Khoai@
Trong ánh đèn lúc tối muộn của phòng xử án, từng lời xin lỗi của các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" vang lên, như tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang có ý trục lợi từ vì trí công tác của mình.
Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên, cúi gập người, giọng run run: "Thời điểm này với tất cả những gì diễn ra, bị cáo đã nhận thức sâu sắc việc làm sai lầm của mình. Bị cáo làm mất đi sự tin tưởng của người thân, gia đình. Bị cáo gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, người thân và mong HĐXX có sự "giàu lòng nhân ái" để bị cáo có thể trở lại cộng đồng, làm người có ích".
Giọng bị cáo Hưng nghẹn ngào, đôi mắt đỏ hoe. Hoàng Văn Hưng đã từng là một điều tra viên dày dạn kinh nghiệm, được giao nhiệm vụ điều tra vụ án liên quan đến chuyến bay giải cứu. Nhưng vì lòng tham, Hưng đã bị cám dỗ, rồi sa ngã và đã đánh mất tất cả, kể cả tương lai của bản thân. Hành vi của bị cáo đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan công an, uy tín của Đảng và Nhà nước.
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bật khóc khi nói lời sau cùng. Bị cáo cho hay, qua các phiên xét xử, bản thân ý thức và nhận thức sâu sắc hơn những sai lầm của bản thân. Qua đây bị cáo xin gửi lời xin lỗi đến Đảng, Nhà nước và nhân dân.
“Dù không cố ý nhưng hành vi của bản thân đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, gia đình. Bị cáo mong HĐXX xem xét bản thân bị cáo cả đời tận tuỵ góp sức vào công tác đối ngoại mà có có phán quyết khoan hồng”, bị cáo xúc động rơi nước mắt nói.
Bị cáo Tô Anh Dũng là một cán bộ cấp cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ngoại giao, từng có nhiều đóng góp cho công tác đối ngoại của đất nước. Nhưng một phút lầm lỡ đã khiến anh phải trả giá đắt.
Cựu cán bộ Bộ Y tế Phạm Trung Kiên cũng bày tỏ sự hối hận. Bị cáo cho hay, bị cáo không vượt qua được cám dỗ của đồng tiền. Bản thân không sách nhiễu, gây khó khăn, làm chậm thời gian cấp phép các chuyến bay, do vậy, mong HĐXX xem xét. Bị cáo cũng gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, cơ quan và những người dân bị ảnh hưởng và người thân vì phụ sự tin tưởng của mọi người.
Cựu Cục trưởng Cục lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan cũng khóc khi nói lời sau cùng: "Xin nhận tội trước Đảng, Nhà nước, những công dân tham gia các chuyến bay về nước trong đại dịch.
"Vì sai phạm của bị cáo mà ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước, Bộ Ngoại giao", bà Lan nói.
Cựu Cục trưởng Cục lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan là một cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lãnh sự, từng có đóng góp cho công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài. Nhưng tiếc rằng, những sai lầm đã thiêu rụi cả một sự nghiệp.
Cá nhân tôi tin những giọt nước mắt của họ là thật, sự hối hận của họ cũng là thật sau khi gây ra những sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.
Dù đó là những giọt nước mắt muộn màng, nhưng ít nhất nó cho thấy trong con người của họ còn có tính người và đó cũng là lời cảnh tỉnh cho toàn xã hội, đặc biệt là những quan chức còn đang có ý định trục lợi từ vị trí công việc của mình.
Cứ tưởng quanh co chối tội, lớn tiếng cãi cùn là tòa không làm được gì thì chỉ là suy nghĩ của kẻ nông cạn, đã phạm pháp thì chắc chắn phải nhận bản án đích đáng đó là luật nhân quả, làm gì có chuyện là sai rồi cãi đến cuối là xong chuyện
Trả lờiXóalúc đầu thì cãi cho bằng được, rồi đến lúc không còn gì có thể phủ nhận lỗi lầm rồi thì mới quay ra ăn năn hối cải, trước sau gì thì vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật chứ chẳng tránh được đi đâu, đó cũng chỉ là tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng của hội đồng xét xử
Xóacòn gì nữa đâu mà khóc với sầu, dù có cố gắng biện hộ, chối bỏ tội lỗi thì cũng không thể thoát khỏi vòng vây của luật pháp. Trước khi làm không nghĩ đến hậu quả thì giờ phải chịu trách nhiệm với những gì bản thân đã gây ra, đừng để khi đứng trước vành móng ngựa mới biết hối cải
Trả lờiXóaÔng anh này cách đây vài tháng còn tỏ ra rất ranh mãnh trên công đường, thậm chí làm cho nhiều người dân lầm tưởng rằng anh ta không sai, anh ta quá giỏi các kiểu, nhưng bản chất thì phải nhưng lúc vãn hồi như thế này mới bộc lộ, đấy cuối cùng cũng chịu nhận tội và khắc phục hậu quả rồi
Xóatrước sau gì thì vẫn là lỗi lầm, vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo đúng quy định, chỉ vì đồng tiền che mờ con mắt mà không thể nhìn thấy tương lai đen tối mà mình phải gánh chịu, làm việc mà không nghĩ đến hậu quả thì ắt sẽ nhận phải trái đắng, đây là một bài học nhớ đời
Trả lờiXóakhông phải cứ có ghế to, ghế ấm là ngon đâu, càng ghế to ghế cao thì lại càng nhiều cạm bẫy, cám dỗ từ rất nhiều phía, vì vậy đạo đức lúc này chính là cái được đề cao, ai giữ được mình thì mới xứng đáng đảm nhiệm vị trí đó, trách nhiệm đó, còn không thì trước sau gì cũng thành "phế"
Trả lờiXóapháp luật luôn có sự khoan hồng, nhẹ nhàng đối với những đối tượng thật sự nhìn nhận ra lỗi lầm của mình, chân thành cảm thấy hối lỗi và nhận toàn bộ hành vi sai trái, nhưng đó cũng chỉ là giảm nhẹ, còn cái chính vẫn là hành vi phạm tội của đối tượng
XóaToàn những người làm ở vị trí cao, có được lòng tin của nhân dân nhưng lại không dùng đúng chỗ. Là người của Nhà nước, là người phục vụ nhân dân nhưng khi nhân dân gặp khó khắn thì lại cấu kết với nhau trục lợi thì nhân dân. Không thoát khỏi lướt trời đâu, giỏi đến đâu đi nữa thì phải có đức mới tồn tại được
Trả lờiXóa