Khoai@
Vụ tại nạn giao thông do vượt ẩu trên cao tốc đang làm nóng dư luận, thấy anh em dân chủ cuội hả hê đổi lỗi rồi chửi rủa chính phủ. Lạ lùng là ngay cả báo chí, cơ quan được coi là làm công tác tuyên truyền cũng ăn bả địch, quay lại nêu bóng cho anh em dân chủ cuội đập.
Tôi đọc nhiều báo, nhiều bài viết trên mạng với các ý kiến trái chiều và thấy, lỗi trực tiếp gây ra vụ tai nạn thương tâm nói trên, khiến 3 người trong một gia đình tử vong là do tài xế. Anh này lái rất ẩu, thiếu quan sát, không tôn trọng biển báo giao thông.
Lỗi thuộc về lái xe thì chắc không phải bàn cãi, nhưng rất nhiều người, kể cả nhà báo lại lờ đi lỗi của người điều khiển phương tiện, mà quay sang chỉ trích đường hẹp với giọng điệu bỉ bôi, kiểu "Cao tốc gì mà 2 làn" hay "cao tốc mà giới hạn chạy 80km/h".... dù không trực tiếp quy kết nguyên nhân vụ tai nạn là do nhà nước, nhưng những gì họ ca thán thì rõ ràng lỗi tại chính phủ, vì "đã làm cao tốc bất chấp mọi thứ". Một anh nêu vấn đề, vài anh a dua, và thế là dân tình bắt đầu bị dắt mũi, đổi lỗi cho chính phủ. Nói thẳng ra, đây là những luận điệu tấn công, hạ bệ chính phủ bằng chiến thuật "mượn gió bẻ măng".
Chuyện cao tốc 2 làn không hiếm trên thế giới, Mỹ, Nhật, Canada hay Đức đều có. Hầu hết những cao tốc 2 làn đó đều có biển báo, vạch kẻ đường, biển hướng dẫn như cao tốc Cam Lộ - La Sơn, chỉ khác nhau là tai nạn ít xảy ra mà thôi.
Lưu ý rằng các cao tốc 2 làn ở Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc hay Canada là được làm từ rất lâu. Lý do họ làm cao tốc 2 làn thì có nhiều, nhưng trong đó có lý do về kinh phí. Khi kinh phí được cấp hạn chế thì đương nhiên chủ đầu tư phải phân kỳ, tức chia giai đoạn ra để làm. Giai đoạn đầu làm 2 làn, sau này có kinh phí sẽ làm tiếp 2 hoặc 4 hay 6 làn nữa cho đến khi hoàn thiện.
Đó là những nước giàu. Còn Việt Nam thì khỏi nói. Khi chúng ta chưa giàu, thì phân kỳ làm cao tốc là tất yếu. Không ai đợi cho đủ tiền mới làm cả thể trong khi nhu câu vẩn tải, di chuyển của người dân là bức thiết. Cao tốc Cam Lộ - La Sơn được hình thành vì lý do này.
Những người goc phím chửi chính phủ Việt Nam nên hiểu, mô hình đó như nước Mỹ, Canada, Đức... họ giàu có còn phải làm 2 làn, đợi khi có điều kiện mới làm tiếp, thì một nước mới thoát nghèo như Việt Nam tại sao lại muốn một bước lên tiên?
Nhà quản lý đã tính toàn chu đáo, rằng khi mới chỉ có 2 làn thì họ sẽ phải quản lý nhằm giảm thiểu tai nạn bằng cách, trang bị nhiều biển báo giới hạn tốc độ, nhiều biển chỉ dẫn, vạch kẻ đường để phân làn và báo cho lái xe biết chỗ nào thì vượt, chỗ nào cấm vượt, chỗ nào sắp đến chỗ phải giảm tốc... Tóm lại, nhà quan lý đã cảnh báo, làm tất cả mọi thứ để giảm thiểu tai nạn. Nhưng rất tiếc, lái xe đã phớt lờ những cảnh báo, hướng dẫn đó nên tai nạn đã xảy ra.
Đặt giả thiết lái xe tuân thủ hướng dẫn, biển báo, giới hạn tốc độ thì tai nạn có xảy ra không?
Hỏi tức đã trả lời.
Do đó, theo tôi, vấn đề không phải ở con đường có 2 hay 10 làn mà chính ở ý thức của người tham gia giao thông. Đường có đến 20 làn mà ý thức người lái xe kém thì tai nạn vẫn xảy ra chứ đừng nói 2 làn.
Do đó, theo tôi, vấn đề không phải ở con đường có 2 hay 10 làn mà chính ở ý thức của người tham gia giao thông. Đường có đến 20 làn mà ý thức người lái xe kém thì tai nạn vẫn xảy ra chứ đừng nói 2 làn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét