Việc cô giáo dạy môn âm nhạc bị các em học sinh Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) dồn vào góc tường rồi chửi bới, xúc phạm khiến dư luận bức xúc. Theo các chuyên gia, đây là hậu quả của việc “tiên không học lễ”, đặc biệt là do ảnh hưởng từ những người lớn bạo lực…
Cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, chửi bới, đe dọa. Ảnh cắt từ clip
Cô giáo bị học sinh dồn vào góc lớp, chửi bới, đe dọa. Ảnh cắt từ clip
TS Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, bỏ hình phạt đuổi học, cấm giáo viên phạt học sinh, môn học Đạo đức - giáo dục công dân là môn phụ - không có giá trị đánh giá ở các kỳ thi lớn, luôn đòi hỏi người lớn phải bao dung và bỏ qua mọi hành vi xấu của trẻ.... là cách nhanh nhất để hủy diệt đất nước và tương lai của trẻ.
Theo TS Vũ Thu Hương, phong cách giáo dục "không phạt" trẻ đã gây ra rất nhiều hậu quả. Nhiều trẻ phản ứng với mọi hình thức kỷ luật của cô giáo. Hễ không hài lòng giáo viên điều gì, phụ huynh và học sinh lập tức phản ứng. Trong những trường hợp đáng tiếc, giáo viên luôn là kẻ tội đồ để cả phụ huynh, học sinh và toàn xã hội lên án. Gia đình chiều chuộng bao bọc con, giáo viên không dám thực hiện các biện pháp kỷ luật học sinh, tư cách đạp đức của học sinh ngày càng đi xuống. Đến khi học sinh phạm pháp, hỗn láo, bất trị, gia đình đổ trách nhiệm cho nhà trường.
"Vì không bị phạt, trẻ không hề có ý thức tuân thủ các quy định. Ngoài ra, trẻ còn tìm cách "giật dây" người lớn, tìm cách để cha mẹ phản ứng với cô giáo để tránh những thứ mình không muốn. Chẳng hạn nhiều trẻ đi học nhưng vở viết nguệch ngoạc, không ghi thứ ngày tháng, viết vỏn vẹn vài chữ lem nhem. Ngồi học thì ngáp vặt, làm việc riêng, chơi game khi học online, chat chit... Một số bất trẻ bất trị qua được cấp 1 và học tiếp lên cấp 2, cấp 3 nhưng lúc này một số vấn đề sẽ lộ ra. Nhiều trẻ bất trị vi phạm quy định, gây gổ, đánh bạn, thậm chí trộm tiền chơi game... Lúc này, cha mẹ mới hối hận vì phong cách giáo dục "không phạt".
Đặc biệt, trẻ không bị phạt còn dễ nảy sinh tính coi thường cha mẹ, coi thường người lớn, coi thường mọi luật lệ, quy tắc lễ phép. Thái độ coi thường ngông nghênh đó có thể tới đỉnh điểm khi các con dám phản ứng dữ dội với cha mẹ (viết giấy từ mặt bố mẹ, tuyên bố con không cần bố mẹ...), hỗn với giáo viên, gây sự với người xung quanh", TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh về hậu quả của việc dạy trẻ theo phong cách "không phạt", không nghiêm khắc.
Trước việc cô giáo bị chính học sinh của mình "bạo lực", TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận định, đây là chỉ dấu của một thực tế rằng bạo lực học đường đã không còn giới hạn. "Vị thế người thầy, vốn được đề cao như hoặc thậm chí còn hơn cả cha mẹ trong xã hội Việt Nam, đã không cứu được cô giáo khỏi bạo lực từ những đứa trẻ mà chính cô dạy dỗ. Đọc các bình luận về vụ việc tôi thấy nhiều người đặt câu hỏi: "Vì sao nên nỗi?". Tôi nghĩ câu hỏi đó chỉ là một cách cảm thán và thể hiện sự bất lực của mọi người trước sự việc khủng khiếp này nhưng ai cũng biết câu trả lời".
"Tôi thường xuyên theo dõi vấn đề bạo lực học đường nhưng lần nào xem các clip đó tôi cũng thấy kinh sợ. Tôi kinh sợ vì thấy mức độ bạo lực trong trẻ em ngày càng gia tăng. Tôi khiếp hãi vì thấy một số đứa trẻ hả hê khi tung ra những đòn đánh cực kỳ hiểm ác vào thân thể non nớt của đứa trẻ nạn nhân và trút lên đầu nó những lời chửi rủa mạt sát khủng khiếp. Tôi hiểu vì sao những đứa trẻ nạn nhân có thể tìm đến cái chết, vì sao có đứa bị rối loạn tâm trí không thể phục hồi… Vì thế từ sáng đến giờ tôi không ngừng nghĩ đến hình ảnh cô giáo bị lũ trẻ vây hãm và hành hung, mạt sát với một nỗi lo lắng tột độ", TS Khuất Thu Hồng chia sẻ trên trang cá nhân.
TS Khuất Thu Hồng cho rằng, trẻ con không sinh ra với bạo lực. "Một số đứa trẻ bạo hành người khác vì học hỏi điều đó từ người lớn. Chúng chứng kiến cha mẹ hoặc hàng xóm của chúng bạo hành lẫn nhau hoặc chúng bị chính cha mẹ hoặc người lớn khác bạo hành. Tôi đã từng chứng kiến những ông chồng đánh vợ với những đòn tàn độc như đánh kẻ thù. Tôi cũng đã từng chứng kiến có ông bố đánh con như đánh rắn, ném con xuống giếng, tra tấn con bằng cách gí đầu thuốc lá đang cháy vào người nó. Tôi đã nghe có bà mẹ chửi con gái là "đồ đĩ", "sau này lớn lên chỉ có nằm ngửa ăn sẵn"… chỉ vì đứa bé mải chơi không làm việc nhà… Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế hay bạo lực tình dục giữa người lớn chính là nguồn cơn dẫn đến bạo lực của trẻ con đối với trẻ con và trẻ con đối với người lớn như những câu chuyện ở trên. Mức độ bạo lực giữa trẻ con phản ánh mức độ bạo lực giữa người lớn. Mức độ bạo lực của cả người lớn và trẻ con phản ánh mức độ suy đồi của đạo đức xã hội".
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam
Giáo viên xử phạt học sinh thì nhà trường đuổi việc, phụ huynh ý kiến, cả xã hội lên án. Vậy còn học sinh mất dạy, chửi bới, đánh đập giáo viên thì xử như thế nào cho đáng đây???
Trả lờiXóaThời thế Việt Nam bây giờ là học sinh đi dạy thầy cô, phụ huynh làm "thẩm phán" mỗi khi thầy cô chạm nhẹ vào cơ thể của con họ, nhưng vẫn muốn con họ thành người :))))
Trả lờiXóamỗi gia đình, mỗi cặp cha mẹ lại có một cách thức, phương pháp giáo dục con cái khác nhau, đều hướng tới một kết quả cuối cùng đó là con cái sẽ trở thành một người vừa có đức, vừa có tài, làm người có ích cho xã hội, nhưng giáo dục từ gia đình cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ trong đó
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVới bản thân là một giáo viên đã công tác hơn 20 năm. Tôi rất buồn và thất vọng khi xem đoạn clip ghi lại cảnh học sinh đánh giáo viên ở Tuyên Quang. Hành vi của các học sinh này đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn đến việc giáo dục con cái, đặc biệt là về ý thức tôn trọng thầy cô giáo. Nhà trường cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, đồng thời có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với học sinh.
Trả lờiXóaLúc đọc bài viết này tôi cảm nhận rõ được sự xót xa, bất lực và đau đớn của tác giả trước thực trạng về mức độ suy đồi của một bộ phận giới trẻ nói riêng trong xã hội hiện nay. Bạo lực cả lời nói lẫn hành động, từ đối tượng học sinh với nhau đến cả tác động lên giáo viên... Nếu tình trạng này tiếp diễn thử hỏi mọi chuyện sẽ đi xa đến đâu?
XóaThời của tôi dù có thế nào đi chăng nữa, dù có đứa hổ báo như nào thì cũng không bao giờ có hiện tượng mất dạy, hỗn láo với giáo viên như vậy. Thật kinh tởm. Giờ thì giáo viên dạy dỗ, có hình thức xử phạt học sinh thì nhà trường đuổi việc, phụ huynh ý kiến, cả xã hội lên án. Vậy còn học sinh mất dạy, chửi bới, đánh đập giáo viên như thế này thì xử sao cho đáng đây ???
Trả lờiXóađến cả giáo viên, mà chúng còn bâu lại để bắt nạt, dọa dẫm, coi không ra cái gì như này thì hỏi nếu đám học sinh này giở trò côn đồ đó với các học sinh khác thì sẽ như thế nào, vấn nạn bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở mức độ học sinh với nhau mà bây giờ còn bao gồm cả giáo viên nữa
Xóamỗi thời điểm, mỗi giai đoạn thì các môi trường, cơ sở giáo dục lại có những phương thức giáo dục học sinh riêng, phù hợp với thời điểm đó, bây giờ xã hội đã quá phát triển, kéo theo đó là những hệ lụy có thể gây ra liên quan đến tư duy và cách hành xử của học sinh trong các nhà trường, vì vậy phương pháp giáo dục của các nhà trường cũng cần có sự thay đổi hợp lý
XóaThực sự sốc luôn, các cháu còn quá nhỏ nhưng hành vi quá lớn. Cô giáo thì có thể hiểu là dạy lớp mà toàn học sinh cá biệt như này thì dễ nổi cáu, bức xúc, ức chế thì dễ nổi cáu, bức xúc cũng là tâm lý bình thường. Nhưng, các em, các cháu đã đạt đến đỉnh cao của sự "mất dạy". Không thể chấp nhận được!
Trả lờiXóaKhi mà quyền của một đứa trẻ được lạm dụng quá mức, thầy cô cũng không còn uy nghiêm trước mặt chúng nó do chúng được dư luận gia đình bảo vệ thái quá là điều dễ hiểu, cần có sự nhìn nhận đúng về việc bảo vệ con trẻ, chúng không ngây ngô như hàng chục năm trước đây đâu
Trả lờiXóaGiáo dục đúng là con dao hai lưỡi. Giáo dục đúng cách thì sản sinh ra nhiều thế hệ dựng xây đất nước, giáo dục yếu kém thì sản sinh ra nhiều thế hệ phá hoại đất nước. Trẻ con thời nay nhiều khi được chiều quá, chúng nó không nhận thức được mọi hành động đều phải trả giá, nhất là những hành vi sai trái
Trả lờiXóaHọc sinh phải biết sợ thầy cô giáo thì mới ngoan được, cũng giống như người dân trong xã hội phải biết sợ sai vì nếu vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý, chứ bố mẹ bênh con chằm chặp thầy cô chả dạy dỗ được, pháp luật thì chưa đủ tuổi nên không xử lý được, thành ra chúng quậy phá là đúng rồi
Xóanhững hình ảnh trong video clip không chỉ cho thấy những hành vi bạo lực, hỗn xược của đám học sinh kia, mà còn cho thấy chả hình ảnh bất lực, mềm yếu của cô giáo trong clip, chỉ biết cầm điện thoại để quay phim lại chứ không hề có một chút hành động phản kháng gì cả, thể hiện sự bất lực trong phương pháp giáo dục học sinh
XóaNhớ thỉnh thoảng tôi hay được mẹ mình kể cho những câu chuyện thời đi học ngày xưa, các thầy cô ngày ấy nghiêm và cũng dữ lắm, nhưng cấm mảy may có học sinh nào dám ăn nói láo toét, thậm chí lại rất yêu kính thầy cô là đằng khác. Trẻ con thời nay cứ hễ có tí chuyện là bố mẹ vác cả dao gậy đến trường, bảo sao con mình không nát.
Trả lờiXóaĐể sự việc này xảy ra và cách giải quyết của nhà trường là không chấp nhận được. Tôi có con học trường này thì sẽ cho chuyển ngay lập tức. Cứ tưởng tượng các bé học trong môi trường mà chửi thầy, đánh cô như vậy thì chắc chắn dù không tham gia thì nhân cách cũng dần trở lên méo mó.
Trả lờiXóaĐừng bao giờ dung túng hay bào chữa cho vi phạm này. Hãy nhìn xem, học sinh lớp 7 mà đã có những hành động như thế kia. Dù thế nào đi chăng nữa vẫn phải tôn trọng giáo viên. Đã là 1 học sinh đúng mực thì không bao giờ làm như thế.
Trả lờiXóaTôi đã rất hoảng khi xem 1 đoạn clip này, nên chắc chắn cô giáo hoảng loạn và ảnh hưởng tinh thần nghiêm trọng sau sự việc. Tôi không thể tưởng tượng nổi lại có nhiều học sinh hư đến vậy trong cùng 1 lớp. Gia đình, nhà trường và cả xã hội cần có các biện pháp thiết thực và ngay lập tức
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaMình mới đọc được một thông tin ở Đà Nẵng rằng có tổ chức đưa thanh niên hư đi tham quan trường giáo dưỡng. Mình rất ủng hộ mô hình này. Nên cho các em tham quan nhà tù luôn càng tốt, để biết môi trường như thế nào mà còn né ra. Chứ cứ để tình trạng như ở Tuyên Quang xảy ra nữa thì bó tay
Trả lờiXóaGiáo dục không quan trọng việc dạy chữ nghĩa mà làm cho con trẻ phát triển đồng đều, học giỏi mấy tôi không biết chứ cầm dép đập vào mặt giáo viên thì chẳng nên chứa chấp loại học sinh đó nữa, có nằm mơ tôi cũng không nghĩ có ngày nhìn thấy cảnh tượng đau buồn này của giáo dục nước nhà
Trả lờiXóabây giờ làm nghề giáo viên bạc thật đấy, thật sự là mất hết niềm tin với thế hệ bây giờ, khó dạy bảo vô cùng, cũng do cách giáo dục của gia đình mà nhiều đứa bây giờ láo toét, mất dạy vô cùng, nhưng được hỏi lại bảo cháu ở nhà ngoan lắm.
Trả lờiXóa