Ong Bắp Cày
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào ngày 18/2/2024 trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn khiến 3 người tử vong và 3 ô tô hư hỏng nặng. Sau khi vụ việc xảy ra, nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân vụ tai nạn đã được đưa ra.
Việc xuất hiện các ý kiến trái chiều về nguyên nhân vụ tai nạn là hoàn toàn bình thường, bởi mỗi người có góc nhìn khác nhau. Nhưng nếu lợi dụng vụ tại nạn này để đổ lỗi hoàn toàn cho thiết kế con đường và tẩy trắng hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của lái xe thì không đúng.
Một Fbker viết rằng, "Tài xế lái vượt ẩu trên đường cao tốc chỉ 1 làn đường cho mỗi chiều như kiểu đường to cầu nhỏ tài xế không quan sát thì xe nhảy xuống sông thôi, cần xem lại khâu thiết kế chứ tương lai chắc ko chỉ 1 vụ này đâu, cao tốc mà". Bỏ qua lỗi diễn đạt thì đây là nhận xét phiến diện, một chiều với lý luận kiểu "Hai con dê cùng qua một chiếc cầu". Chắc qua nhận xét này Fbker nói trên muốn đổ lỗi cho con đường.
Trong vụ tai nạn thảm khốc trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn vừa qua, chỉ cần xemc clip thì bất kể ai cũng có thể nhận ra, lỗi thuộc về người lái chiếc xe con. Tuy nhiên, một số người đã không nhìn nhận như vậy, mà quay sang đổ lỗi cho tại người thiết kế tuyến đường này. Họ tỏ vẻ ngạc nhiên vì cao tốc lại chỉ có 2 làn xe, và rằng đường hẹp lại không có dải phân cách cứng... Họ ám chỉ điều gì, nhắm vào cơ quan nào... thì hẳn các anh chị đã biết.
Đọc báo và các bài viết trên mạng xã hội, cũng như trực tiếp xem clip, đại đa số độc giả đều khẳng định lỗi do tài xế xe con. Bởi theo quy định chỉ khi đảm bảo an toàn thì xe sau mới được vượt xe trước về phía bên trái.
Theo đó, tài xế xe con đã vượt sai luật, vượt ẩu, không làm chủ tốc độ, không chú ý quan sát vạch kẻ đường, và đã vượt bên phải.
TS. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) phân tích, clip cho thấy cú va chạm giữa xe container và ô tô con màu trắng là nguyên nhân vụ tai nạn. Theo đó, dù đến đoạn đường hẹp bị hạn chế tốc độ và chỉ có một làn xe nhưng ô tô con màu trắng đã vượt lên từ bên phải dẫn đến va quệt với đầu xe container và văng ra phía trước. Đúng lúc đó xe tải đi ngược chiều lao đến và thảm họa đã xảy ra.
Liên quan đến vụ việc, một số người cho rằng Cao tốc Cam Lộ - La Sơn thiết kế sai và đó là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn nói trên. Cá nhân tôi không đồng tình với quan điểm này, đành rằng, đường hẹp thì dễ xảy ra tai nạn hơn đường rộng.
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được thiết kế toàn tuyến không có dải phân cách cứng, mỗi chiều có 2 làn xe, 1 làn chạy tốc độ tối đa 80km/h và làn còn lại là khẩn cấp. Vì thiết kế toàn tuyến như thế nên biển cấm vượt trải dài hầu như suốt tuyến.
Để đáp ứng nhu cầu vượt thì cứ khoảng 2~3km sẽ được thiết kế phình ra mỗi chiều 3 làn và ngăn cách 2 chiều bằng giải phân cách cứng. Đoạn này kéo dài tầm 1km. Xe nào muốn vượt thì tới đoạn này tranh thủ vượt, xe nào không vượt thì cứ chạy bình thường thôi.
Trên thực tế, biển báo chỗ cho vượt rất nhiều, to và dày đặc đến nỗi cứ mỗi 500m có 1 cái to đùng báo rằng cách 2km - 1,5km - 1km rồi 500m sẽ là đoạn phình ra cho vượt.
Thậm chí, khi tới đoạn phình ra lại có biển báo đoạn này dài bao nhiêu mét, gần hết đoạn đấy lại có biển báo rộng mấy chục m2 báo là đã hết chỗ cho vượt.
Như vậy, tài xế chỉ cần biết đọc là hiểu khi nào phải nhẹ chân ga, trở về làn đường chính. Tôi lái xe qua tuyến này nhiều lần không thấy nguy hiểm gì cả, rất thoải mái.
Nhiều ý kiến thắc mắc vì sao làm cao tốc hẹp vậy?
Lý giải một số tuyến cao tốc được thiết kế hai làn hoặc bốn làn hạn chế, không khác với quốc lộ, tỉnh lộ, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết theo quy hoạch đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 5.000 km đường cao tốc và cần nguồn vốn 813.000 tỷ đồng.
Thực tế, giai đoạn 2010-2020 ngân sách mới bố trí 395.000 tỷ đồng, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 thêm khoảng 178.000 tỷ đồng. Do ngân sách hạn chế, một số dự án cao tốc đã và đang được phân kỳ đầu tư, đến giai đoạn hoàn chỉnh sẽ đảm bảo quy mô theo đúng quy hoạch.
Như vậy, đường hẹp là do kinh phí cung cấp cho giai đoạn này chỉ có vậy. Để hoàn thiện thì phải chờ kinh phí của giai đoạn sau.
Tuy nhiên, để giúp lái xe an toàn qua đoạn hẹp, cơ quan chức năng đã cắm biển báo, biển chỉ dẫn cùng kẻ đường rất lớn, dầy đặc và chi tiết. Chỉ cần lái xe tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông thì chắc chắn không có tai nạn xảy ra.
Xem đi xem lại clip vụ việc, tôi nghĩ, tài xế xe con chắc chắn đã biết sắp hết đoạn phình ra, nghĩa là đến đoạn không được vượt. Nên anh đã tăng tốc vượt ẩu, chen cắt vào đầu xe tải nên mới gây tai nạn.
Những phân tích trên đây chỉ là nhận định của cá nhân qua xem clip và đọc các bài viết trên báo chí cũng như mạng xã hội. Những kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai nạn sẽ thuộc về cơ quan điều tra có chuyên môn sâu.
đường là một chuyện, vậy vì sao những phương tiện giao thông khác vẫn chấp hành tốt và tham gia giao thông an toàn, mà lại chỉ có chiếc xe ô tô này xảy ra tai nạn, ý thức của người điều khiển phương tiện vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tại nạn thảm khốc này
Trả lờiXóađường cao tốc làm như vậy thì đúng là vẫn chưa thể đạt yêu cầu, không có giải phân cách cứng mà chỉ có vạch phân làn, đoạn đường lúc trước vẫn đảm bảo nhưng tự nhiên đoạn này lại thu hẹp, giảm làn đường và không có giải phân cách cứng, rất dễ gây ra tai nạn cho các phương tiện lưu thông ngược chiều nhau
Trả lờiXóaXem đi xem lại clip thì đều thấy nguyên nhân tai nạn là do lái xe ẩu, cố tình vượt bên phải của xem container nên mới xảy ra vụ việc thương tâm như vậy. Thế mới nói việc có hiểu biết và chấp hành nghiêm túc luật giao thông đường bộ là cực kì quan trọng, vì không phải ảnh hưởng mỗi bản thân mà còn vì mạng sống của rất nhiều người khác nữa
Trả lờiXóalỗi do cả yếu tố khách quan và chủ quan thôi. Việc khách quan là đường hẹp thì thực sự không thể chối cãi và không thay đổi được, còn việc chủ quan là tài xế vượt ẩu thì rõ ràng có thể thay đổi được mà. Tham gia giao thông nhanh một giây chậm cả đời, đã cầm vào tay lái mà còn ham hơn thua thì trách ai dc
Trả lờiXóaTôi thấy ở cao tốc các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đã được kiểm tra, đánh giá và khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, trên tuyến có các điểm trước dải phân cách từ bốn làn về hai làn còn bất cập, các cơ quan cần nghiên cứu có giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế tai nạn.
Trả lờiXóaTất cả nguyên nhân tai nạn đều do CON NGƯỜI chứ không phải do CON ĐƯỜNG vì phương tiện va chạm nhau là do người điều khiển chứ không phải do nó tự chuyển động, tấm hình minh họa trong bài viết đã chứng minh điều đó, mọi người phải nên chủ ý khi tham gia giao thông
Trả lờiXóaGiả sử trên đoạn đường cong , đường hẹp, khuất tầm nhìn không có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm nhưng lái xe có ý thức sẽ điều khiển xe sao cho an toàn nhất. Nếu nói tai nạn xảy ra do đường thiết kế không hợp lý, thiếu cảnh báo an toàn thì sao vẫn có tai nạn giữa tàu hỏa và phương tiện khác mặc dù tại điểm giao cắt vẫn đầy đủ mọi cảnh báo?
Trả lờiXóaĐã là cao tốc thì phải có quy chuẩn biển báo, tốc độ, chứ lại còn tính đến yếu tố ý thức thì làm gì còn quy chuẩn. Chẳng nhẽ trên biển báo lại có yêu cầu ý thức 80/100 à. Chuyện nào ra chuyện đó, lớ ngớ đi bộ sai đèn tín hiệu bị tông không những không được đền bù còn bị phạt và đền bù cho chủ xe.
Trả lờiXóaXem video vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn thì tôi thấy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lái xe con. Có lẽ tài xế thấy đường chuẩn bị ko được vượt nữa mà vít ga nhanh nhất có thể để vượt. Việc đi ẩu thì đường có rộng có đẹp mấy cũng tai nạn, tôi nghĩ nguyên nhân chính là do lái xe, chứ không phải như nhiều bạn nói là do cơ sở hạ tầng
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaPha tạt đầu xe container thần thánh ấy đến trời cũng không độ nổi. Đừng nhanh 1 giây, 2 phút mà chậm cả đời các bác tài ạ. Đau xót cho những người đã thuơng vong và người ở lại trong những ngày đầy xuân năm mới. Nhanh 1 phút để rồi chậm cả đời
Trả lờiXóaĐúng là xem clip mấy lần mà lần nào cũng giật mình thon thót bác ạ. Cả 3 xe đi trên cao tốc xe nào cũng đang đi tốc độ rất nhanh, vậy nên mọi thứ mới trở nên nghiêm trọng như thế khi xảy ra va chạm. Đã đi đường là phải hết sức cẩn thận, vì tính mạng của bản thân và của những người khác nữa
XóaViệc xuất hiện các ý kiến trái chiều về nguyên nhân vụ tai nạn là hoàn toàn bình thường, bởi mỗi người có góc nhìn khác nhau. Nhưng nếu lợi dụng vụ tại nạn này để đổ lỗi hoàn toàn cho thiết kế con đường và tẩy trắng hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của lái xe thì không đúng. Xác định nguyên nhân dẫn đến vụ việc này thì phải đợi kết quả của cơ quan điều tra.
Trả lờiXóaNguyên nhân nếu mà để xem xét thì nhiều vô số kể, cả nguyên nhân khách quan là do đường đi cũng như nguyên nhân chủ quan là do tài xế. Khách quan ở đây có thể nói đến rằng là do thiết kế của đường là hẹp quá, tuy nhiên cũng không thể không trách tài xế đã có hành vi vi phạm luật giao thông. Việc này là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả người dân về việc lái xe an toàn, đúng quy định
Trả lờiXóaĐể nâng cao an toàn giao thông, năng lực khai thác dự án thành phần đầu tư đoạn Cam Lộ - La Sơn, Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải cho phép điều chỉnh vạch sơn phân làn giữa dải lề gia cố với làn đường xe chạy từ vạch sơn nét liền thành vạch sơn nét đứt.
Trả lờiXóa