Tính chính danh của ông Volodymyr Zelensky với tư cách là Tổng thống Ukraine đã trở thành vấn đề được dư luận quan tâm khi ông chính thức kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước vào ngày 20/5.
Theo kế hoạch ban đầu, một cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra tại Ukraine vào ngày 31/3/2024. Tuy nhiên, vào tháng 12/2023, người đứng đầu Kiev cho biết nước này sẽ không tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử nào cho đến khi giai đoạn thiết quân luật kết thúc.
Chính phủ Kiev thiết lập tình trạng thiết quân luật kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2/2022 và đã được Quốc hội nước này gia hạn nhiều lần.
Đầu năm nay, ông Zelensky nhắc lại việc không thể tổ chức các cuộc bầu cử do tình hình chiến sự và các lệnh huy động nhập ngũ trên toàn quốc. Vào thứ Tư tuần trước, các nhà lập pháp đã phải gia hạn thêm tình trạng khẩn cấp thêm ba tháng.
Hôm thứ Hai, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin TASS, Người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev cho rằng ông Zelensky đang cố gắng duy trì quyền lực bằng việc trì hoãn tổ chức bầu cử. Quan chức này cho rằng người đứng đầu Kiev lo ngại phải cạnh tranh với các ứng viên tiềm năng khác, bao gồm cựu tư lệnh quân đội Ukraine Valery Zaluzhny và cựu Tổng thống Pyotr Poroshenko.
Một cuộc khảo sát do cơ quan thăm dò dư luận Ukraine SOCIS thực hiện vào đầu tháng 3 cho thấy ông Zelensky sẽ chỉ giành được 23,7% phiếu bầu chọn trong vòng đầu tiên và không quá 32,5% trong vòng thứ hai nếu đối đầu với ông Zaluzhny. Mọi thông số dữ liệu đều chứng minh Tổng thống Ukraine đương nhiệm sẽ khó có thể chiến thắng trước cựu tư lệnh quân đội nước này.
“Ukraine có điều luật cho phép hoãn tổ chức bầu cử quốc hội trong giai đoạn chiến sự, nhưng không có điều khoản nào như vậy đối với vị trí tổng thống. Do đó, ông Zelensky cũng buộc phải tổ chức bầu cử cho dù hiện đất nước đang xảy ra chiến sự” - cựu nghị sĩ Ukraine Spiridon Klinkaryov nói với hãng tin Regnum hồi đầu năm nay.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt vấn đề về tính chính danh của ông Zelensky là điều mà hệ thống chính trị và pháp lý của Ukraine, trước hết là Tòa án Hiến pháp, phải giải quyết.
“Đối với chúng tôi, điều này là quan trọng vì nếu phải ký kết bất kỳ văn bản nào liên quan đến xung đột, chúng tôi sẽ chỉ ký với các cá nhân và tổ chức hợp pháp” – ông giải thích.
Nguồn: Kinhtedothi
Nguồn: Kinhtedothi
Ông ta còn ham quyền lực ở đất nước do chính ông ta tự tay hủy hoại thì nguyên nhân chính chắc chỉ có là vì ham tiền mà thôi. Giờ ở vị trí đó chắc ông ta hốt bạc được bao nhiêu tiền từ chính phủ cũng như các khoản viện trợ quân sự của phương Tây rồi. Giờ nghỉ có khi vẫn dư dả sống cả đời
Trả lờiXóaNhìn thấy những số liệu khảo sát cho thấy người dân UK ủng hộ ông cựu tổng thống này là rất ít, nên ông Ze đã mượn lý do đang thiết quân luật để đánh nhau để kéo dài thời gian cầm quyền của bản thân, như vậy ông ta có thể tại nhiệm trên danh nghĩa, nhưng theo hiến pháp thì không phải.
Trả lờiXóa