năm; Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, 3 năm quản chế; Lê Công Định và Lê Thăng Long cùng chịu mức án 5 năm tù và 3 năm quản chế. Các bị cáo trên bị Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.
P/s: Kì sau "Chính phủ Đức làm vụ "Trịnh Xuân Thanh" tại Việt Nam"?
Rồi chẳng mấy chốc nữa Nguyễn Tiến Trung không chịu được cuộc sống cực khổ ở bên Đức, lúc đó hăn sẽ như nhiều tiền nhiệm trước lên các phương tiện thông tin, mạng xã hội để chê bai về cuộc sống bên Đức của những người tị nạn lưu vong về tội chính trị thôi
Trả lờiXóaCu này cũng mới sang bển được một thời gian ngắn mà thường thời gian đầu thì mọi thứ còn đang đẹp, chế độ còn đang được nhận đều vì tư bản nó không qua cầu rút ván liền để tránh tiếng xấu nên chưa nói lên được điều gì, nhưng cứ vài năm trôi qua đi thì bản chất vấn đề mới được bộc lộ
Trả lờiXóa