Lâm Trực@
Ngày 7/5/2024, Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã diễn ra tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sỹ. Phiên đối thoại thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với hơn 130 nước tham gia, đánh dấu những bước tiến tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Với quan điểm lấy con người làm trung tâm, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Kể từ lần rà soát UPR chu kỳ III vào năm 2019, Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều tiến bộ thực tế. Các quyền y tế, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, internet, bình đẳng giới đều được cải thiện rõ rệt. Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Ghi nhận và đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế
Phiên đối thoại UPR lần này là minh chứng cho sự quan tâm và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Hơn 130 nước tham gia đối thoại, ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị UPR đã được chấp thuận.
Nhiều quốc gia bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, thúc đẩy giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền của nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế xanh, bao trùm, phát triển của internet và mạng xã hội, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin của người dân, quyền của người lao động, vai trò của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do học thuật.
Hướng tới tương lai
Đoàn Việt Nam khẳng định những ưu tiên của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời gian tới, bao gồm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, thúc đẩy đối thoại tích cực và hợp tác về quyền con người, tăng cường giáo dục về quyền con người. Việt Nam cũng cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Liên hợp quốc và các nước trên thế giới để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người.
Việt Nam cũng đã nghi nhận và tiếp thu các khuyến nghị của các quốc gia và cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo đảm và thúc đẩy quyền con người cho tất cả mọi người.
Việt Nam cũng đã nghi nhận và tiếp thu các khuyến nghị của các quốc gia và cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo đảm và thúc đẩy quyền con người cho tất cả mọi người.
Phiên đối thoại UPR chu kỳ IV là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam. Những ghi nhận và đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế là động lực để Việt Nam tiếp tục nỗ lực và hoàn thiện hơn nữa trong lĩnh vực này, hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được thụ hưởng các quyền con người cơ bản.
P/s: Bài viết của Tre Làng.
P/s: Bài viết của Tre Làng.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tầm quan trọng của cơ chế UPR, cho rằng việc triển khai các khuyến nghị UPR qua các chu kỳ bổ trợ cho những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của Việt Nam.
Trả lờiXóa