Lâm Trực@
Hà Nội, 2//6/2024 - Chó thả rông đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Hà Nội, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho cộng đồng mà còn làm gia tăng nguy cơ lây lan bệnh dại, một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chó thả rông ở công viên tại Hà Nội. Ảnh báo Lao Động
Theo Công văn số 1692/UBND-KGVX và văn bản số 563/UBND-KGVX, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện xử lý triệt để tình trạng chó thả rông để phòng chống dịch bệnh. Các biện pháp được đưa ra bao gồm tăng cường tiêm phòng dại, giám sát y tế và thành lập các đội bắt chó thả rông.
Nguy hiểm của tình trạng chó thả rông
Chó thả rông gây ra nhiều mối đe dọa đối với cộng đồng. Trước hết, chúng có thể gây ra tai nạn giao thông, đặc biệt là vào ban đêm khi tầm nhìn bị hạn chế. Đã có rất nhiều vụ xe máy đâm phải chó thả rông chạy qua đường, gây nên các vụ tai nạn thương tâm và sau đó không có ai phải chịu trách nhiệm, còn nạn nhân phải chịu thương tật một mình.
Chúng ta cũng có thể thấy có rất nhiều trường hợp chó thả rông tấn công người, đặc biệt là trẻ em và người già. Các vết cắn từ chó không chỉ gây đau đớn mà còn có nguy cơ nhiễm trùng và lây lan bệnh dại. Nhiều vụ nghiêm trọng tới mức khuôn mặt và hình thể bị biến dạng, cơ thể bị cắn hoặc cào cấu để lại những vết rách nguy hiểm.
Nhưng thứ nguy hiểm hơn đó là nguy cơ chó thả rông truyền bệnh sang người, dù chỉ là một vết cắn gây trầy xước da bên ngoài.
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây tử vong gần như 100% khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Nói cách khác, khi đã phát bệnh thì không thể cứu chữa. Việc chó không được tiêm phòng dại và thả rông làm tăng nguy cơ lây lan bệnh này trong cộng đồng. Tại các khu vực đô thị đông dân cư, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng.
Ngoài ra, tình trạng chó thả rông cũng gây mất mỹ quan đô thi do phóng uế bừa bãi, đi lang thang trong bộ dạng bẩn thỉu, không được chăm sóc hay nuôi dạy đúng cách và gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người phải tránh xa, đặc biệt là trẻ em, người già và các du khách.
Người dân bất bình
Dù chưa có số liệu thống kê chính thức từ các cuộc điều tra xã hội học, nhưng những trải nghiệm qua những vụ việc chó thả rông cắn người, hay làm mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường cho thấy, đại đa số người dân Hà Nội bày tỏ sự bất bình trước tình trạng chó thả rông.
Nhiều người lo ngại cho sự an toàn của con em mình khi chơi đùa trên đường phố hoặc công viên. Sự bất an này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người dân. Họ yêu cầu chính quyền có biện pháp mạnh mẽ hơn để kiểm soát tình trạng này, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an toàn công cộng.
Những người khác thì yêu cầu chính quyền cần có biện pháp mạnh tay, nghiêm túc để chấm dứt tình trạng này, trả lại sự yên bình, văn minh cho cộng đồng.
Công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024
Trong năm 2024, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có bệnh dại. UBND TP đã yêu cầu các cơ quan liên quan mở rộng và tăng cường các điểm tiêm phòng dại, đặc biệt tại các khu vực khó khăn. Đồng thời, các đội bắt chó thả rông được thành lập và hoạt động tích cực, đặc biệt tại các khu vực đô thị.
Việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống y tế dự phòng, giám sát và điều trị bệnh dại cũng được đẩy mạnh. Các cơ sở y tế được yêu cầu đảm bảo đủ vaccine và huyết thanh kháng dại để phục vụ nhu cầu của người dân. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về nuôi chó, tiêm phòng vaccine cũng được thực hiện chặt chẽ.
Khuyến cáo cho người dân
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bản thân, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Tiêm phòng cho chó nuôi: Theo đó, yêu cầu các gia đình phải có nghĩa vụ đảm bảo chó nuôi được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, đặc biệt là vaccine phòng dại.
- Không thả rông chó: Yêu cầu người dân nuôi nhốt chó trong khuôn viên gia đình, không để chó chạy rông ngoài đường phố.
- Khai báo và quản lý chó nuôi: Thành phố yêu cầu người dân thực hiện khai báo số lượng chó nuôi và tuân thủ quy định về quản lý chó mèo theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
- Xử lý khi bị chó cắn: Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn rất cụ thể, khi bị chó cắn, cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người và chia sẻ thông tin với cộng đồng để cùng nâng cao ý thức.
Những biện pháp và khuyến cáo này không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dại mà còn góp phần tạo nên một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho tất cả mọi người. Và thay cho lời kết, công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.
mùa hè nắng nóng như này là thời gian cao điểm của các loại virus ở chó mèo phát triển và lây lan nhanh chóng, từ đó bất cứ chó mèo nào cũng có thể nhiễm và phát bệnh, chủ nhân phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho vật nuôi của mình và bảo đảm cho sức khoẻ của cộng đồng
Trả lờiXóanói chung là đã nuôi chó mèo, thú cưng thì nên cho đi tiêm phòng vắc xin cho an toàn, chứ không thể coi thường công đoạn này được, ra đường nếu thấy con chó nào mà chưa đeo giọ mõm thì phải có hình thức xử phạt người chủ nuôi, đó là một bài học để họ rút kinh nghiệm
Trả lờiXóaBiết là bây giờ mọi người rất chuộng thú cưng như chó, mèo.. nhưng khi đã nuôi thì nên cho thú cưng của mình đi tiêm phòng vắc xin phòng dại để tạo an toàn cho chính bản thân mình, gia đình cũng như cả những người xung quanh. Tôi có biết nhiều trường hợp do chó mèo cắn, chủ quan kh tiêm vắc xin nên đã tử vong, thật sự rất thương tâm
Trả lờiXóaDộng vật mà thả rông không có người trông coi thì nên xử lý, làm quyết liệt thì sẽ bảo vệ được người dân chứ mùa hè ra đường mà nhìn mấy con cún lè lưỡi chạy long nhong người lớn còn sợ huống gì đưa theo trẻ nhỏ
Trả lờiXóa