Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược cấm kinh doanh thuốc trên các nền tảng mạng xã hội, nhưng cho phép kinh doanh qua sàn thương mại điện tử.
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn thuốc
Chiều 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thừa ủy quyền của Thủ tướng trình Quốc hội tờ trình về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Theo đó, dự luật sửa đổi, bổ sung một số quy định về đăng ký, lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Cụ thể, đơn giản hóa hồ sơ gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Giảm thời gian giải quyết hồ sơ thay đổi, bổ sung, chỉ cần công bố từ 3 tháng xuống còn 15 ngày làm việc.
Bổ sung quy định cho phép cơ sở được tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc sau khi hết hiệu lực và đã nộp hồ sơ gia hạn theo quy định đến khi được gia hạn hoặc có văn bản của Bộ Y tế.
Cho phép thay thế giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm (CPP) bằng giấy tờ chứng minh thuốc được cấp phép trong trường hợp đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Miễn nộp hồ sơ lâm sàng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với thuốc mới (trừ vắc xin) sản xuất trong nước có chỉ định sử dụng phòng, điều trị bệnh nhóm A đã công bố dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Cùng với đó, dự thảo cũng quy định về thời hạn cấp giấy đăng ký lưu hành. Theo đó, không quá 9 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với thuốc mới, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự, vắc xin có báo cáo kết quả thẩm định của cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA).
Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế thẩm định hồ sơ hành chính để cấp giấy đăng ký lưu hành trên cơ sở thừa nhận kết quả cấp phép của cơ quan quản lý dược chặt chẽ đối với thuốc mới có chỉ định sử dụng phòng, điều trị bệnh nhóm A đã công bố dịch.
Không tiếp tục gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng không lưu hành trên thị trường trong thời hạn hiệu lực 5 năm kể từ ngày được cấp, trừ thuốc hiếm, thuốc điều trị các bệnh hiếm gặp hoặc thuốc có không quá 3 giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được bán trên sàn thương mại điện tử
Dự luật bổ sung quy định kinh doanh các thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ sở kinh doanh dược được đăng tải các thông tin của thuốc phù hợp với quy định về thông tin thuốc và quảng cáo thuốc trên phương tiện kinh doanh thương mại điện tử.
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp, trung thực của các hồ sơ, tài liệu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
Dự luật đề xuất không được kinh doanh dược trên mạng xã hội và các hình thức kinh doanh điện tử khác.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Xã hội nêu việc luật hóa quy định kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết, nhằm điều chỉnh vấn đề đã phát sinh trong thực tiễn và còn khoảng trống pháp lý.
Tuy nhiên, cần quy định cụ thể các loại thuốc, nhất là các thuốc được phép bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử, các phương tiện kinh doanh thương mại điện tử, đối tượng được tham gia mua, bán, cách thức tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.
Ủy ban Xã hội đề nghị quy định rõ trách nhiệm của người phụ trách chuyên môn với việc bán thuốc trên môi trường điện tử, trách nhiệm các bên liên quan khi xảy ra sự cố.
Điều kiện để cho phép tổ chức sàn giao dịch điện tử với dược phẩm để tạo sự công bằng với các cơ sở kinh doanh dược truyền thống.
Nguồn: Báo Giao thông
Nguồn: Báo Giao thông
Quảng cáo thuốc này thuốc kia trên các mạng xã hội nhiều quá, nhà tôi chuyên 3 đời chữa cái này cái kia, rồi những quảng cáo ghép mặt chuyên gia bằng deepfake rồi dùng giọng google các thứ, cứ gọi là nhan nhản như ruồi. Nhìn vào là biết đa số toàn lừa đảo, nhưng chẳng hiểu sao vẫn cấp phép cho chạy quảng cáo như vậy
Trả lờiXóađó là những đối tượng chuyên lợi dụng việc bán hàng qua mạng để lừa gạt mọi người, trục lợi bản thân với thuốc đểu, thuốc giả, mà không có cam kết gì hết, còn nếu có cam kết đầy đủ về chất lượng sản phẩm của mình thì ai nói gì đâu
XóaLạ một chỗ mấy video, quảng cáo bán thuốc đấy lại toàn để những nhân vật là các ông cụ già, bà cụ già đã có tuổi, giới thiệu các sản phẩm thuốc làm từ các loại lá cây trên rừng trên núi, nói chung là không rõ nguồn gốc. Nguy hiểm thực sự
XóaViệc bán thuốc trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ như quảng cáo sai sự thật, bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc cấm bán thuốc trên mạng xã hội sẽ giúp hạn chế những nguy cơ này, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là những người không có hiểu biết về ngành y
Trả lờiXóaquy định này có lẽ cần phải xem xét và cân nhắc trong thời gian dài nữa, vì không phải loại thuốc nào cũng có thể ra ngoài hiệu thuốc mua, mà không phải ai cũng có điều kiện để đi ra ngoài hiệu thuốc mua được những loại thuốc đó, mua bán trên mạng nhưng đảm bảo chất lượng của thuốc là được
Xóanếu là trang thương mại điện tử hoặc của nhà thuốc uy tín thì bán thuốc có chất lượng và nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng, vì sao lại cấm người ta buôn bán chân chính vậy được, thế cũng là ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế rồi
XóaMỗi thuốc thôi là chưa đủ, phải xem xét áp dụng các quy định này với cả thực phẩm chức năng nữa. Những sản phẩm được cho là thần dược, tác dụng thần kì do mấy công ty xí quách nào tìm ra trong khi các bác sĩ hàng đầu lại bó tay, marketing thì tâng bốc lên tận mây, 90% đều là lừa đảo nhưng lách dưới cái nhãn "sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"
Trả lờiXóaĐúng vậy. Hình thức bán thuốc, thực phẩm chức năng trên các nền tảng mạng xã hội và livestream ngày nay khá phổ biến. Thậm chí, có công ty dược phẩm tổ chức phiên livestream bán hàng trên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem, bán được hàng ngàn sản phẩm. Mà người xem làm gì xác nhận được nguồn gốc xuất xử của các sản phẩm này ở đâu. Nếu là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì sẽ gây hậu quả khó lường
Xóamặc dù là có nhiều người, cơ sở dám làm thuốc giả, mượn những hình ảnh của người nổi tiếng để buôn bán trên mạng, từ đó có được nguồn lợi từ các loại thuốc này, mà người hứng chịu hậu quả là người dân, họ không tìm hiểu kĩ về nguồn gốc xuất xứ nên mới như vậy, nếu họ tin tưởng vào những chỗ bán thuốc uy tín thì làm sao xảy ra sự việc như vậy
Trả lờiXóaTrước sự phát triển của các sàn TMĐT và thói quen mua sắm online thì việc bán thuốc không thể đứng ngoài xu thế này. Đề nghị chỉ áp dụng với thuốc không kê đơn, thuốc không thuộc trường hợp hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của thầy thuốc. Bởi thuốc là mặt hàng đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của người dân
Trả lờiXóaĐể quản lý việc bán thuốc trên mạng, cơ quan chức năng cần liên thông kết nối các hệ thống từ người kê đơn đến người bán thuốc; đồng thời có chế tài phạt nặng người bán thuốc trong danh mục kê đơn mà không có đơn thuốc của bác sĩ qua hệ thống phần mềm.
Trả lờiXóaTôi thấy việc buôn bán, phân phối thuốc đến tay người dùng, bệnh nhân ở Việt Nam vẫn còn rất lỏng lẻo, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Chính vì thế các cơ quan ban ngành đề xuất phương án này cho thấy sự quan tâm giải quyết của họ đối với vấn đề này, rất đáng hoan nghênh
XóaỞ nước ngoài thì thuốc phải kê theo đơn của bác sĩ, rồi ra nhà thuốc họ mới bán cho, chứ bây giờ bán tràn lan trên mạng thì chẳng khác gì coi thường sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh, lâu ngày sẽ trở thành vấn nạn đe dọa toàn xã hội
Trả lờiXóa