Khoai@
Quy định cấm tuyệt đối người lái xe khi có nồng độ cồn là một biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm nguy cơ tai nạn. Dưới đây là một số lý do mà Bộ Công an có thể đề xuất quy định này:
1.Đặc thù của giao thông và văn hóa tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam.
Giao thông ở Việt Nam có những đặc thù riêng, với mật độ phương tiện cao, hệ thống đường sá phức tạp và tình hình an toàn giao thông không đảm bảo như một số quốc gia khác. Trong khi đó, giao thông trên đường tại Việt Nam đòi hỏi tài xế phải duy trì sự tỉnh táo và sự phản xạ nhanh hơn rất nhiều lần nếu tình huống bất ngờ xảy ra. Do vậy, việc duy trì nồng độ cồn bằng 0 giúp đảm bảo tài xế luôn ở trạng thái tỉnh táo, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn do thiếu quan sát hoặc phản xạ.
2.Tình trạng tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ rượu, bia cao. Sự ảnh hưởng của việc sử dụng cồn khi lái xe đến tai nạn giao thông, gây rối trật tự công cộng và các tội ác khác là phổ biến.
Kết quả khảo sát cho thấy, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ rượu, bia thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới. Bộ Công an cho rằng, tỷ lệ này "đáng báo động". Hơn 50% vụ án giết người; gây rối trật tự công cộng; hiếp dâm; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội trước khi gây án có sử dụng rượu bia. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn giúp bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội.
3.Nguy cơ tai nạn và tác hại của cồn khi lái xe.
Các nghiên cứu cho thấy lái xe dưới tác động của cồn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Nồng độ cồn có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe, tăng thời gian phản xạ và làm giảm sự tập trung.
4.Thách thức với ý thức tham gia giao thông
Ý thức tham gia giao thông của một số người dân có thể không tốt, với tình trạng vi phạm quy tắc và thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi kiểm tra. Quy định cấm tuyệt đối có thể là biện pháp cứng rắn để đảm bảo tuân thủ và giảm nguy cơ vi phạm.
5.Nguy cơ sử dụng cồn gây nghiện.
Sử dụng cồn có thể dẫn đến tình trạng ghiền và mất khả năng kiểm soát. Quy định cấm tuyệt đối sau khi sử dụng cồn giúp tránh được trường hợp lái xe trong tình trạng thiếu tỉnh táo và nguy cơ gây tai nạn.
6. Phù hợp với Luật phòng chống tác hại của rượu, bia.
Bộ Công an cũng nhấn mạnh, quy định cấm người lái xe sau khi sử dụng rượu, bia (trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn) đã được quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Luật không cấm uống rượu, bia mà chỉ cấm uống rượu, bia sau đó lái xe.
Với những lý do trên, việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe được đề xuất nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giữ gìn trật tự xã hội trong bối cảnh đặc thù của giao thông và văn hóa tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam.
Cá nhân tôi ủng hộ đề xuất của Bộ Công an vì trước hết và chủ yếu là để bảo vệ an toàn giao thông. Lái xe sau khi sử dụng rượu bia là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Cấm tuyệt đối nồng độ cồn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông.
vấn đề này thì chắc 100% số đại biểu sẽ đồng ý thôi, bất cập suốt trong thời gian qua mà cần phải có những quy định cụ thể và chặt chẽ để có thể dễ dàng đưa vào áp dụng và quản lý, tham gia giao thông là phải tuyệt đối an toàn, không ai khác có thể chịu trách nhiệm cho sự an toàn của mình đâu
Trả lờiXóachị em phụ nữ thì rất ủng hộ quy định này, mà thậm chí là nhiều đàn ông cũng sẽ ủng hộ thôi, không thể nào mà uống rượu rồi lái xe gây ra mất an toàn cho người đi đường như vậy được, những quy định này cần được đưa vào áp dụng càng sớm càng tốt
Trả lờiXóaQUy định này thực sự hiệu quả thể hiện qua việc kiên quyết xử lý vi phạm nồng độ cồn được đđánh giá cao trong dịp tết nguyên dân vừa qua. Quản lý, bảo đảm trật tự an ninh, đảm bảo an toàn xã hội trong dịp tết, nhất là tình trạng uống rượu lái xe được giảm hẳn, từ đó góp phần làm giảm tai nạn giao thông
Trả lờiXóaViệc sử dụng rượu bia ở nước mình vẫn còn quá lạm dụng, tình trạng ép uống, uống với số lượng lớn vẫn còn diễn ra, việc đưa nồng độ cồn về 0 có lẽ sẽ chấm dứt được tình trạng này, chúng ta bây giờ chỉ nâng ly chạm nhau rồi ngồi nói chuyện bình thường, uống đôi giọt thì vài tiếng sau là hết, người luôn được giữ tỉnh táo, có khi thế lại hay
Trả lờiXóatôi thấy đúng là cần phải cân nhắc nội dung cấm Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Một trong những lý do là "quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương
Trả lờiXóaĐã uống rượu thì có mấy ai giới hạn được nồng độ cồn phù hợp. Nếu nới lỏng thì lại trở về như trước đây. Nói không phù hợp văn hoá là không chính xác. Pháp luật nghiêm minh để thay đổi thói quen, văn hoá theo hướng tốt hơn. Hiện tại xử lý nghiêm minh đã thay đổi tích cực văn hoá và hạn chế TNGT. Chính phủ cần tiếp tục phát huy
XóaThực tế, người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống. Nhiều vụ tai nạn làm chết và bị thương nhiều người có nguyên nhân từ tài xế vi phạm nồng độ cồn. Sau thời gian quyết liệt kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn vừa qua, tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia đã giảm đáng kể.
Trả lờiXóaTôi không đồng tình với ý kiến cấm uống rượu bia khi tham gia giao thông là "quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam". Bởi vì văn hóa, phong tục và tập quán một bộ phận người dân nhưng ảnh hưởng đến xã hội, cộng đồng và tính mạng của người dân thì cần phải xóa bỏ. Đừng nên bao biện cho cái xấu, cái hủ lậu.
Trả lờiXóaVì một xã hội lành mạnh, cấm hẳn đi. Tôi là người cũng thường xuyên sử dụng rượu bia nhưng tôi ủng hộ cấm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tôi thấy từ khi có quy định cấm uống rượu bia là tai nạn ở tỉnh tôi giảm hẳn, đặc biệt là những dịp lễ tết. An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà.
Trả lờiXóanghiên cứu đặt một mức nồng độ cồn tối đa cho phép là điều hoàn toàn hợp lý về mặt khoa học, tránh xảy ra trường hợp không uống rượu bia nhưng đo vẫn lên, vẫn bị xử lý, đồng thời vẫn đảm bảo xử lý được tình trạng điều khiển phương tiện khi đã uống bia rượu
XóaCần có qui định cụ thể là nồng độ cồn cho phép ở ngưỡng bao nhiêu là hợp pháp. Chứ chỉ cần có 1 tí tẹo nồng độ cồn cho phép mà vẫn phải bị phạt là phi lý và cứng nhắc quá ! Nhiều người vừa uống thuốc họ nước hay thuốc tiêu chảy dạng nước...cũng có nồng độ cồn đấy những nó không đến nổi làm cho con người mất tỉnh táo khi lái xe.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ đã uống rượu vs bia thì ko nên lái xe. Nhưng tôi cũng ủng hộ mức ngưỡng cho phép đối với 1 người tĩnh táo. Vì có những chất lên men, hoặc dùng thuốc hoặc đêm trước nhậu qua ngày hôm sau mới lái xe...cần nghiêm cứu đến biểu hiện hành vi(Có những bài test), nếu ko đạt sẽ xử phạt
Trả lờiXóaTôi ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn. Lái xe mà uống tí rượu bia, nhất là buổi trưa thấy rất buồn ngủ, chỉ lơ là 1 chút là gây tai nạn. Cấm tuyệt đối thì thôi không uống hẳn luôn, chứ chỉ cấm nồng độ cao là lại có cớ mời nhau, ép rượu. Rồi khi uống có ai tự đo nồng độ trong người mình đâu.
XóaTệ nạn bia rượu tràn lan không những hủy hoại sức khoẻ, tính mạng con người mà còn làm tha hoá xã hội, tan nát không biết bao nhiêu gia đình chỉ vì những người nghiện rượu. Tôi mơ đến một ngày nào đó xã hội không còn thứ văn hoá bia rượu. Tuy nhiên nếu đã là quy định thì nên có cơ sở khoa học
Trả lờiXóarượu bia nhiều cũng có hay ho gì đâu, nhiều người chẳng thích dính dáng gì đến rượu bia, nhưng mà cái "văn hóa" uống rượu bia ở nước ta cứ muốn ép mọi người phải uống bằng được vậy. Ghét nhất là cái kiểu mời rượu rồi cứ chèn thêm mấy câu: Chú không nể anh, Bạn khinh tôi à các thứ, người đâu mặt dày
Trả lờiXóanói là "văn hóa rượu bia" thì cũng không phải bởi vì từ lúc nào mà rượu bia lại là thứ tốt đẹp đáng tự hào, đáng duy trì để trở thành văn hóa của một đất nước, một dân tộc cơ chứ. Thấy nhà nhà người người suốt ngày tụ tập trong các quán nhậu, rồi nhìn năng suất lao động và kỷ luật lao động của dân ta bị nước ngoài đánh giá thấp mà buồn thay
Trả lờiXóaThôi cứ cấm hẳn rượu bia khi tham gia giao thông đi, để hạn chế đi cái tình trạng ép uống đáng ghét của dân nhậu. Chú không nể anh à - Em nể anh nhưng máy thổi nồng độ thì không. Giảm đi rượu bia thì dân ta mới tập trung vào công việc, năng suất lao động và kỷ luật lao động mới tăng được, như thế đất nước mới sớm phát triển được
Trả lờiXóaTôi thấy việc làm chặt chẽ vấn đề cấm uống rượu bia khi lái xe là rất hợp lí, là chính sách phù hợp với tình hình thực tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân, người tham gia giao thông. Nhìn thực tế đi, từ ngày áp đặt lệnh này số lượng tai nạn thực sự đã giảm đi đáng kể
Trả lờiXóaquy định nghiêm cấm uống rượu bia khi lái xe là đúng ! Đã lái xe thì phải tỉnh táo, không khéo thì lại gây ảnh hưởng tới bản thân người lái cũng như sự an toàn của những người giao thông khác. Bên cạnh đó, động thái này cũng giúp cho dân ta tránh xa tệ nạn bia rượu, gìn giữ được sức khoẻ bản thân.
Trả lờiXóaVới một người đang xem việc uống rượu bia là thói quen gặp gỡ thì rất khó chấp nhận khi nồng độ cồn bằng không, tuy nhiên khi họ coi rượu bia là thứ không cần thiết, thì việc áp dụng là bình thường, nên áp dụng cơ chê này để hinh thành văn hóa nói không với rượu bia
Trả lờiXóa