Chia sẻ

Tre Làng

Quy định về Cảnh sát giao thông hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông

Thông tư số 32/2023/TT-BCA đã quy định cụ thể hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Ngày 7/3, trên cổng TTĐT Bộ Công an, Bộ này đã giải đáp câu hỏi của một người dân về vấn đề Cảnh sát giao thông hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông.

Nội dung câu hỏi như sau: "Tôi được biết Thông tư số 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định việc Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông. Bộ Công an cho tôi hỏi, quy định như vậy khiến tôi lo lắng về việc sẽ có đối tượng xấu mạo danh lực lượng Cảnh sát giao thông để xử phạt nhằm chiếm đoạt tài sản, Bộ Công an cho tôi biết cụ thể dấu hiệu nhận biết chính xác hoặc được quyền yêu cầu giấy tờ gì đối với lực lượng Cảnh sát giao thông để đảm bảo tôi đang được đúng lực lượng chức năng xử lý vi phạm?".

Về vấn đề này , Bộ Công an cho biết, Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Trong đó, Điều 11 đã quy định cụ thể hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang của lực lượng Cảnh sát giao thông, như: các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

Theo đó, nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kip thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

Nguồn: Tuệ Minh/Người Đưa tin

5 nhận xét:

  1. Thiết nghĩ, việc CSGT ứng dụng "hóa trang" trong khi thi hành nhiệm vụ là một hành động cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự cũng như đối với công tác giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Sở dĩ vì, vẫn còn tồn tại một số trường hợp vi phạm luật giao thông khi không có CSGT ở đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bây giờ lực lượng công an cũng có nhiều tổ nhóm mặc quần áo dân sự, đi ngoài đường như người dân bình thường, rồi quan sát thấy có hành vi vượt đèn đỏ phát là cứ thế phóng theo rồi chặn đường, giơ thẻ ra và tịch thu phương tiện thôi, những hành vi vi phạm đó thì không thể nào chối cãi được nữa rồi

      Xóa
  2. Theo tôi thì hóa trang là rất cần thiết, bởi văn hóa tham gia giao thông của đã số người Việt ta phải thừa nhận là khá kém, bình thường cứ nhởn nhơ vi phạm pháp luật, đến lúc thấy cảnh sát giao thông mới chột dạ mà tuân thủ luật giao thông. Nếu không có sự hóa trang thì làm sao bắt được những đối tượng đó, bởi họ chỉ đi đúng luật khi thấy cảnh sát giao thông thôi, còn không thì họ đi như không não vậy

    Trả lờiXóa
  3. Tôi rất đồng tình với công tác hóa trang khi xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông. Một bộ phận người dân khi nghe thông tin có Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ trên đường thì họ luôn có ý thức chấp hành một cách chống chế. Nhưng khi áp dụng việc hóa trang khi xử lý vi phạm sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông của người dân

    Trả lờiXóa
  4. nếu hoá trang thì chắc chắn là lực lượng cảnh sát giao thông sẽ phát hiện và xử lí được nhiều vụ việc vi phạm quy định giao thông hơn, nhiều người đi đường nếu thấy có công an thì mới đi nghiêm túc, không là vượt đèn đỏ thẳng tay luôn, hành vi trốn tránh qua mắt này có thể xảy đến hậu quả khôn lường

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog