Vụ việc ở Tuyên Quang và thủ phạm thầm lặng.
Chắc hẳn bất cứ người lớn nào có lương tri đều thấy phẫn nộ khi xem clip học sinh chốt cửa lớp, chửi bới, mạt sát cô giáo, đến mức cô phải ngất xỉu.
Nhưng mấy người để ý đến chiếc điện thoại, một vật vô tri chỉ đứng đó quan sát và lặng lẽ phát tán đến hàng triệu người ngay và luôn ?
Mình dù xót xa nhưng không bất ngờ, vì những hậu quả thế này là một chuyện đã được cảnh báo từ rất lâu, kiểu gì cũng xảy ra, chỉ là khi nào và mức độ khủng khiếp ra sao mà thôi.
Cách đây gần chục năm khi tham gia những hoạt động khuyến đọc đưa sách đến trẻ em mình đã thường xuyên thấy sách cô độc thế nào khi đối diện với ti vi, điện thoại.
Nhất là khi làm giáo viên, tiếp xúc hàng ngày với học sinh, mình càng hiểu sâu về gốc rễ những bất ổn của giáo dục có sự đóng góp đắc lực từ chiếc điện thoại, từ những clip bậy bạ, nhảm nhí, tục tĩu nhan nhản trên tiktok, youtube ... Đây chính là một kẻ sát nhân thầm lặng, giấu mặt.
Ai cho con trẻ dùng điện thoại từ bé ? Bố mẹ.
Ai mua điện thoại cho học sinh ? Bố mẹ.
Ai cho học sinh dùng điện thoại ở trường ?
Câu hỏi này khó vì không có chủ trương thống nhất, trường cấm, trường cho tự do.
Ngay cả trường có cấm thì không ai khám cặp sách của từng học sinh để thu được, và học sinh thì thiếu gì chỗ giấu để dùng lén lút.
Tóm lại đã cho trẻ dùng điện thoại thì việc cấm ở trường là vô cùng khó. Mình trực tiếp nhiều năm cấm tiệt việc dùng điện thoại của học sinh trong lớp thì thấy chỉ có thể làm được việc này nếu có 2 điều kiện: sự thống nhất về chủ trương trong trường và sự tâm huyết, làm đến cùng của giáo viên.
Tóm lại, gốc rễ câu chuyện đau lòng này phần nhiều đến từ gia đình với sự dễ dãi cho trẻ dùng điện thoại từ sớm, từ xã hội với những clip bậy bạ, xàm xí nhan nhản hút triệu view.
Còn nhà trường, thầy cô ?
Chúng tôi không làm được gì nhiều đâu bố mẹ, xã hội ạ. Những đứa trẻ đã lớn, chúng to cao, khỏe mạnh hơn thầy cô. Lại được tiếp xúc hàng ngày với những thứ độc hại từ khắp nơi trên thế giới, chúng trở nên hung hãn, khó kiểm soát vô cùng.
Để dễ hình dung, có thể so sánh bố mẹ đã trao cho chúng một loại "thuốc phiện" là chiếc điện thoại - cần phải vạch mặt, chỉ tên chính xác như thế - và yêu cầu chúng tôi "cai" cho chúng, chỉ được dùng khi cho phép, khác gì bảo người nghiện chỉ dùng ma túy khi được phép.
Câu chuyện có xôn xao thế nào rồi cũng sẽ trôi đi, hàng nghìn học sinh sẽ xem clip và quan sát cách ứng xử của người lớn chúng ta thế nào. Điều quan trọng là vạch rõ nguyên nhân và mỗi người cần có giải pháp cho mình để những việc như vậy không lặp lại nữa, vì chính con em chúng ta đều sẽ đến lứa tuổi nổi loạn này.
Đến trường học, giờ ra chơi mà trẻ túm tụm lại bên chiếc điện thoại thì không còn gì để nói - theo ngôn ngữ của teen gọi là Hết cứu, nói vậy cho nhanh.
Bài chép của anh Ha Dinh Luc
Chưa cần biết giáo viên có như nào nhưng đã là thầy cô của mình thì "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", là trên mình một bậc, thế mới có câu thầy cô là người mẹ thứ 2 thì mình phải dành sự tôn trọng nhất định. Nói chứ cái loại coi thường giáo viên thì đúng là k làm được trò gì nên hồn, đến cả bố mẹ nó chưa chắc đã dạy được, đừng đổ thừa cho giáo viên
Trả lờiXóaTừ lúc đi học chỉ mong giáo viên nghiêm khắc để bản thân nề nếp, chỉnh đốn, sống có kỷ luật. Giờ khác, cno học hay không chính chúng nó còn k quan trọng thì cho nghỉ luôn đi, cho gia đình đỡ tốn chi phí, trường đỡ đi 1 thành phần toxic. Tiền đóng học phí chỉ học kiến thức, học cả lễ nghĩa giáo điều, học không thành công cũng phải thành nhân, k làm trí óc thì làm lao động, nhưng cốt phải có nhân cách. Chứ cái loại vừa k có tài vừa k có đức thì vứt, nhiều người muốn mà không được đi học!
Trả lờiXóaVấn đề về sử dụng điện thoại di động vẫn là một vấn đề nhức nhối trong hầu hết các gia đình có con cái đang tầm tuổi "lông nhông" như này, không có điện thoại thì không biết liên lạc kiểu gì, mà cho dùng thì chỉ sợ chúng lợi dụng để làm những việc xấu, ảnh hưởng đến bản thân và xã hội
XóaĐúng là phải công nhận yếu tố lan truyền vụ việc đi xa đến mức này cũng là do chúng ta đang lạm dụng quá nhiều vào cái điện thoại. Chỉ cần thêm một nút like, một nút share, một bình luận thôi là vụ việc đã đến tai bao nhiêu người rồi. Mồm năm miệng mười của xã hội, chẳng ai lường trước được điều gì cả
Trả lờiXóaCho nó dùng điện thoại để nghe gọi thì làm gì mà cần đến chiếc smartphone bạn nhỉ, như hàng xóm nhà tôi cho con dùng điện thoại xong, suốt ngày thấy nó xem tiktok với mấy kênh người lớn chứ tác dụng nghe gọi được mấy đâu, miệng nói toàn ngôn ngữ người lớn, chửi bậy cũng có, trend nào cũng bắt, hỏng hỏng
XóaĐám học sinh vẫn còn đeo khăn quàng đỏ, mới học còn chưa xong cấp 2, vậy mà đã dám bao vây xung quanh cô giáo, doạ nạt cô như vậy, còn tung những lời lẽ tục tĩu bậy bạ, chĩa thẳng máy quay vào cô giáo, liệu có xứng đáng với hình ảnh của chiếc khăn quàng đỏ không ?
XóaNhìn đám học sinh này có lẽ hầu như là học sinh dân tộc thiểu số, một phần là do giáo dục từ gia đình chưa đẩy đủ, kéo theo là môi trường sống và học tập chưa phát triển, vậy trường học là một trong những môi trường giáo dục chất lượng, đạt chuẩn mực nhất để định hướng tư duy và hành vi cho học sinh
XóaGiờ nhiều phụ huynh chiều con mình quá. Nhiều đứa trẻ con mới cấp 1 nứt mắt ra đã có điện thoại riêng, mà toàn là loại cảm ứng xịn xò nhé. Đứa nào đứa nấy cứ nhăm nhăm cái điện thoại lướt tiktok với chơi game, chả thấy học được cái gì lời hay ý đẹp. Hỏng cả một thế hệ
Trả lờiXóaThấy có thông tin nói rằng cô giáo này đã báo cáo với nhà trường nhưng không giải quyết được, đành phải lấy điện thoại quay lại để có bằng chứng, một nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến vụ hành hung này là do thấy bị quay nên đám học sinh mới cố tình tấn công giáo viên
XóaCông nhận, bây giờ trẻ con sử dụng mạng xã hội quá tràn lan, không có sự kiểm soát của cha mẹ. Việc kiểm duyệt trên các nền tảng đó cũng rất hạn chế, nhiều nội dung xấu độc như mấy idol giang hồ mạng,, đặc biệt trên nền tảng tiktok. Hỏng cả một thế hệ mầm non
XóaCó thể thấy, vụ việc này là một biểu hiện của tình trạng bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam cả về số lượng càng gia tăng và độ tuổi ngày càng nhỏ. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu là sự bao bọc thái quá của các bậc cha mệ cùng với sự tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh tràn lan trên mạng xã hội ngày càng tăng. Cần thiết phải có biện pháp xử lý cho vấn đề này
Trả lờiXóanhững người lớn như chúng ta đôi khi còn không thể thoát khỏi những cám dỗ của chiếc điện thoại, huống chi là lũ trẻ. Thậm chí bọn trẻ còn không biết chọn lọc thông tin mà chúng tiếp xúc, vì vậy rất dễ tiếp xúc với những hình ảnh bạo lực, tục tĩu, văn hóa phẩm đồi trụy,... ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và cách cư xử của trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ đang phát triển về mặt tư duy
Trả lờiXóaĐể có được nhưng hành động có sự bàn bạc dàn dựng trước như trong clip thì các cháu phải có một quá trình nạp nhận thức vào trong đầu, và phương tiện hỗ trợ làm điều đó chắc chắc là smartphone với mạng xã hội, tuy là gián tiếp nhưng lại là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự việc đáng buồn
Trả lờiXóaCác hội nhóm trên mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bạo lực học đường, cũng như lan truyền các tệ nạn xã hội đến với lứa tuổi học sinh làm đầu độc thế hệ trẻ của nước nhà, cần phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như cơ quan chức năng trong việc quản lý con trẻ
Xóa