Chia sẻ

Tre Làng

Dạy tiếng Trung: Chuyện bình thường và những âm mưu đen tối

Khoai@

Cảnh giác với những xuyên tạc về quyết định phê duyệt sách giáo khoa môn tiếng Trung của Bộ GD&ĐT

Vào hôm 1/12/2023, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ban hành quyết định phê duyệt sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Việc ban hành quyết định nói trên là hoàn toàn bình thường, tuy nhên, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc về nội dung quyết định này.



Trước hết, việc đưa tiếng Trung vào giảng dạy là bình thường. Việc ban hành danh mục SGK, trong đó có SGK môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục SGK các môn ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trước đó, vào năm 2022, Bộ GD&ĐT cũng đã phê duyệt SGK tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp lớp 3 và việc phê duyệt SGK tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 cũng nằm trong kế hoạch chung, không có gì bất thường. Rất lạ là cùng một quyết định duyệt SGK tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp thì không thấy đối tượng nào kêu ca, nhưng quyết định duyệt SGK tiếng Trung thì họ lại nhảy vào xuyên tạc, doạ dẫm, kích động người dân chống đối?

Ở khía cạnh giáo dục, việc dạy ngoại ngữ ở cấp tiểu học giúp học sinh có nền tảng để phát triển năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy và mở rộng cơ hội học tập, hội nhập quốc tế.

Thứ hai, việc xuyên tạc, bình luận tiêu cực về quyết định của Bộ GD&ĐT là vô căn cứ. Một số thông tin xuyên tạc cho rằng việc đưa tiếng Trung vào giảng dạy là "bỏ tiếng Anh", "nô lệ Trung Quốc" là hoàn toàn sai trái và vô căn cứ. 

Tôi dám khẳng định những người viết và tán phát thông tin xấu độc này không hề có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho luận điệu của họ, rằng với quyết định về SGK tiếng Trung nói trên, Bộ GD&ĐT đã chính thức "bỏ tiếng Anh", và thực hành làm "nô lệ Trung Quốc"...

Thứ ba, về bản chất, đây là âm mưu đen tối của các thế lực thù địch chống phá nhà nước Việt Nam nhằm gieo rắc mối hoài nghi trong nhân dân, làm giảm niềm tin của người dân với đảng, nhà nước và các bộ ngành. Qua đó, kích động thái độ "bài Trung", "thoát Hán", kích động những hoạt động chống phá. Mục đích cuối cùng của họ là phá hoại đường lối ngoại giao, gây bất ổn xã hội, làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Việc lựa chọn ngoại ngữ nói chung, tiếng Trung nói riêng vào giảng dạy trong bậc học phổ thông hay trong các trường đại học là nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiển nhiên, học tiếng Trung không đồng nghĩa với việc "bỏ tiếng Anh" hay "nô lệ Trung Quốc". Việc đưa tiếng Trung vào chương trình chính là tạo thêm lựa chọn cho học sinh.

Tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới, được sử dụng bởi hơn 1,3 tỷ người. Tiếng Trung cũng là công cụ giao tiếp rộng rãi ngay với cả các nước lớn như Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức. Mặt khác, Trung Quốc là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam và củ nhiều cường quốc trên thế giới. Do vậy, việc học tiếng Trung sẽ giúp học sinh có thêm cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cũng như có thêm công cụ để hiểu biết về nền văn hoá của nước này. 

Trên thực tế, những kẻ xuyên tạc quyết định của Bộ GD&ĐT chính là những kẻ phân biệt chủng tộc, chứa đựng trong tâm khảm thứ tâm lý nhược tiểu chứ chẳng phải là yêu nước hay bảo vệ dân tộc gì ở đây cả. Dạy tiếng Anh, tiếng Trung hay ngoại ngữ nào khác đều bình đẳng như nhau, đều xuất phát từ đặc điểm địa chính trị cũng như nhu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, của dân tộc. Điều này sẽ tuyệt đối đúng ngay cả dưới góc nhìn bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội.

Cuối cùng, việc đưa tiếng Trung vào giảng dạy là quyết định đúng đắn của Bộ GD&ĐT. Cần ủng hộ quyết định này và cảnh giác với những xuyên tạc, kích động của những kẻ theo chủ nghĩa bài Hoa, chia rẽ mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng cần cảnh giác với những thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực trên mạng xã hội và chỉ nên tiếp cận thông tin từ những nguồn chính thống, tin cậy để có cái nhìn khách quan và đúng đắn.

24 nhận xét:

  1. vấn đề phổ cập tiếng trung hay không từ trước đến giờ vẫn là vấn đề khá nhạy cảm vì nó liên quan đến tình hình chính trị giữa hai nước, nhưng theo bản thân tôi thì chắc chắn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải có sự cân nhắc, xem xét, xin ý kiến từ rất nhiều nơi rồi thì mới đưa ra quyết định này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. giáo dục ngoại ngữ là một vấn đề không hề đơn giản, nó ẩn chứa rất nhiều hoạt động và ý nghĩa đằng sau công tác giảng dạy ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, vì vậy những quyết định này mà bị làm sai lệch hoặc xuyên tạc thì rất nguy hiểm

      Xóa
  2. Giờ giới trẻ cũng nhiều người thích học tiếng trung với lại có nhu cầu học tiếng trung cao, vì cơ hội nghề nghiệp với lĩnh vực này thực sự đang rất rộng mở. Thời buổi cạnh tranh như thế này có được một công việc tốt với mức lương hấp dẫn thì chắc chắn ai cũng sẽ muốn thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. học tiếng trung là một chuyên, đưa môn tiếng trung vào chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục nó lại là một chuyện khác, không dễ dàng gì để ban hành được một bộ sách giáo khoa dạy tiếng Trung của Nhà xuất bản Giáo dục, vì vậy cần xem xét và cân nhắc kĩ lưỡng

      Xóa
  3. Riêng mấy ông có mấy cái phát ngôn hô hào như trên kia thì thực sự một là không có não, hai là không có não nên bị lợi dụng, ba là mấy thằng phản động nhảy vào chọc ngoáy. Nếu là người bình thường thì đúng thật là nhìn nhận vấn đề quá thiển cận, chưa nghĩ đủ sâu đủ xa

    Trả lờiXóa
  4. Vấn đề dạy và học tiếng Trung hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ đã và đang tích cực trau dồi kiến thức ngoại ngữ, đbiet là tiếng Trung và có được cơ hội việc làm đầy triển vọng. Chỉ là do mấy tên 3/ 3 sọc chọc ngoáy khiến cho vấn đề này trở nên nhạy cảm mà thôi

    Trả lờiXóa
  5. Để đưa ra quyết định dạy và học tiếng Trung trong chương trình học tại Việt Nam thì các bộ ban ngành, mà chủ chốt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Được biết tiếng Trung là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 trên thế giới, mà xét thấy trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay thì việc biết tiếng Trung là một lợi thế lớn rồi

    Trả lờiXóa
  6. Tôi nghĩ người tiếp nhận thông tin cần đưa ra cái nhìn thật khách quan và đúng đắn. Cần cảnh giác hơn với những thông tin, luận điệu xuyên tạc, bình luận tiêu cực về vấn đề này trên mạng xã hội bởi vẫn có nhiều kẻ lợi dụng thông tin này để chia rẽ mối quan hệ hữu nghị giữu Việt Nam và Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  7. những bình luận lệch lạc này gây tâm lý hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực tới chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa và nỗ lực dạy, học môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông. theo tôi cần đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xử lý hành vi sai phạm trên.

    Trả lờiXóa
  8. Bây giờ cho con học tiếng Trung là trễ đó các bạn.Cách đây 10 năm ông anh họ nhà tôi hướng con học tiếng Trung và giờ đây công việc của cháu nhiều người mơ ước.Có điều kiện cho con học từ 2 ngoại ngữ trở lên bởi tương lai sẽ có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm việc.

    Trả lờiXóa
  9. Không phải ai cũng hiểu và biết, Bộ Giáo dục đào tạo cần phải giải thích cho họ hiểu
    Thực tế thì 2006 đã có tiếng Trung rồi, Nhưng không ai học, chỉ chọn tiếng Anh, Mới đây lại bỏ Môn tiếng Anh không phải là môn bắt buộc thi THPT, nhiều người không tìm hiểu kỹ lại đọc những thông tin xuyên tạc nữa

    Trả lờiXóa
  10. theo tôi, các bài viết, bình luận cố tình xuyên tạc về sách giáo khoa tiếng trung đã ảnh hưởng tiêu cực tới chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa; nỗ lực dạy và học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông và gây tâm lý hoang mang trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi thấy đây là việc hết sức bình thường.Tiếng Trung là một trong số các ngoại ngữ được giảng dạy trong các nhà trường, cũng giống như tiếng Anh, Nhật, Nga, Hàn, Pháp...
    Học sinh có quyền lựa chọn ngoại ngữ để học. Mà đã học thì phải biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình sử dụng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đơn giản vậy chứ có gì đâu mà gào lên là đồng hoá hay Bắc thuộc.Phê duyệt giáo trình hoà toàn khác với bắt buộc học Tiếng Trung trong toàn bộ nhà trường lớp 3, lớp 4. Mà trong quyết định của Bộ giáo dục, có phê duyệt cả giáo trình tiếng Anh đấy!Có gì bất thường đâu!

      Xóa
  12. Thế kỷ 21, mà vẫn có thành phần có tư duy rằng học thêm tiếng Trung là bị thuần hoá và mất nước. Thế sao tiếng Anh học mấy chục năm rồi mà chưa thấy mấy nước phương Tây qua chụp hình, lăn tay, cấp thẻ xanh định cư đồng hoá cho anh chị thế? Các vị bớt ảo tưởng và bớt nghe mấy kẻ lưu vong, bán nước xuyên tạc đi.

    Trả lờiXóa
  13. Tiếng Trung hay tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật... cũng là một ngoại ngữ được phê duyệt vào giảng dạy cho đối tượng học sinh phù hợp theo chương trình chung mà thôi. Học thêm một ngoại ngữ thì có thêm cơ hội kiếm việc làm, đi làm ăn, du lịch mà không cần phiên dịch thế thôi có sao mà phải nhảy dựng là sao?

    Trả lờiXóa
  14. Trước đây thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt sách giáo khoa tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp lớp 3 để sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, còn nay là tiếng Trung thì có gì phải bàn cãi? mà lại xuất hiện các thông tin xuyên tạc, bình luận tiêu cực, lệch lạc về nội dung quyết định này

    Trả lờiXóa
  15. Theo tôi được biết thì, quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa là hoạt động bình thường, theo đúng kế hoạch thẩm định, phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn ngoại ngữ trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tiếng trung chỉ là một môn ngoại ngữ học sinh có quyền tự chon học hay k

    Trả lờiXóa
  16. Nhiều kẻ buôn cười thật, học tiếng Trung là Bắc thuộc, Tàu thuộc, thế thì học tiếng Anh là Mỹ thuộc, học tiếng Nhật là Nhật thuộc, tiếng Hàn là Hàn thuộc à? Vậy chắc ý các vị là ko học tiếng gì hết, chỉ học tiếng Việt, đóng cửa lại ko giao lưu giao tiếp với nước nào hêt cho khỏi Thuộc

    Trả lờiXóa
  17. Tôi nghĩ học tiếng nào cũng được. Đặc biệt Trung Quốc là hàng xóm láng giềng với nước ta, qua lại nhiều. Vì vậy, biết thêm một ngôn ngữ để biết thêm một đất nước, văn hóa của nước họ. từ đó ta có thể hiểu, dễ tương tác và phòng chống hiểm hoạ nếu nó tính dời hàng rào. Lợi chứ có hại đâu

    Trả lờiXóa
  18. Học tiếng Trung thì càng tốt để cho ta phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các em ở miền bắc, nơi trực tiếp tiếp giáp với Trung Quốc. Bởi Trung Quốc giờ cũng là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới còn gì. Quy luật lịch sử từ trước tới nay thứ nào biết thích nghi thì sẽ tồn tại và phát triển, Việt Nam cũng không ngoại lệ

    Trả lờiXóa
  19. Quan Nguyen22:14 22/2/24

    Cá nhân tôi thấy chỉ có đám phản động muốn lợi dụng việc ghét Trung Quốc của một bộ phận người dân mình để lôi kéo họ phản đối việc sử dụng sách giáo khoa có tiếng Trung Quốc, từ đó đả kích chính quyền theo mục đích riêng, còn phần đông người Việt không có phản ứng gì tiêu cực, ngoài tiếng Trung ra còn nhiều ngôn ngữ được phê duyệt, thoải mái cho phụ huynh, con em lựa chọn.

    Trả lờiXóa
  20. Một quốc gia muốn phát triển thì rào cản đầu tiên chính là ngôn ngữ phải được dỡ bỏ, cách dỡ bỏ tốt nhất là phổ cập nhiều loại ngôn ngữ trong chương trình học phổ thông, như vậy khi học sinh học lên cao có sẵn vốn ngoại ngữ, có thể tùy ý chọn công việc có liên quan đến nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  21. Ngoài tiếng Trung thì còn rất nhiều ngôn ngữ được đưa vào chương trình học nhằm tại nhiều lựa chọn cho người học để tính toán nhiều mong muốn sau này, tiếng Trung cũng là bình thường thôi, nhưng qua cách nhìn của những kẻ bất bình thường lại trở thành vấn đề nóng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog