Bộ Ngoại giao nhiều lần nêu rõ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 20/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
"Như đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai", bà Phạm Thu Hằng cho biết.
"Mọi hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ giữa các quốc gia là hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam", bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Nguồn: Trà Khánh/ (VTC News)
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hy vọng sẽ đẩy mạnh phát thanh tuyên truyền trên biển về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam , để cho những người trên những con tàu lạ nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam được nghe thường xuyên và biết đến chủ quyền, từ đó nhận thức được Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
Trả lờiXóaĐúng là Việt Nam chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lí và bằng chứng lịch sử để chứng minh hai quần đảo này là của Việt Nam. Điều này cũng đã được quốc tế thừa nhận, chỉ có Trung Quốc là vẫn cố chấp vì lòng tham quá lớn. Việt Nam cần tranh thủ nhiều hơn nữa sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để nhấn mạnh vấn đề này nhiều hơn, để nhiều nước hơn nữa biết đến sự thật này
Trả lờiXóaCách khẳng định chủ quyền vủa Việt Nam khi được báo chí dư luận phỏng vấn rất là khôn ngoan và khéo léo, cũng động vào điều mà Trung Quốc rất ngại, đó chính là quốc tế hóa các vấn đề khu vực, có thể trong ngắn hạn Trung Quốc có thể cố chấp giữ được các đảo nhưng về lâu dài chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để giành lại chủ quyền.
XóaChủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, đó là điều thiêng liêng không thể chối cãi. Trung Quốc ỷ mình là nước lớn, không hề chấp hành các điều ước quốc tế, tranh chấp chủ quyền với hầu hết các quốc gia láng giềng kể cả trên đất lẫn trên biển. Nhưng chúng ta không vì thế mà chịu thua, sự thật vẫn luôn là sự thật
Trả lờiXóabọn "rận chủ" mấy ngày nay còn rêu rao cái gì mà đến ngày kỉ niệm 5 năm Việt Nam đi kiện với quốc tế về quần đảo Hoàng Sa, rồi hết thời hạn kiện nên đã mất quần đảo Hoàng Sa, phủi phui mồm chúng nó đi, ăn nói linh tinh, Việt Nam vẫn luôn giữ vững được từng tấc đất, tấc đảo của Tổ quốc nhé
Trả lờiXóaViệc Trung Quốc đánh chiếm biển đảo, không chỉ của Việt Nam mà hầu hết các nước láng giềng, gây ra bức xúc cho toàn khu vực, nhưng vì tương quan lực lượng giữa hai nước quá chênh lệch mà vẫn chưa làm gì được chúng, nhưng với phương pháp quốc tế hóa các vấn đề khu vực thì Việt Nam sẽ tận dụng triệt để sự đồng tình ủng hộ nhiều nước, làm gia tăng đáng kể sức ép
Trả lờiXóaMột phát ngôn được đề cập nhiều lần, dần dà sẽ đi vào nhận thức của các quốc gia trên thế giới, có thế ngày hôm nay phát ngôn của bộ ngoại giao chưa làm gì được các hành động xâm lấn trái phép của Trung Quốc, nhưng về lâu dài thì chưa chắc, khi quốc tế cùng hiểu là Trung Quốc đang vi phạm trên biển thì cách ứng xử sẽ khác
Trả lờiXóa