Chia sẻ

Tre Làng

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á

Ông Nguyễn Đức Tâm - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dù trong khó khăn nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I đạt 5,66% so với cùng kỳ, cao hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ là 5,6%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất ASEAN. Trong khi, tốc độ tăng trưởng của Indonesia là 5,11%, Malaysia tăng 4,2%, Singapore tăng 2,7%, Thái Lan tăng 1,5%.

Các chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư, doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… tích cực hơn qua từng tháng.

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI. Số vốn FDI thực hiện 5 tháng đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ; vốn FDI đăng ký mới đạt hơn 7,9 tỷ USD, tăng 50,8%. Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu tiếp tục đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, với xu hướng này tốc độ tăng trưởng quý II và 6 tháng được kỳ vọng tiếp tục tích cực, dự báo có thể đạt mức cao theo kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01 lần lượt là 6,2% và 6%.

Hiện nay, Việt Nam tiếp tục tập trung nguồn lực để ưu tiên đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án đường cao tốc, trọng điểm, liên vùng, hạ tầng năng lượng. Ví dụ như vượt thu ngân sách trung ương năm 2023 cho chi đầu tư phát triển khoảng 27.000 tỷ đồng, Chính phủ đã dành khoảng 20.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, liên vùng.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu để phát hành thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia.

Đến nay, cả nước có khoảng 2.000 km đường cao tốc đi vào hoạt động; mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc là có thể đạt được.

Công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đạt nhiều kết quả rõ nét. Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sớm hơn 5 tháng so với thời điểm có hiệu lực của Luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công; rà soát tổng thể vướng mắc trong các quy định pháp luật, nhất là về phân cấp, phân quyền để trình Quốc hội xem xét, tháo gỡ.

Bên cạnh đó, "việc thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù cho một số địa phương và các dự án giao thông đường bộ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai tại một số địa phương được kỳ vọng là bước đột phá về thể chế, khơi thông các điểm nghẽn về nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng năm 2024 và các năm tiếp theo", ông Tâm cho biết.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành toàn bộ 6/6 quy hoạch vùng; tổ chức các hội nghị điều phối vùng, hội nghị của các địa phương để công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư. Đây là cơ hội để sắp xếp lại không gian phát triển của cả nước, tạo động lực tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn.

9 nhận xét:

  1. Đúng là một tin tức đáng mừng đối với nền kinh tế Việt Nam. Có được thành tích đáng nể này đúng là rất đáng tự hào, không chỉ là niềm vinh dự của Việt Nam trong cộng đồng các nước Đông Nam Á mà còn ở phạm vi lớn hơn nữa. Đây quả thực là thành quả của sự đồng lòng của cả bộ máy chính trị, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đó là một tin vui đối với Đảng và Nhà nước ta, sau bao nhiêu năm vực dậy và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, nước ta đã từng bước phát triển vượt bậc, vươn tầm khu vực và quốc tế, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế nhất nhì trong khu vực

      Xóa
  2. Điều này chứng tỏ rằng các quốc gia trên thế giới đang rất quan tâm tới Việt Nam và coi Việt Nam như một đối tác, một "địa chỉ" đầu tư an toàn và tiềm năng, có thế họ mới đổ nhiều vốn đầu tư về nước ta như thế. Chứng tỏ vị thế của nước ta đang ngày càng được nâng cao và công nhận bởi bạn bè quốc tế. Vô cùng tự hào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 1/11 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines)

      Xóa
  3. Hi vọng trong tương lai Việt Nam vẫn có thể giữ được triển vọng phát triển như thế này, thậm chí là còn tốt hơn nữa. Điều này đòi hỏi các lãnh đạo, các nhà quản lý cần có những chính sách, đường hướng phát triển phù hợp và đúng đắn để đưa Việt Nam phát triển đúng hướng và mạnh mẽ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn chính trị, tình trạng lạm phát cao dai dẳng, chính sách tiền tệ thắt chặt và thị trường tài chính bấp bênh, Tổ chức Thương mại thế giới dự báo thương mại toàn cầu năm 2023 tăng 1,7%, thấp hơn 1 điểm phần trăm so với năm trước

      Xóa
  4. Nhìn cách các lãnh đạo trung ương nỗ lực trong công tác, chỉ riêng câu chỉ bàn làm không bàn lùi của Thủ tướng đã cho thấy sự quyết tâm cao độ đến mức độ nào rồi, thế nên kinh tế nó tăng trưởng vượt bậc là đúng thôi, cái gì cũng có nguyên nhân kết quả của nó, Sing giờ cũng chỉ xếp sau Việt Nam về tốc độ tăng trưởng thôi

    Trả lờiXóa
  5. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho Việt Nam khi nền kinh tế nước ta luôn đứng trong danh sách các nước có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, cũng như đang từng bước vươn lên theo kịp các nước khác trong khu vực và trên thế giới, chứng minh cho sự ưu việt của chế độ Chủ nghĩa xã hội cũng như chế độ xã hội chủ nghĩa không thua kém gì tư bản cả

    Trả lờiXóa
  6. Đây là cơ hội để Việt Nam phát huy thế mạnh, nguồn lực của mình để vươn lên nữa. Một lần nữa khẳng định vị thế và uy tín của mình trên trường quốc tế, không chỉ ở lĩnh vực chính trị, đối ngoại mà còn ở lĩnh vực kinh tế. Điều này càng đòi hỏi sự nỗ lực và lãnh đạo tài tình của các nhà quản lý nhằm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, phù hợp mục tiêu đã đề ra

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog