Chia sẻ

Tre Làng

Vụ đề thi Ngữ văn lớp 8 phản cảm: Nên nhìn nhận vấn đề như thế nào?

Khoai@

Trên mạng đang lan truyền hình ảnh một Đề thi Ngữ văn lớp 8 được cho là của Đào tạo huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, có nội dung phản cảm, tạo ra những phê phán khá gay gắt. 

Hiện chưa rõ "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn lớp 8 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp sử dụng ngữ liệu "Sao chưa mời tôi ăn?" được cho là phản cảm, thiếu tính giáo dục" có thật hay không. Nếu là thật, thì xin có mấy lời.

Không phải ngẫu nhiên mà người dùng mạng phản ứng gay gắt. Đọc đề thi ta thấy, ngữ liệu đề cập đến hành vi "đi đại tiện" một cách trực tiếp, thiếu tế nhị, không phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 8. Trong nội dung của đề thi này, có sử dụng từ ngữ dung tục, thiếu văn minh như "lù lù", "đống phân". Đây là những gì mà ai đọc qua cũng thấy.

Đề thi Ngữ văn lớp 8 sử dụng ngữ liệu "Sao chưa mời tôi ăn" xuất phát từ truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện cười dân gian vốn có nhiều dạng thức, trong đó có những câu chuyện mang tính trào phúng, châm biếm những thói hư tật xấu của con người.

Nhìn nhận một cách khách quan, nội dung đề thi không hoàn toàn sai trái về mặt ngữ liệu. Tuy nhiên, việc sử dụng ngữ liệu này trong đề thi học sinh lớp 8 lại là một vấn đề cần xem xét.

Trong ngữ liệu của đề thi, nội dung câu chuyện mang tính trào phúng nhưng thiếu ý nghĩa giáo dục, hướng học sinh đến những giá trị tiêu cực như tham lam, lừa dối. 

Việc sử dụng ngữ liệu trong đề thi không được cân nhắc kỹ lưỡng về tính phù hợp với lứa tuổi học sinh, mục đích giáo dục và chuẩn mực văn hóa. Thay vì sử dụng ngữ liệu "Sao chưa mời tôi ăn", đề thi có thể sử dụng những ngữ liệu khác phù hợp hơn với lứa tuổi học sinh, ví dụ như những câu chuyện mang tính giáo dục về đạo đức, nhân cách con người.

Có thể thấy, ban ra đề và duyệt đề thiếu chuyên nghiệp, chưa đảm bảo chất lượng đề thi, làm ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức của học sinh về ngôn ngữ, văn hóa và đạo đức. Bên cạnh đó, đề thi được lan truyền rộng rãi, thì dù ít hay nhiều, cũng tạo ra tâm lý hoang mang cho phụ huynh và dư luận về chất lượng giáo dục.

Theo tôi, nếu đề thì trên là thật thì trước tiên cần kiểm điểm trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan trong việc ra đề, duyệt đề và sử dụng đề thi. Cũng không cần đao to búa lớn tới mức áp dụng hình thức kỷ luật thích đáng để răn đe và nâng cao ý thức trách nhiệm. Nhưng việc tút kinh nghiệm là cần thiết và vừa đủ.

Để tránh tình trạng này tái diễn, cần cải thiện quy trình ra đề. Theo đó, rà soát, bổ sung quy trình thẩm định đề thi, đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan và phù hợp với quy định. Ngoài ra, tăng cường tập huấn cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng ra đề, lựa chọn ngữ liệu phù hợp.

Qua đọc báo và mạng xã hội được biết, vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận và có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, tránh những ý kiến cực đoan, quy chụp hay thiếu tính xây dựng. Việc phê bình cần đi kèm với những giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Vụ việc đề thi Ngữ văn lớp 8 có nội dung phản cảm là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho ngành giáo dục, mà trực tiếp là các thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng. Đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn ngữ liệu cho đề thi, đảm bảo tính phù hợp với lứa tuổi học sinh và mục đích giáo dục, nhằm hướng tới tính đúng đắn và thống nhất trong nhận thức của các nhà giáo. Tránh hiện tượng mạnh ai nấy làm như hiện nay.

4 nhận xét:

  1. Văn học là nhân học. Đường đường là một bài thi học kỳ của một huyện mà lại ra đề đọc hiểu cho học sinh như vậy, không biết ngụ ý của người ra đề là như thế nào nhưng mà cá nhân tôi thấy đề này phản cảm, thiếu văn minh và không phù hợp khi được đưa vào dùng như một đề thi. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười rất nhiều tại sao họ lại chọn truyện này chứ?

    Trả lờiXóa
  2. Vụ việc này đã cho thấy sự thiếu cẩn trọng của những người ra đề thi. Họ đã không cân nhắc kỹ lưỡng nội dung và ngữ liệu của đề thi, dẫn đến việc sử dụng những từ ngữ, câu chữ không phù hợp. Điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý học sinh, đồng thời làm giảm uy tín của ngành giáo dục

    Trả lờiXóa
  3. không hiểu bộ phận kiểm tra, xét duyệt đề thi, hội đồng ra đề của nhà trường tại sao đọc lại không thấy có vấn đề gì mà vẫn cho học sinh thi nhỉ, từ ngữ dân gian trào phúng châm biếm chỉ hợp lý khi đối tượng là người lớn, mà nên sử dụng trong các cuộc nói chuyện để thêm phần gây cười và đặc sắc mà thôi, không phù hợp với đối tượng là trẻ em chút nào!

    Trả lờiXóa
  4. Những "tai nạn" ra đề thi như thế này không phải là chưa từng xảy ra. Nhưng có vẻ vụ việc lần này hơi phản cảm quá mức. Muốn ra một đề thi đảm bảo yêu cầu và chất lượng thì bản thân người ra đề phải là người nắm vững kiến thức. Theo tôi, bên cạnh việc phê bình thì cũng cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho những người chịu trách nhiệm ra đề

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog