Chia sẻ

Tre Làng

Sự cần thiết của việc xử lý vi phạm nồng độ cồn và những xuyên tạc

Cuteo@

Thời gian qua, việc Bộ Công an đẩy mạnh xử lý vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến ủng hộ, vẫn còn tồn tại một số quan điểm trái chiều, thậm chí xuyên tạc thông tin về vấn đề này.

Thực tế cho thấy, tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả thương tâm. Theo thống kê, trong số các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, vi phạm nồng độ cồn luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát phương tiện, dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân người lái xe và những người tham gia giao thông khác.

Do đó, việc xử lý vi phạm nồng độ cồn là hoàn toàn cần thiết nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho cộng đồng. Đây là biện pháp để răn đe, giáo dục người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành luật, đồng thời bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.

Tuy nhiên, đã xuất hiện những luận điệu sai trái, xuyên tạc về việc các CSGT xử lý việc vi phạm nồng độ cồn. Lợi dụng tâm lý bất mãn của một số người bị xử phạt, các đối tượng xấu đã tung tin sai lệch, xuyên tạc quy định về nồng độ cồn. Một số luận điệu thường gặp như: Cấm nồng độ cồn tuyệt đối là vì lợi ích của lực lượng chức năng, không phải vì an toàn giao thông; việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn là "mỏ vàng" thu tiền của người dân; và rằng cần nói lỏng....

Tuy nhiên, những luận điệu này hoàn toàn thiếu cơ sở và không đúng sự thật. Quy định nồng độ cồn 0 milligram/100ml máu hoặc 0 milligram/lít khí thở được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

Việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn được thực hiện công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật. Mục đích chính là để giáo dục, răn đe, đảm bảo an toàn giao thông chứ không phải nhằm thu tiền.

Trên thực tế, việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã mang lại lợi ích cho cả xã hội, vì nhân dân chứ không phải vì lợi ích riêng lẻ của CSGT và tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đó là quy định tại Khoản 5 điều 4 Thông tư 153 (tháng 12/2013) và cho đến nay không có Thông tư nào thay thế.

Do vậy, dư luận lo ngại, việc tăng mức xử phạt tiền khi người điều khiển phương tiện uống rượu bia sẽ tạo nguồn thu lớn cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông là không đúng, không có cơ sở.

Theo tôi việc thực thi luật pháp cần sự đồng lòng và chung tay của tất cả mọi người. Thay vì chỉ trích, phản đối, mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia và chấp hành luật giao thông một cách nghiêm túc. Bên cạnh đó, cũng cần cần trọng trước những thông tin sai lệch, xuyên tạc được lan truyền trên mạng xã hội. Hãy tiếp cận thông tin từ những nguồn chính thống, đáng tin cậy để có cái nhìn khách quan và đúng đắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog