Cuteo@
Vụ việc học sinh lớp 12 N.A.T tại Nam Định bị đánh hội đồng dẫn đến tử vong là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội về vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng.
Có lẽ không cần phải nói nhiều, bằng cách đọc báo mạng, hẳn chúng ta sẽ thấy tình trạng bạo lực học đường diễn ra khá phổ biến, ở mọi cấp học, từ tiểu học đến trung học phổ thông, diễn ra cả trong và ngoài trường học.
Đọc báo hàng ngày dễ dàng thấy có rất nhiều vụ bạo lực học đường. Chẳng hạn như vụ "Học sinh lớp 7 ở Hà Nội bị đánh hội đồng vì mâu thuẫn nhỏ", vụ "Nữ sinh lớp 8 ở Thanh Hóa bị bạn học đánh, quay clip tung lên mạng" hay vụ "Học sinh lớp 9 ở TP.HCM bị bạn học dùng dao đâm trọng thương"...
Theo thống kê, mỗi năm có hàng nghìn vụ bạo lực học đường xảy ra trên cả nước. Các vụ việc ngày càng nghiêm trọng, từ xô xát, đánh nhau đến hành hung tập thể, thậm chí dẫn đến tử vong như trường hợp học sinh lớp 12 N.A.T tại Nam Định.
Về hình thức, các vụ bạo lực học đường rất đa dạng, từ xô xát, đánh nhau đến hành hung tập thể, thậm chí dẫn đến tử vong. Có thể là bạo lực thể chất, như đánh đập, ném đồ vật, tát, đá, đâm chém; cũng có thể là bạo lực ngôn ngữ, như chửi mắng, miệt thị, xúc phạm... và cũng có khi là bạo lực mạng, như tung tin đồn nhảm, quay clip đánh nhau, sỉ nhục trên mạng xã hội...
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, trong đó có cả những nguyên nhân rất "ất ơ", "không đáng" cho đến những mâu thuẫn cá nhân vì ghen tuông, hay bất đồng ý kiến trong việc học đòi theo phim ảnh... cộng thêm thiếu kỹ năng sống, khả năng kiềm chế cảm xúc kém. Đó mới chỉ là nguyên nhân tự thân từ phía các em học sinh.
Ở khía cạnh khác, nguyên dẫn đến bạo lực học đường còn xuất phát từ phía cha mẹ, phụ huynh học sinh, và thậm chí là xuất phát từ cách quản lý, dạy dỗ, giáo dục đạo đức ứng xử từ ngay trong nhà trường.
Hậu quả của bạo lực học đường cũng rất phức tạp. Có thể gây tổn thương về thể xác và tinh thần cho nạn nhân, ảnh hưởng đến học tập và tương lai của học sinh và tạo ra những bất ổn cho môi trường giáo dục.
Từ trước đến nay, một cách cảm tính, hầu như tất cả các vụ bạo lực học đường xảy ra, chúng ta thường vội vã đổ tội cho nền giáo dục, cho nhà trường, cho thầy cô giáo. Cách nhìn quy chụp ấy chỉ đúng một phần, nhưng rất khó thay đổi. Bởi trên thực tế nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường có nhiều hơn từ môi trường giáo dục, đặc biệt là trong điều kiện mạng xã hội đang ngày càng trở thành sân chơi, môi trường học tập, tương tác của các em học sinh.
Theo ý kiến cá nhân, để có thể ngăn chặn, dẹp bỏ được nạn bạo lực học đường, cần đến sự chung tay của toàn xã hội. Trước tiên là nâng cao vai trò của gia đình, bao gồm cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Tôi tin rằng, sự quan tâm giáo dục con cái về đạo đức, văn hóa ứng xử và kỹ năng sống cho con cái, hay một gia đình hạnh phúc, ấm áp... sẽ là yếu tố cơ bản làm giảm đi bạo lực học đường.
Đối với nhà trường, ngoài việc giáo dục kiến thức phổ thông, có lẽ cần chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh. Có thể có môn học riêng và cũng có thể được lồng ghép trong các môn học khác, hoặc tạo ra các diễn đàn, sân chơi trên thực tế, thậm chí là trên mạng xã hội để lôi kéo các học sinh tham gia.
Với các cơ quan chức năng, nên có biện pháp, hình thức xử lý nghiêm minh các hành vi bạo lực học đường. Trong vụ cô giáo âm nhạc ở Tuyên Quang vừa qua, việc kỷ luật cô giáo mà không buộc các em học sinh biết nói lời xin lỗi các thầy cô là một thiếu sót nghiêm trọng.
Sẽ là thiếu khuyết nếu không nhắc đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trao đổi thông tin, cùng ngồi lại tìm ra giải pháp tối ưu và tạo ra sự đồng thuận trong xử lý sẽ là một kết quả hợp lý, tâm phục, khẩu phục cho các học sinh vi phạm. Chính sự kết hợp ấy sẽ góp phần chủ yếu tạo ra môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh. Và cũng chính sự phối hợp ấy là chung tay đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường.
Cuối cùng, xin nhắc lại, bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình và nhà trường cần có sự chung tay một cách nghiêm túc, trách nhiệm, có thể đẩy lùi vấn nạn này, để bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai.
đúng vậy, tôi vẫn đang thắc mắc vụ của giáo viên và học sinh ở Tuyên Quang, vì sao chỉ xử lí cô giáo kia bằng việc chuyển công tác, rồi để yên cho lũ học trò phá đám kia vậy ? không có một lời xin lỗi nào được đề nghị, có vẻ như họ đã quá coi trọng việc giáo dục từ trường lớp mà quên mất rằng gia đình và môi trường sống cũng có thể giáo dục các em thành một con người khác, đâu phải riêng lỗi từ nhà trường
Trả lờiXóanhiều vụ việc học sinh xảy ra xích mích với nhau chỉ vì những nguyên nhân "dở hơi, trớ trêu", cơ bản là do việc thiếu văn hoá ứng xử nơi trường lớp, tuổi mới lớn hay có lòng tự trọng cao, động một tí là dễ bị kích động, dẫn đến những hậu quả không đáng có, thậm chí là xảy ra nhiều ở các học sinh nữ
Trả lờiXóaGiới trẻ ngày nay bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội nhiều quá. Giờ chúng nó cứ lên mạng xem đủ thứ linh tinh rồi học theo vì xem nhiều nên cứ dần dần ngấm vào đầu. Nhiều vụ trẻ con làm những việc vi phạm pháp luật xong rồi ân hận, sợ hãi vì lúc đó mới nhận thức được vấn đề. Đúng là quá thương tâm
Trả lờiXóaQuan điểm của tôi là những vụ việc xảy ra cần được xử lý nghiêm, đuổi học nhưng học sinh gây ra sự việc đồng thời thông tin nội bộ trong ngành giáo dục và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đám học trò cũng sẽ đọc được như mình và chúng nó sẽ biết sợ, vì động tay cái là mất ngay tương lai.
Trả lờiXóaThật đau lòng khi chứng kiến những vụ bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây. Đây là một vấn nạn đáng báo động, cần được giải quyết một cách triệt để. Đây là một tình trạng cần phải được xử lý một cách nghiêm túc, mong rằng vấn đề bạo lực học đường sẽ được kiểm soát và giảm bớt
Trả lờiXóaĐây là vấn đề nhức nhối không chỉ của riêng Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới. Cần có biện pháp quản lý mạnh mẽ từ nhà trường và gia đình để đảm bảo an toàn cho học sinh. Hy vọng rằng cộng đồng sẽ đồng lòng chung tay giải quyết vấn nạn này.
Trả lờiXóaCác nạn nhân của bạo lực học đường thường là những học sinh nhút nhát, ít hòa đồng, hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Họ thường bị bạn bè bắt nạt, đánh đập, sỉ nhục, thậm chí là xâm hại. Những hành vi này gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần cho các nạn nhân.
Trả lờiXóaLại là bạo lực học đường, vấn nạn này chưa bao giờ chấm dứt nhỉ ? Cần phải có biện pháp để chấm dứt vấn đề này. Bọn trẻ con thì thiếu hiểu biết là đúng rồi, nhưng cũng có thể là do môi trường, hoàn cảnh sống, cũng như phương pháp giáo dục chưa đúng đã định hình và dẫn đến tình trạng như trên. Để giải quyết vấn đề trên, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là cần thiết
Trả lờiXóaMột đứa trẻ sinh ra không bao giờ biết câu kết với nhau để đánh một người khác rồi cầm máy quay phim gửi lên mạng cả, phải trải qua quá trình chúng được tiếp xúc nhiều lần với những hoạt động đó thì dần mới hình thành ý định được, nói đến đây chúng ta thấy ngay trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ thiếu để ý đến con cái khi chúng tiếp xúc mạng internet
Trả lờiXóa